tả về một mùa lễ hội quê em ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Trên bãi tập,tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa
b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa
c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng
d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến
e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn
f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc
g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất
h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai đuôi
i. Mưa Đã Tạnh mà đường xa vẫn lầy lội
j. Hôm nay, tổ bạn trực hay ai tổ tớ trực?
đáp án đây bn
hoa gì đơm lửa rực hồng
lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng.
là hoa gạo
good learn nhé
Tham khảo nha bn
vndoc.com/ta-quang-canh-san-truong-em-vao-mua-he/download
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày tạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.
Tả lại cảnh sân trường mùa hè về mẫu 2
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
#Học tốt#
Thư gửi những người lớn!
Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.
Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.
Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"
Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.
Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.
Thư gửi những người lớn!
Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.
Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.
Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"
Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.
Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.
#Học tốt#
thật thà: trung thực
nhanh nhẹn: hoạt bát
link mk nha!
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mới
Chạy tung tăng vui pháo hoa.”
Khắp nơi nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã rộn ràng vang khúc nhạc đón xuân. Người dân thủ đô năm nay tưng bừng tham gia lễ hội đua thuyền rồng ở Hồ Tây rộng lớn.
Hội đua thuyền diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là hoạt động bổ ích được tổ chức tạo không khi vui tươi, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ngay từ sáng sớm, hai mươi bảy đội đua từ các quận huyện của thủ đô đã có mặt để chuẩn bị bước vào cuộc đua. Dường như đêm qua trời mưa phùn nên sáng nay mây mù giăng kín vạn vật. Cách nhau chừng đôi ba chục mét là mọi người đã không thể nhìn thấy nhau, chỉ thấy một màn sương mờ mờ ảo ảo. Nhưng màn sương ấy chẳng cản bước được các đội đua. Một lúc sau, người xem kéo đến càng lúc càng đông. Sương cũng tan dần, bầu trời cũng sáng hơn. Phần lễ bắt đầu bằng những tiết mục ca múa hát chào xuân tưng bừng, rộn rã. Ban tổ chức lần lượt giới thiệu lễ hội và đánh tiếng trống mừng năm mới.
Hồi trống vang lừng kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mỗi đội khoảng hai chục người mặc đồng phục theo màu sắc bước lên thuyền. Chiếc thuyền được sơn các màu sắc đan xen sặc sỡ, mũi thuyền là đầu rồng và đuôi rồng. Khi tiếng trống vang lên để báo hiệu trận đua bắt đầu, các đội bắt đầu chèo thuyền. Chiếc cờ bảy sắc ở đuôi rồng bắt đầu bay phấp phới. Nhìn từ xa, các chiếc thuyền chẳng khác nào những chú rồng đang đua nhau bay lượn. Các đội đưa mái chèo quẫy làn nước. Mặt nước Hồ Tây tóe nước trắng xóa. Lúc này, ông mặt trời chẳng rõ thức dậy từ bao giờ, vén màn sương trắng ban nãy khỏi thế gian. Nắng xuống, bầu không khí hội đua càng thêm tưng bừng. Ven bờ, người dân và du khách hò reo cổ vũ không ngừng. Trên mặt sông lúc bấy giờ có hai đội đang dẫn đầu: đội xanh Đan Phượng và đội đỏ Tây Hồ. Nhanh như chớp, đội đỏ đã bơi sải tới gần đích. Chừng một phút sau, con rồng đỏ vàng đã chạm dải băng-rôn giữa lòng hồ. Ban giam khảo tít còi và hô lớn vào loa phát thanh tên đội về nhất. Các chú rồng khác cũng lần lượt đua nhau bay về gần bờ. Ai nấy đều mừng vui, phấn khởi.
Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một lễ hội nhộn nhịp và vui tươi như vậy. Một mùa xuân nữa lại sắp về, tôi tin chắc ai ai cũng đang nô nức chờ lễ hội đua thuyền rồng năm nay.
Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.
Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.
Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.
Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.
Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.
Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!
Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.