K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3

Mở bài: Trong thế giới văn học đa dạng và phong phú, mỗi tác phẩm đều là một kho báu, một cảm xúc, một thế giới riêng biệt đang chờ đợi để khám phá. Trong dòng chảy văn chương, có một tác phẩm đã nổi lên như một ngọn đèn soi sáng, đó là [tên tác phẩm]. Từ những trang sách, những dòng văn, tác phẩm này mang đến cho độc giả những trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa tinh thần không thể phủ nhận.

Kết bài: Trên hành trình khám phá văn học, tác phẩm [tên tác phẩm] không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một nguồn cảm hứng, một bức tranh đẹp về cuộc sống và con người. Sự ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài giới hạn của trang sách, lan tỏa vào tâm hồn và tư duy của mỗi độc giả. Đó là một tác phẩm đã góp phần làm giàu thêm thế giới văn học, và luôn đọng lại trong lòng người đọc những dấu ấn không thể phai nhạt.

10 tháng 3

tham khảo nhe

11 tháng 3

rồi có ai vào??????

 

10 tháng 3

Văn bản nào vậy bạn?

Đề 2:  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:     “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân...
Đọc tiếp

Đề 2:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

    “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện nào?

Câu 2. Xác định ngôi kể của đoạn văn trên 

Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 4. Xác định chủ ngữ được mở rộng trong câu văn sau:

“ Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.”

Câu 5. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 6. Em hãy nhận xét về hành động của bạn Nhím

Câu 7. Đoạn  văn sau có mấy từ láy ?

 “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Câu 8. Đề tài của đoạn văn trên là gì?

Câu 9. Những thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn văn trên?

Câu 10. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn.

Giải giúp mình nhé cảm ơn mọi người !!

0
10 tháng 3

Giống nhau:

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

Khác nhau:

Truyền thuyếtCổ tích

- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể

- Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật

- Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

Giống nhau:

-Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

-Có nhiều chi tiết giống nhau : sự ra đời thầm kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

Khác nhau:

-Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể  về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

-Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật: còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

 

Xin chào các bạn! Chúng ta cùng nhau trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây ôn lại bài học nha!Câu 1: "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả nào?   A. Nguyễn Du   B. Nguyễn Dữ   C. Nguyễn Trãi   D. Nguyễn KhuyếnCâu 2: "Chuyện người con gái Nam Xương" được trích từ tác phẩm nào?   A. Truyền kì mạn lục   B. Truyện Kiều   C. Chinh phụ ngâm khúc   D. Vũ trung tùy bútCâu 3: Truyện truyền kì là gì?  A. Những câu chuyện...
Đọc tiếp

Xin chào các bạn! Chúng ta cùng nhau trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây ôn lại bài học nha!

Câu 1: "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả nào?

   A. Nguyễn Du

   B. Nguyễn Dữ

   C. Nguyễn Trãi

   D. Nguyễn Khuyến

Câu 2: "Chuyện người con gái Nam Xương" được trích từ tác phẩm nào?

   A. Truyền kì mạn lục

   B. Truyện Kiều

   C. Chinh phụ ngâm khúc

   D. Vũ trung tùy bút

Câu 3: Truyện truyền kì là gì?

  A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết

  B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo

  C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc

  D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên

Câu 4: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?

   A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.

   B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết

   C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót

   D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Câu 5: Kết thúc tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là kết thúc có hậu, đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Câu 6: Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội phong kiến bất công trọng nam khinh nữ, chiến tranh phi nghĩa ngăn cản hạnh phúc của con người. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Câu 7: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?

   A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian

   B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau

   C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng

   D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi

Câu 8: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?

   A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp

   B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con

   C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được

   D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Câu 9: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

   A. Mặt đất

   B. Mặt trăng

   C. Ông trời

   D. Thiên nhiên

 

6
10 tháng 3

Câu 1: B. Nguyễn Dữ

Câu 2: A. Truyền kì mạn lục

Câu 3: C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc

Câu 4: D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Câu 5: B. Sai

Câu 6: A. Đúng

Câu 7: C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng

Câu 8: D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

10 tháng 3

1: B

2: A

3: C

4:D

5:B

6:A

7:C

8: D 

tHEO Ý KIẾN CỦA MÌNH THÔI NHÉ

 

11 tháng 3

ezzz

là cô Hà hiệu phó trường Ngô Sĩ Kiện