K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mang ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn và trách nhiệm xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, khi mọi thứ dường như đến từ sự tiện nghi và tiến bộ công nghệ, việc nhớ đến người đã tạo ra những điều này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Đầu tiên, câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc biết ơn. Trong xã hội ngày nay, khi mọi thứ đều trở nên tiện lợi và sẵn có, người ta thường quên đi công sức và lao động của người khác đằng sau những thành tựu đó. Việc nhớ đến người trồng cây không chỉ là việc biết ơn về loại quả chúng ta đang thưởng thức, mà còn là việc đánh giá cao những nỗ lực để tạo ra điều đó.

 

Thứ hai, câu tục ngữ này kêu gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của người khác và có trách nhiệm xã hội. Trong một xã hội phát triển, mọi người đều có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung. Việc nhớ đến người trồng cây không chỉ là việc biết ơn mà còn là việc nhận ra rằng sự phát triển và thành công của chúng ta không thể tách rời khỏi sự đóng góp của những người khác.

 

Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không chỉ là một lời khuyên đơn giản mà còn là một triết lý sống. Việc nhớ đến người đã đóng góp vào thành công của chúng ta không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn mà còn là biểu hiện của trách nhiệm và nhận thức xã hội.

17 tháng 3

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có.

Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

31 tháng 3

Đang định h

17 tháng 3

em chưa đăng đề nhé

em đăng lại r ấy chj

 

Có lẽ trong kí ức của mỗi người học sinh, ngày khai giảng đầu tiên luôn là một ngày đặc biệt và đáng nhớ nhất. Ngày ấy đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, khi chúng ta bắt đầu bước vào hành trình chinh phục tri thức. Và đối với bản thân em, ngày khai giảng đầu tiên tại trường Tiểu học X cũng là một kỉ niệm đẹp đẽ mà em không bao giờ quên được. Hôm ấy, trời thu Hà Nội trong xanh và mát mẻ. Em dậy thật sớm, em đồng phục mới, cẩn thận đeo chiếc khăn quàng đỏ và háo hức đến trường. Bầu không khí trên đường phố náo nức và tấp nập. Các bạn học sinh, ai ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, khoác trên vai chiếc cặp sách mới, cùng cha mẹ đi đến trường. Khi em đến trường, cổng trường đã được trang trí rực rỡ với những dải cờ hoa sặc sỡ. Tiếng nhạc chào mừng vang vọng khắp sân trường. Em rón rén bước vào sân, lòng em tràn ngập niềm vui và sự tò mò. Sân trường thật rộng lớn và khang trang. Các dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng tươi, mái ngói đỏ tươi. Trước sân trường là một cái bục cao, nơi diễn ra buổi lễ khai giảng. Dưới bục cao là một thảm hoa rực rỡ. Hàng ghế dành cho học sinh được xếp ngay ngắn. Em tìm được chỗ ngồi của mình và ngoan ngoãn chờ đợi buổi lễ bắt đầu. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trang trọng và ý nghĩa. Cô hiệu trưởng đọc bài diễn văn khai giảng, thầy giáo đánh trống khai trường, và các bạn học sinh khối 1 hát bài "Mái trường mến yêu". Sau buổi lễ khai giảng, em được cô giáo chủ nhiệm dẫn vào lớp học của mình. Lớp học mới thật đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bàn ghế được xếp ngay ngắn, trên bục giảng có bảng đen và tranh ảnh minh họa. Cô giáo chủ nhiệm giới thiệu về bản thân và phổ biến nội quy của lớp. Em được gặp gỡ những bạn học mới, chúng em cùng nhau trò chuyện và làm quen với nhau. Kết thúc buổi học đầu tiên, em ra về với vui vẻ và háo hức. Em mong chờ được đến những ngày học tiếp theo để được khám phá những điều mới mẻ và thú vị. Ngày khai giảng đầu tiên đã trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ trong em. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời em, khi em bắt đầu bước vào con đường học tập. Em sẽ mãi ghi nhớ ngày này và luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và thầy cô.

THƠ KHUYÊN HỌC   Nguyễn KhuyếnĐen thì gần mực, đỏ gần son,Học lấy cho hay, con hỡi con!Cái bút, cái nghiên là của quý,Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!Vàng mua chứa để, vàng hay hết,Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.Nhờ Phật một mai nên đấng cả,Bõ công cha mẹ mới là khôn.(In trong Thơ văn Nguyễn Khuyến – Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?A. Thất ngôn tứ tuyệt...
Đọc tiếp

THƠ KHUYÊN HỌC

   Nguyễn Khuyến

Đen thì gần mực, đỏ gần son,
Học lấy cho hay, con hỡi con!
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
Nhờ Phật một mai nên đấng cả,
Bõ công cha mẹ mới là khôn.

(In trong Thơ văn Nguyễn Khuyến – Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt luật Đường                              B. Ngũ ngôn tứ tuyệt luật Đường

C. Thất ngôn bát cú luật Đường                                 D. Thơ tự do

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng                                                                                    B. Vần chân

C. Vần liền                                                                                      D. Vần cách

Câu 3: Chỉ ra câu tục ngữ dân gian mà tác giả sử dụng trong cặp câu nào sau:

 A. Hai câu đề                                                                          B. Hai câu thực

 C. Hai câu luận                                                                        D. Hai câu kết

Câu 4:  Hai cặp câu 3,4 và 5,6 sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Cái bút, cái nghiên là của quý,
 Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
     Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn”.
A.  So sánh, liệt kê         B. so sánh, đối         C. Nhân hóa, so sánh     D. Liệt kê, đối.

Câu 5: Bài thơ là lời Nguyễn Khuyến khuyên con điều gì?

A.  nên có gắng học hành chăm chỉ.

B. học để lấy điều hay; sách vở, bút nghiên

C. nên chuyên tâm dành hết tâm trí cho việc học.

D. học hành đỗ đạt cho bõ công cha mẹ

Câu 6: Phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

A. Trẻ trung, hài hước, dí dỏm.

B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D. Giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

  Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Thơ khuyên học.

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, thủ pháp nghệ thuật  đặc sắc.

Câu 8: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?

A. Tầm quan trọng của việc học hành và sử dụng tri thức một cách có ích và hiệu quả.

B. Nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc học hành không chỉ là để tự phát triển cá nhân mà còn để đền đáp công ơn của cha mẹ và để trở thành một người có ích cho xã hội.

C. Đó là sự kết hợp giữa việc học hành, sự hiếu thảo và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình và xã hội.

 D. Cả ba ý trên.

Câu 9.  Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

MN GIÚP E VỚI Ạ, EM CHÂN THÀNH CẢM ƠN

1
17 tháng 3

Câu 1: C. 

Câu 2: B. 

Câu 3: B. 

Câu 4: A. 

Câu 5: B.

Câu 6: D. 

Câu 7: D. 

Câu 8: B. 

Câu 9: Chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là việc khuyến khích học tập, trau dồi kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội và để đền đáp công ơn của cha mẹ.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
27 tháng 3

Em có thể tham khảo dàn bài sau:

1. Mở bài

Mỗi chúng ta là một bản thể sống, sinh ra trong cuộc đời là điều vô cùng may mắn và cuộc đời mình có giá trị hay không là ở chính chúng mình.

2. Thân bài

- Biểu hiện: 

+ Thể hiện ở nhân cách, thông qua hành động.

+ Giá trị mỗi người cũng không phải nằm ở ngoại hình.

+ Giá trị con người không thể hiện qua chức vụ hay nghề nghiệp

+ Giá trị còn người là ở ý chí, ở nghị lực và tinh thần hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp cho chính bản thân họ và cho cuộc sống xung quanh.

Mở rộng vấn đề: Phê phán những biểu hiện tự ti, lối sống mặc cảm, sống trong vỏ bọc.

- Bài học để khẳng định giá trị bản thân.

+ Phải phấn đấu mỗi ngày, mỗi ngày phải không ngừng nỗ lực để khẳng định mình.

+ Đừng tự đánh mất giá trị bản thân.

3. Kết bài

Giá trị còn người cũng cần được tôn trọng. Mỗi người phải tự nắm bắt lấy những có hội để phát triển mình, từng bước khẳng định giá trị mình.

--> Chi tiết kì ảo mang đến cho người đọc cảm giác mới lạ, tò mò, kích thích trí tưởng tượng và khơi gợi niềm hứng thú khám phá tác phẩm.
--> Chi tiết kì ảo thường phản ánh những quan niệm, ước mơ của nhân dân về thế giới tự nhiên, về cuộc sống, về con người.
--> Chi tiết kì ảo thường được sử dụng để phân biệt thiện - ác, đúng - sai, giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về giá trị đạo đức.
--> Chi tiết kì ảo thường được sử dụng để tô đậm hiện thực, làm nổi bật ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
--> Chi tiết kì ảo là yếu tố đặc trưng của một số thể loại văn học như truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại.

Oh, mình chịu !!!