K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2020

Câu 3 :

Các bộ phận của hoa là :đài , tràng , nhị , nhuỵ. 

Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ

Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

Nhị và nhuỵ là bộ phận quan trọng nhất của hoa vì chúng là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Câu 4 :

- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.

VD: hoa bưởi, hoa cải,...

- Hoa đơn tính: hoa có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.

VD: hoa mướp, hoa bí,..

Câu 5 :

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:

* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...

Câu 6 :

2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước.
- Cốc A: nước có pha mực đỏ.
- Cốc B: nước trong
- Để ra chỗ thoáng gió.

Kết quả:

-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.

-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.
Câu 7 :

 

Chuẩn bị: Cây xanh con, chậu cây, đất tơi xốp, nước và phân bón.

Tiến hành thí nghiệm:

Đầu tiên đo chiều dài thân cây xanh con là bao nhiêu cm rồi ghi vào một quyển tập , sau đó trồng cây xanh con và chậu cây đã bỏ đất tơi xốp vào, đặt cây ở nhiệt độ ánh sáng thích hợp, hằng ngày chăm bón và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ( 1 tuần lễ chẳng hạn), đo lại chiều dài của cây.

Kết quả thí nghiệm:

Chiều dài thân cây đã dài hơn so với khi mới trồng. Chứng tỏ có sự dài ra của thân cây sau một thời gian chăm bón tốt.

Ghi kết quả báo cáo trình bày lên thầy cô.

Câu 8 :

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nước lạnh qua đêm từ 6 - 8 tiếng

Bước 2: Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, dùng khăn phủ lên, lấy 1 chiếc đĩa đặt lên trên sau đó cho cả rổ vào trong nồi hoặc chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày sáng, tối nhúng cả rổ vào chậu nước khoảng 5 phút rồi vớt ra để hết nước và lại cho vào chỗ tối.

Bước 3: Thu hoạch giá đỗ sau 2 - 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.

Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.

Bài 9:Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. Xếp các từ trên vào 2 loại :- Danh từ:...
Đọc tiếp

Bài 9:Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.

  1.  Xếp các từ trên vào 2 loại :

- Danh từ: …………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

 

- Không phải DT………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………..

 

    1.  Xếp các DT tìm được vào các nhóm

- DT chỉ người: ………………………………………………………………………….

- DT chỉ vật: ……………………………………………………………………………..

- DT chỉ hiện tượng:………………………………………………………………………

- DT chỉ khái niệm: ……………………………………………………………………….

- DT chỉ đơn vị:…………………………………………………………………………..

Bài 10: Xác định danh từ, tính từ, động từ của những từ được gạch chân dưới đây :

  • Anh ấy đang suy nghĩ.

 

  • Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

 

  • Anh ấy sẽ kết luận sau.

 

  • Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

 

  • Anh ấy ước mơ nhiều điều.

 

  • Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

 

Bài 11: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các thành ngữ :

  • Đi ngược về xuôi.

 

  • Nhìn xa trông rộng.

 

  • Nước chảy bèo trôi.

5
18 tháng 4 2020

Bài 9:

​1. Xếp các từ trên vào 2 loại :

- Danh từ: bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, truyền thống, hi vọng, hòa bình, mơ ước.

- Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.

    1.  Xếp các DT tìm được vào các nhóm 

- DT chỉ người: bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ.

- DT chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế.

- DT chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa.

- DT chỉ khái niệm: văn học, hòa bình, truyền thống, hi vọng.

- DT chỉ đơn vị: cái, xã, huyện, chiếc.

Bài 10: Xác định danh từ, tính từ, động từ của những từ được gạch chân dưới đây :

  • Anh ấy đang suy nghĩ.

                                   ĐT

  • Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

                       DT

  • Anh ấy sẽ kết luận sau.

                              ĐT

  • Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

                         DT

  • Anh ấy ước mơ nhiều điều.

                         ĐT

  • Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

                        DT

Bài 11: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các thành ngữ :

  • DT: nước, bèo
  • ĐT: đi, về, nhìn, trông, chảy, trôi
  • TT: ngược, xuôi, xa, rộng

Chúc bạn hok tốt !

10 tháng 10 2021

dài thế

Bài 6: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm : Từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp ; Từ láy Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.Từ ghép phân loại: …………………………………………………………………………………………..Từ ghép tổng hợp:...
Đọc tiếp

Bài 6: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm : Từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp ; Từ láy 

Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.

Từ ghép phân loại: …………………………………………………………………………………………..

Từ ghép tổng hợp: ……………………………………………………………………………………………

 

Từ láy:…………………………………………………………………………………….

 

Bài 7:Cho những kết hợp sau :

Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.

Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp:………………………………………………………………

 

- Từ ghép có nghĩa phân loại:………………………………………………………………

 

- Từ láy:…………………………………………………………………………………….

 

- Kết hợp 2 từ đơn:………………………………………………………………………….

 

Bài 8: Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm

được.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

1
8 tháng 5 2023

ljhgbzdfhzfhdsdRQSDRSJHNRGfffffvcsdgbagbdrg

Bài 3 : Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau :Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.    Bài 4 :Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những...
Đọc tiếp

Bài 3 : Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau :

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

 

   Bài 4 :Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu coa gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá...

Bài 5: Gạch chân các từ phức trong các câu văn sau:

  1. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.

  2. Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.

  3. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

2
2 tháng 4 2020

Bốn / cái / cánh / mỏng / như / giấy bóng ,/ cái / đầu / tròn / và / 2 / con / mắt / long lanh / như / thuỷ tinh / ...Bốn / cánh / chú / khẽ / rung rung / như / còn / đang / phân vân.

2 tháng 4 2020

Bốn /  cái / cánh / mỏng / như / giấy bóng,/cái / đầu / tròn / và / 2 / con mắt / long lanh / như / thủy tinh /...Bốn / cánh / chú / khẽ / rung rung / như / đang / còn / phân vân .

Nhớ k cho mình nha !

2 tháng 4 2020

đoàn giỏi nha

2 tháng 4 2020

đoàn giỏi nha

2 tháng 4 2020

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:

"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

#tham khảo#

chúc bạn học tốt