K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

=> Mở bài: Trường học là ngôi nhà thứ hai, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của mỗi con người. Trên con đường trưởng thành, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần định hình nhân cách, bồi đắp tri thức và kỹ năng cho mỗi học sinh.
=> Thân bài:
+ Về tri thức:
--> Trường học cung cấp cho học sinh kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, giúp học sinh hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển tư duy logic, sáng tạo.
--> Kiến thức học được ở trường là nền tảng để học sinh tiếp tục học tập và phát triển trong tương lai.
+ Về kỹ năng:
--> Trường học rèn luyện cho học sinh các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện,...
--> Những kỹ năng này giúp học sinh tự tin hơn, thích nghi tốt hơn với môi trường học tập và làm việc sau này.
+ Về nhân cách:
--> Trường học là môi trường giáo dục đạo đức, lối sống, giúp học sinh hình thành nhân cách tốt đẹp, biết yêu thương, quý trọng bản thân, gia đình và xã hội.
--> Thầy cô giáo là những người dìu dắt, định hướng cho học sinh, giúp học sinh trở thành những người có ích cho xã hội.
=> Kết bài: Trường học đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của mỗi người. Mỗi học sinh cần ý thức được vai trò của nhà trường, nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội.

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào?...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao? Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.

0
... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó... Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: - Lão bảo có con chó...
Đọc tiếp

... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó... Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: - Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn... Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”. Câu hỏi 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên. Nêu đặc điểm thể loại đó 2. Hãy tìm ít nhất 4 hình ảnh miêu tả về sự ra đi của Lão Hạc 3. Qua sự miêu tả của nhà văn Nam Cao, cho thấy Lão Hạc đã ra đi như thế nào? 4. Xác định 1 câu hỏi tu từ được sử dụng và nêu tác dụng?

0
(Cần rất gấp) CÂY TRE TRĂM ĐỐT Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có. Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời...
Đọc tiếp

(Cần rất gấp)
CÂY TRE TRĂM ĐỐT

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.

Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông bụt nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

(Truyện cổ tích.vn)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết

D. Truyện ngắn

Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3

Câu 3 (0,5 điểm): Nhân vật chính trong văn bản trên là:

A. Ông chủ

B. Cô con gái

C. Người đầy tớ

D. Ông thông gia

Câu 4 (0,5 điểm): Nghĩa của từ “thông gia” là:

A. Hai nhà có con kết hôn với nhau.

B. Hai nhà là anh em họ

C. Hai nhà là hàng xóm của nhau.

D.Hai nhà là đồng hương của nhau.

Câu 5 (0,5 điểm): Chi tiết thể hiện tâm trạng của đầy tớ khi chưa tìm được cây tre đủ trăm đốt là:

A. Lo lắng

B. Sợ hãi

C. Buồn khổ, ôm mặt khóc

D. Vui vẻ, bình thường

Câu 6 (0,5 điểm): Để được ông chủ gả con gái cho, người con gái đã:

A. Chăm chỉ làm lụng

B. Tìm được cây tre trăm đốt

C. Được bụt giúp đỡ

D. Ông chủ tự nguyện gả con gái

Câu 7 (0,5 điểm): Người giúp đầy tớ tìm ra cây tre trăm đốt là:

A. Ông bụt

B. Cô con gái

C. Ông chủ

D. Ông thông gia

Câu 8 (0,5 điểm): Chuyện đã xảy ra khi ông chủ cầm cây tre lên xem là:

A. Bị dính liền vào cây tre

B. Bị người đầy tớ đọc câu thần chú và ông ta bị dính liền vào cây tre

C. Không việc gì

D. Bị văng ra xa

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9 (1,0 điểm): Em thích nhất điều gì từ truyện “Cây tre trăm đốt”? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ gì?

2
15 tháng 3

Dài vậy

@_@

trắc nghiệm:a c c a c a a b

 

16 tháng 3

suy nghĩ của em về bức ảnh:

Mình đôi khi cũng bị bỏ mặc, cô đơn một mình, không ai ở bên cạnh mình

Chính vài thế nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà chính là bị thiếu đi tình cảm, phải chịu lạnh lẽo trong cô độc

15 tháng 3

Lòng người có lúc là nơi lạnh lẽo nhất nó có thể lạnh hơn Bắc Cực hay Nam Cực(Trong hình họ không biết giúp cô bé mà chỉ ngó lơ hay chê trách bố mẹ cô)

Nó còn có nghĩa là nói lên sự nghèo khổ, khó khăn của cô bé

 

... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó... Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: - Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà...
Đọc tiếp

... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: - Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó... Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: - Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn... Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Câu hỏi

1. Xác định thể loại của đoạn trích trên. Nêu đặc điểm thể loại đó

2. Hãy tìm ít nhất 4 hình ảnh miêu tả về sự ra đi của Lão Hạc

3. Qua sự miêu tả của nhà văn Nam Cao, cho thấy Lão Hạc đã ra đi như thế nào?

4. Xác định 1 câu hỏi tu từ được sử dụng và nêu tác dụng?

0