K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nom rõ.Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu và lần nào tôi cũng thì thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong. Rồi sau đó cứ đứng...
Đọc tiếp

"Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nom rõ.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu và lần nào tôi cũng thì thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong. Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

Câu 1: tìm một câu ghép trong đoạn trích trên và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giứa các vế của câu ghép mà em vừa xác định 
Câu 2: Theo em tại sao mỗi lần " từ những chốn xa xôi trở về làng ku ku rêu" , nhân vật "tôi" lại "Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong"?

1
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Câu 1: Dù chúng có...lúc nào cũng nom rõ." - Quan hệ tương phản.

Câu 2: Vì hai cây phong gắn liền với tuổi ấu thơ của tác giả, là biểu tượng của ngôi làng, có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tác giả.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

1. Tự sự, miêu tả.

2. Cầu khiến.

3. Nhân hoá.

=> Khiến cho hình ảnh hạt lúa trở nên chân thực, sinh động, gần gũi với con người hơn, dường như nó cũng có một đời sống riêng, biết suy nghĩ và hành động như con người.

4. Những người lười biếng, ích kỉ.

5. Cần biết cống hiến, hi sinh để tạo ra những điều tốt đẹp, tích cực.

6. Viết đoạn văn nghị luận về sự cống hiến và hi sinh.

“Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy  đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó,  tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng  chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu  cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng...
Đọc tiếp

Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy  đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó,  tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng  chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu  cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư  ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó  không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

   1-Nêu nghệ thuật của đoạn văn.
2
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật một cách rất tài tình, chân thực qua việc để Lão Hạc nói những lời giãi bày với ông giáo nhưng thực chất là những lời độc thoại, tự nói với chính mình, trách móc mình, thể hiện nỗi đau đớn và ân hận sâu sắc khi đã phải bán cậu Vàng đi.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Tác giả đã miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng tài tình và xúc động qua việc để lão Hạc giãy bày với ông giáo, nhưng thực chất là đang độc thoại với chính mình, để thể hiện nỗi đau đớn cùng cục, nỗi xót xa ân hận vô bờ khi đã phải bán đi người bạn thân thiết - cậu Vàng.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022
Ai về Bà Điểm, Hóc Môn,
Hỏi thăm người ấy có còn hay không.
Để tôi kiếm sợi chỉ hồng,
Chờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi taAi về Chợ Giữa, Xóm Dưa,
Ruộng nương giúp mẹ, nắng mưa chẳng màng.An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang.An Giang cảnh trí mỹ miều,
Ta thương, ta nhớ, ta liều ta đi.Ba Lai cầu gối đầu Rạch Miễu,
Anh thương anh hiểu,
Chứ em chưa hiểu song thân,
Mẹ biểu thì anh phải vâng,
Thôi về mai mối ngày gần anh qua.– Em đố anh sao trên trời mấy cái?
Nhái ngoài ruộng mấy con?
Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào?
Anh mà đối được, em nhào em vô.
– Sao trời trên sao Hôm, sao Mai hai cái,
Nhái ngoài ruộng nhái đực nhái cái hai con,
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ mười tàu,
Anh đã đối đặng em có nhào vô không?Gái Ba Lai chàng trai Song Phước,
Thuyền anh xuôi ngược chẳng biết vào được hay chăng.
Rằng đây là bến Cái Trăng,
Có cô con gái mời anh cứ vào.
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022
Ai về Bà Điểm, Hóc Môn,
Hỏi thăm người ấy có còn hay không.
Để tôi kiếm sợi chỉ hồng,
Chờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi taAi về Chợ Giữa, Xóm Dưa,
Ruộng nương giúp mẹ, nắng mưa chẳng màng.An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang.An Giang cảnh trí mỹ miều,
Ta thương, ta nhớ, ta liều ta đi.Ba Lai cầu gối đầu Rạch Miễu,
Anh thương anh hiểu,
Chứ em chưa hiểu song thân,
Mẹ biểu thì anh phải vâng,
Thôi về mai mối ngày gần anh qua.– Em đố anh sao trên trời mấy cái?
Nhái ngoài ruộng mấy con?
Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào?
Anh mà đối được, em nhào em vô.
– Sao trời trên sao Hôm, sao Mai hai cái,
Nhái ngoài ruộng nhái đực nhái cái hai con,
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ mười tàu,
Anh đã đối đặng em có nhào vô không?Gái Ba Lai chàng trai Song Phước,
Thuyền anh xuôi ngược chẳng biết vào được hay chăng.
Rằng đây là bến Cái Trăng,
Có cô con gái mời anh cứ vào.
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) (trước đây vú sữa được coi là thuộc bộ Thị: Ebenales). Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 - 15 mét. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.

Tại Việt Nam, cây vú sữa có 2 loại chính là vú sữa da xanh và vú sữa da tím than, tuy khác nhau về màu sắc nhưng vị ngọt, mùi thơm gần giống nhau.

26 tháng 11 2022

Tham khảo dàn ý:
 

I. Mở bài

Giới thiệu về tình yêu thương, ý nghĩa của nó trong cuộc sống con người

II. Thân bài

1. Giải thích

Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người.Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được.Một khi biết yêu thương ta cảm thấy mình trở nên xinh đẹp nhất. 

2. Biểu hiện

Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò

– Những cử chỉ, hành động nhỏ:

Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khănSự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè

– Các dẫn chứng của tình yêu thương như:

Trong văn học thì có tình yêu của Thị Nở với Chí Phèo, tình yêu thương của bà cụ tứ dành cho Thị trong Vợ Nhặt, tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.Trong thực tế: Sự giúp đỡ, ủng hộ đồng bào miền Trung chống lũ, tình yêu thương biết ơn những cống hiến của các y bác sỹ chống dịch Covid 19.

– Ý nghĩa của tình yêu thương:

Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩaKết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử tháchĐược mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.

3. Bàn luận

Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

4. Bài học về tình yêu thương

Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta.Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống.Cần biết trân trọng những gì mình đang có.

III. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống.Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh.Kêu gọi rèn luyện phẩm chất yêu thương.

 

CM
26 tháng 11 2022

Em tham khảo một số ví dụ về câu chuyện về lòng nhân ái mà người khác đã làm cho em:

- Bố mẹ tha lỗi cho em khi em mắc sai lầm (nói dối, bị điểm kém, lười biếng,..)

- Một người lạ đã đỡ em dậy khi em bị ngã xe ngoài đường.

- Một người lạ đã trả lại số tiền em đánh rơi ngoài đường.

- Bác hàng xóm đã chăm sóc em lúc em bị ốm khi bố mẹ em đi vắng.

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
26 tháng 11 2022

Trong truyện "Chiếc lá cuối cùng", người đọc vô cùng cảm động trước tình yêu thương mà Xiu dành cho Giôn-xi. Hai cô gái đều là những họa sĩ nghèo, sống chật vật, ở với nhau trong một căn phòng tầng áp mái của căn nhà trọ tồi tàn. Khi Giôn-xi bị bệnh nặng, cô bi quan và chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu đã hết lòng yêu thương, chăm sóc, động viên cho bạn (câu ghép). Chao ôi (thán từ), chẳng phải ruột thịt mà Xiu yêu thương Giôn-xi vô cùng! Tình bạn cao cả của Xiu dành cho Giôn-xi được thể hiện ở mọi hành động, lời nói và cả trong ý nghĩ lo lắng cho bạn. Đặc biệt, tác giả thể hiện tình cảm của nhân vật qua hình ảnh đôi bàn tay của Xiu, đôi bàn tay được miêu tả nhiều lần: Đôi bàn tay chán nản khi kéo tấm mành theo lệnh của Giôn-xi; “Đôi bàn tay mảnh dẻ run rẩy” khi biết tin Giôn-xi sắp khỏi bệnh,.. Qua tất cả những cử chỉ, hành động ấy một lần nữa ta có thể thấy được tình bạn thắm thiết, sâu nặng mà Xiu dành cho Giôn-xi.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn đuợc ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         

Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn đuợc ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi…

(Trích Một bữa no, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao tập I,  NXB Văn học 1993)

Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn trích trên và hãy cho biết tác dụng của trường từ vựng đó.

Câu 3. Cảm nhận của em về bà lão trong đoạn trích trên. (Trình bày 3-5 dòng)

 

                                        sos mọi người ơi

 

1
CM
25 tháng 11 2022

Câu 1. Ngôi kể: ngôi thứ ba.

Câu 2. Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: ăn, hờ, khóc, nằm,...

Tác dụng của trường từ vựng: diễn tả hoạt động của bà lão trong những ngày đói khổ

Câu 3.

  Bà lão trong đoạn trích trên hiện lên với tình cảnh vô cùng thê thảm. Bà đã trải qua những ngày đói khổ: ban đầu còn có bánh đúc để ăn, sau bà xin ăn, cuối cùng chẳng ai cho gì nữa, bà đành hờ con để quên đi cơn đói quay quắt của mình. Hình ảnh bà lão đã gợi bao xót xa, thương cảm nơi tấm lòng bạn đọc; đồng thời gợi những suy ngẫm đầy đắng cay về sự nghèo khổ, đói khát.