K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5

TK:

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hěnh, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điểm đó lŕ cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thŕnh phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé.

https://olm.vn/chu-de/bai-10-sinh-vat-viet-nam-2195570937

29 tháng 4

Công dân cần giữ sạch rác, hạn chế sử dụng nhựa và tham gia vào hoạt động làm sạch biển để bảo vệ môi trường biển đảo.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé.

https://olm.vn/chu-de/bai-11-pham-vi-bien-dong-vung-bien-dao-va-dac-diem-tu-nhien-vung-bien-dao-viet-nam-2195572249

28 tháng 4

Câu 1:
* Biển Đông:
- Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương.
- Diện tích của Biển Đông khoảng 3,44 triệu km² (lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới).
- Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
* Việt Nam:
- Biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km².
- Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông bao gồm:
+ Nội thủy: Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
+ Lãnh hải: Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa Việt Nam: Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Câu 2:
- Cát Bà: Nằm trong Vịnh Bắc Bộ.
- Bạch Long Vĩ: Nằm trong Vịnh Bắc Bộ.
- Phú Quốc: Nằm trong Vịnh Thái Lan.

Câu 2:

Đảo Cát Bà nằm trên vịnh Hạ Long

Đảo Bạch Long Vĩ nằm trên vịnh Bắc Bộ

Đảo Phú Quốc nằm trên vịnh Thái Lan

 

27 tháng 4

*Tham khảo:

Quá trình cải tạo và thích ứng, chế ngự nước ở ĐBS. Hồng và ĐBS. Cửu Long là cực kỳ cần thiết để giảm thiểu tác động của lũ lụt và hạn hán, bảo vệ đất đai và nguồn nước, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội. Các biện pháp cải tạo bao gồm xây dựng đập, hồ chứa, kênh mương, hệ thống thoát nước, đồng ruộng, cống rãnh, cấp nước tưới tiêu, và các công trình hạ tầng khác để điều chỉnh lưu vực sông, cung cấp nước cho cây trồng và người dân, đồng thời bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm.

25 tháng 4

Sự đa dạng sinh học ở Việt Nam

-Đa dạng về thành phần loại: Có hơn 50 000 loài sinh vật. Trong đó có nhiều thực vật quý hiếm (trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh,..) và động vật quý hiếm (sao la, voi, bò tót, vọoc, công, trĩ,..).

-Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lựng cá thể lớn, tạo nền sự đa dạng về nguồn gen di truyền.

-Đa dạng về hệ sinh vật: Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, dưới nước và các hệ sinh thái nhân tạo.

25 tháng 4

Việt Nam được đánh giá là một trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới.
1. Đa dạng về hệ sinh thái: Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đông mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính.
2. Đa dạng về loài: Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác).
3. Bảo tồn và phát triển: Đến nay, Việt Nam đã thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
25 tháng 4

Em tham khảo nhé.

https://olm.vn/chu-de/bai-9-tho-nhuong-viet-nam-2195279442

24 tháng 4

- Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”… 

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
25 tháng 4

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức (vẽ tranh, poster,...).

- Tham gia các cuộc thi về biển, đảo.

- Không xả rác khi đi biển.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện làm sạch biển.

- Phản đối, lên tiếng khi có thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo.

23 tháng 4

- Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Vùng biển này được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.

21 tháng 4

Tham khảo

Thời tiền sử:

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.

- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.

22 tháng 4

`text{Tham khảo}`

`-` Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ thời tiền sử và từ khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ X có thể tóm tắt như sau:

`+` Thời tiền sử: Các cộng đồng cư dân cổ đại đã sinh sống và hoạt động trên các vùng ven biển và đảo, qua đó tạo nên những liên kết tự nhiên với biển cả và các đảo xung quanh.

`+` Từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ X: Đây là giai đoạn ra đời và phát triển của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam như Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam. Trong giai đoạn này, các nhà nước đã thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng biển và đảo thông qua hoạt động giao thương, khai thác tài nguyên và quản lý lãnh thổ.

`->` Các hoạt động này đã đặt nền móng cho việc xác lập và duy trì chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong các thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.