K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3

Hôm nay, mẹ tôi giao cho tôi một nhệm vụ. chả là bà tôi bị ốm trê núi được các Bác Sĩ chữa bệnh. Mẹ đã sai tôi mang nó đến cho bà ngoại bị ốm. Tôi rất vui vì có thể giúp đỡ được mẹ và lại được đi chơi thích thú. Hơn nữa mẹ còn dặn tôi rằng hãy đường lớn, chớ đi đường bé lại gặp phải ông sói quạo là xác định lên trời trước bà ngoại đấy hay là con đi cho ngoan, đừng có lang thang trong rừng lỡ vỡ bình, không có gì mang đến biếu bà. khi đi trên đường, tôi tấy con đường vòng (đường tắt) có rất nhều hoa thơm, cỏ lạ. tôi rất thích thú quên hết cả lời mẹ dặn, bỗng nhiên gặp ông sói =))

Bác sói nói:
- Chào cháu Khăn đỏ!
Tôi thíchthú đáp:
- Cháu xin chào bác!
- Cháu đi đâu sớm thế, cháu Khăn đỏ (bác sói nham hê nói với tôi)
- Cháu đến nhà bà nội.
- Cháu xách gì nặng thế nhỉ?
- Thưa bác, bánh và sữa ạ. Hôm qua, ở nhà mẹ cháu làm bánh, bà nội ốm cháu mang đến để bà ăn cho khỏe người.

Thế rồi tôi đi lại tung tăng đi hái hoa mà chẳng biết nguy hểm đang cập kề mình . Hái được một bông tôi lại nghĩ có lẽ vào thêm tí nữa sẽ có bông đẹp hơn. Cứ như vậy, tôi đã tiến sâu vào trong rừng lúc nào không hay.

+ Trong khi đó, sói lẻn thẳng tới nhà bà cụ và gõ cửa.
- Ai ở ngoài đó đấy?
- Cháu là Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu với! Cháu mang bánh và sữa lại cho bà đây. (;-;)

(cái kết thì ai cũng biết : bà lão bị làm bữa tối cho lão sói)

------------------------------------------

 

Lúc này, Tôi tung tăng hái hoa xong mới nhớ ra bà ngoại đang chờ, vội vã đến thăm bà.Nhưng lạ thay, cửa đã mở sẵn, khăn đỏ gọi nhưng không thấy tiếng trả lời. Lo lắng, khăn đỏ tiến tới gần giường và cất tiếng hỏi bà:

– Bà ơi! Bà ốm lâu chưa bà?

Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ… (giả ệnh ấy mà) 🤣🤣🤣

– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.

Tôi tiến đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;

– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế ? 🤣🤣🤣

Chó Sói vừa rên vừa đáp:

- Tai bà to để bà nghe cháu nói được rõ hơn.

- Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?

- Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.

Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:

- Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?

- Mồm bà to để bà ăn thịt cháu dễ hơn.

Tôi  sợ hãi hét một tiếng thật to nhưng không kịp làm gì. Thế rồi Sói vùng dậy, nuốt chửng luôn cả Khăn Đỏ vào bụng, ăn no nê, Sói nằm giữa nhà ngáy o..o..

Đúng lúc đó,đạo diễn phái bác thợ săn đi qua. Nghe thấy tiếng hét, bác nghĩ chắc chắn không phải là bà cụ ở nhà, bác đẩy cửa bước vào thì chỉ thấy con Sói đang nằm lăn ra ngủ. Bác thợ săn đoán, chắc nó đã ăn thịt bà rồi. Bác thợ săn liền lấy dao mổ bụng chó Sói và kịp thời cứu được 2 bà cháu Khăn Đỏ ra.

Từ đó trở đi, cô bé quàng khăn đỏ ngoan ngoãn không bao giờ quên lời mẹ dặn nữa.

10 tháng 3

bạn tham khảo trên mạng đi nó có ý

 

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng...
Đọc tiếp

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau. Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói: - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ. Đứa khác nói: - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất. Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn: - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không? Sơn ưỡn ngực đáp: - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia. Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi. Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. Câu 1: Xác định ngôi kể, điểm nhìn chủ yếu trong đoạn trích trên? Câu 2: Bối cảnh không gian và thời gian trong đoạn trích trên là gì? Câu 3: Tóm tắt sự kiện chính của văn bản. Câu 4: Việc miêu tả hoàn cảnh sống của những đứa trẻ trong đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhà văn? Câu 5: Nếu là Sơn, em sẽ làm gì khi chứng kiến Hiên " co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay". Câu 6: Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải nuôi dưỡng trái tim ấm áp.

1
9 tháng 3

Câu 1: Xác định ngôi kể, điểm nhìn chủ yếu trong đoạn trích trên?

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba
- Điểm nhìn chủ yếu: Điểm nhìn của nhân vật Sơn
Câu 2: Bối cảnh không gian và thời gian trong đoạn trích trên là gì?

- Thời gian: Một ngày không phải ngày phiên chợ
- Không gian:
+ Chợ quê
+ Dãy nhà lá của những người nghèo khổ
+ Cuối chợ
+ Con đường làng
Câu 3: Tóm tắt sự kiện chính của văn bản.

- Sơn rủ chị ra chợ chơi và gặp lũ trẻ ở cuối chợ.
- Sơn khoe áo mới với lũ trẻ và nhận ra hoàn cảnh khó khăn của chúng.
- Sơn và chị Lan phát hiện Hiên chỉ mặc manh áo rách tả tơi.
- Sơn đề nghị chị Lan đem áo bông cũ cho Hiên.
Câu 4: Việc miêu tả hoàn cảnh sống của những đứa trẻ trong đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhà văn?

- Thái độ:
+ Xót thương, đồng cảm với những đứa trẻ nghèo khổ.
+ Phê phán xã hội bất công khiến cho những đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 5: Nếu là Sơn, em sẽ làm gì khi chứng kiến Hiên " co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay".

Nếu là Sơn, em sẽ:
- Trao đổi với Hiên để hiểu rõ hoàn cảnh của bạn.
- Chia sẻ áo ấm hoặc những vật dụng cần thiết cho Hiên.
- Khuyến khích các bạn cùng giúp đỡ Hiên.
- Nhắc nhở các bạn không nên khoe khoang, kiêu kỳ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

9 tháng 3

Câu 6:
Từ nội dung đoạn trích "Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi", ta nhận thấy tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trái tim ấm áp. Trái tim ấm áp là trái tim biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

Sơn, một cậu bé nhà giàu, khi chứng kiến cảnh Hiên - một đứa trẻ hàng xóm - "co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay", đã không ngần ngại đề nghị chị Lan đem áo bông cũ cho Hiên. Hành động này xuất phát từ trái tim ấm áp, biết yêu thương và chia sẻ của Sơn.

Nuôi dưỡng trái tim ấm áp mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cho xã hội. Khi ta biết yêu thương, chia sẻ, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn. Đồng thời, những hành động tốt đẹp của ta sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, nhân ái, nơi con người biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Để nuôi dưỡng trái tim ấm áp, mỗi người cần rèn luyện cho mình lòng nhân ái, biết yêu thương con người. Chúng ta cần sống hòa đồng, chia sẻ với cộng đồng, tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, yêu đời cũng là cách để nuôi dưỡng trái tim ấm áp.

Nuôi dưỡng trái tim ấm áp là trách nhiệm của mỗi người, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Hãy để tình yêu thương lan tỏa, kết nối con người với nhau bằng sợi dây yêu thương, để cuộc sống này thêm ý nghĩa và hạnh phúc.

10 tháng 3

\(\dfrac{3}{4}+2-\dfrac{1}{3}\\ =\dfrac{9}{12}+\dfrac{24}{12}-\dfrac{4}{12}\\ =\dfrac{29}{12}\)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Tất cả những gì bạn cần, bạn đều đã có. Bạn có đôi chân để có thể xoay lại và đối mặt với nỗi sợ hãi. Bạn có đôi tay để vươn ra chào đón mọi người. Bạn có đôi vai để tự mình chống đỡ vào những lúc khó khăn. Bạn có đôi tai để lắng nghe lời khuyên của người khác. Bạn có đôi mắt để có thể nhìn thấy những việc cần phải được hoàn thành. Và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Tất cả những gì bạn cần, bạn đều đã có. Bạn có đôi chân để có thể xoay lại và đối mặt với nỗi sợ hãi. Bạn có đôi tay để vươn ra chào đón mọi người. Bạn có đôi vai để tự mình chống đỡ vào những lúc khó khăn. Bạn có đôi tai để lắng nghe lời khuyên của người khác. Bạn có đôi mắt để có thể nhìn thấy những việc cần phải được hoàn thành. Và bạn có nụ cười để bạn có thể xuất hiện trước gương và tự nhủ rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.”

( “Những điều bạn có” – Shelley Wake - trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Trong văn bản trên, cấu trúc “Bạn có…để… ” đã được tác giả lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của việc lặp lại cấu trúc đó.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn bàn về thông điệp em tâm đắc nhất từ gợi dẫn của văn bản trên

(Em chỉ cần thông điệp thôi ạ, còn đoạn văn em sẽ tự viết)

Em cảm ơn!

1
9 tháng 3

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là biểu cảm.

Câu 2: Cấu trúc "Bạn có…để…" được lặp lại nhiều lần trong văn bản có tác dụng:

- Nhấn mạnh vào những giá trị, tiềm năng sẵn có bên trong mỗi con người.
- Gợi ý những khả năng, hành động mà mỗi người có thể thực hiện để vượt qua khó khăn, đạt được thành công.
- Tạo sự liên kết giữa các phần, giúp cho văn bản mạch lạc, chặt chẽ.
- Tăng tính thuyết phục, khơi gợi niềm tin và hy vọng cho người đọc.
Câu 3: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ gợi dẫn của văn bản trên là: Mỗi người đều sở hữu những tiềm năng to lớn để vượt qua khó khăn và đạt được thành công.

Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm...
Đọc tiếp

Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương quyết giấu biệt rồi. Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước tết, ông vác cuốc ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá. Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở chướng, ông già thì trở… chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông… Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hông hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe (ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không nói “gởi hột…”). Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí. Một phần, tụi nhỏ thương ông già, cứ lụi hụi cho cực thân. Ba năm rồi, đất nhiễm mặn, tan hoang, trồng bông cũng không nước tưới. Ngày xưa còn bờ dừa còn liếp chuối, bông trên sân phối hợp với cảnh chung quanh, giờ cây cỏ đìu hiu, cái màu vàng rực lên của sao nhái, vạn thọ càng làm khó chịu, chói gắt con mắt. Một bữa dọn dẹp ổ mối trong tủ, tụi nhỏ lén đem cái gói bông khô giấu trên giàn củi. Và ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng. Không thể tưởng tượng được, tết này lại không có bông, ông già rầu rĩ, nằm gác tay lên trán. Ngày dài, nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn, Tết sau, sau nữa, ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu. Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp. Ông mừng quýnh, nói kỳ quá, kỳ quá, tao kiếm ở đây nát hết mà không thấy, vậy mà bây giờ tự nhiên nằm chình ình, y như ma giấu. Tụi nhỏ ngó nhau cười cười, mếu mếu. Lại phải phụ ông già cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới. Bông lại nở rực trước sân nhà. Và tết tàn, ông già lại nâng niu đi hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho mùa sau. Nghe như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống. Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ… Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà… "Nguyễn Ngọc Tư" Thực hiện yêu cầu: Câu 1: Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản. Câu 2: Lí do quan trộng nhất khiến nhân vật "ông già" luôn thích gieo bông vào khoảng thời gian một tháng trước Tết là gì? Câu 3: Tóm tắt sự kiện chính của văn bản trên. Câu 4: Anh/chị có cảm nhận như thế nào trước hành động trồng bông của ông già? Câu 5: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? Câu 6: Anh chị hãy đề xuất ít nhất 5 hành động con cái trong gia đình cần làm để góp phần duy trì nếp nhà cũng như những phong tục tập quán lâu đời, tốt đẹp của cha ông.

2
9 tháng 3

Câu 1: Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản.

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba
- Người kể chuyện: Không rõ danh tính, là một người quan sát bên ngoài, kể lại câu chuyện về ông già và mớ bông vạn thọ.
Câu 2: Lí do quan trọng nhất khiến nhân vật "ông già" luôn thích gieo bông vào khoảng thời gian một tháng trước Tết là:

- Trồng bông là một nếp nhà, một phong tục cũ mà ông muốn gìn giữ.
- Trồng bông để ông cảm thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc.
- Trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà - Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.
Câu 3: Tóm tắt sự kiện chính của văn bản trên.

- Ông già lục tung nhà tìm mớ bông vạn thọ để gieo trước Tết.
- Tụi nhỏ giấu mớ bông vì thấy nó rắc rối, không có ích lợi gì.
- Ông già buồn rầu khi không tìm thấy mớ bông.
- Tụi nhỏ thấy ông buồn nên hối hận và đem mớ bông ra cho ông.
- Ông già vui mừng gieo bông và lại có một cái Tết rực rỡ.

9 tháng 3

Câu 4
Em cảm thấy được sự trân trọng. Ông già dành rất nhiều tình yêu cho mớ bông vạn thọ. Ông cất giữ mớ bông cẩn thận, gieo trồng tỉ mỉ và chăm sóc chu đáo. Bông vạn thọ không chỉ là một loài hoa mà còn là niềm vui, là hy vọng của ông vào một cái Tết rực rỡ. Ngoài ra, còn có sự xúc động khi Hành động trồng bông của ông già còn thể hiện sự gắn bó của ông với quê hương, với những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Bông vạn thọ gợi cho ông nhớ về thời sạ lúa trên đồng, về những cái Tết ấm áp bên gia đình. 
Câu 5: Thông điệp có ý nghĩa nhất:

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản là cần gìn giữ những nếp nhà, những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông. Vì thông điệp này giúp con người hiểu được giá trị của truyền thống và tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa. Trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một. Việc gìn giữ những nếp nhà, phong tục tập quán tốt đẹp là góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Nếp nhà, phong tục tập quán là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Gìn giữ những giá trị này giúp gia đình thêm gắn bó và hạnh phúc.
Câu 6:
- Học hỏi và tìm hiểu về những nếp nhà, phong tục tập quán của gia đình.
- Tham gia vào các hoạt động truyền thống của gia đình.
- Giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình.
- Truyền lại cho thế hệ sau những nếp nhà, phong tục tập quán của gia đình.
- Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

9 tháng 3

sẽ cãi lại

hehe

9 tháng 3

 

Nếu có người nói với em như vậy, em sẽ tự hào về quê hương của mình. Em sẽ cho họ biết rằng quê em chính là nơi sinh ra, nơi nuôi dưỡng và giáo dục em trở thành người có tâm hồn và lòng nhân ái. Em sẽ chứng minh cho họ thấy dù nghèo khó nhưng quê em vẫn có những giá trị văn hóa, truyền thống và tinh thần mạnh mẽ mà không phải ai cũng có được. Em sẽ tự tin và yêu quý quê hương của mình, không để bị ảnh hưởng bởi những lời nói tiêu cực.

9 tháng 3
  • Học một biết mười.
  • Có cày có thóc, có học có chữ.
  • Ăn vóc học hay.
  • Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
  • Học trò đèn sách hôm mai. ...
  • Kìa ai học sách thánh hiền.
9 tháng 3

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi .                                                       Học ăn học nói, học gói học mở.                                                              Học hay cày biết.                                                                                       Học một biết mười.                                                                                 Học thầy chẳng tầy học bạn.

Gió mùa đông bắc về báo hiệu mùa đông đã đến. Tiết trời âm u, bao trùm những đám mây xám xịt, ánh mặt trời chẳng thế chiếu rọi qua tầng mây. Mùa đông lạnh quá! Gió thổi vù vù kèm theo những cơn mưa dai dẳng không dứt. Mưa lạnh khiến con đường vắng bóng người, nhà nhà đều đóng cửa hết để tránh những cơn gió lạnh tạt vào. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ ấm để chống chọi với 3 tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng mùa đông đến cũng là lúc cả gia đình quên nồi lẩu nóng hổi, hay sưởi ấm bên nhau để kể những câu chuyện thú vị. Mùa đông khắc nghiệt thật đấy nhưng vẫn ấm cúng lạ thường.