K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Anh làm thợ mộc Thanh HoaLàm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:Lựa cột anh dựng đòn tayBào trơn, đóng bén nó ngay một bề.Bốn cửa anh chạm bốn dê- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.Bốn cửa anh chạm bốn rồng,Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leoBốn cửa anh chạm bốn mèoCon thì bắt chuột, con leo xà nhà.Bốn cửa anh chạm bốn gàĐêm thì nó gáy nhà ra làm vườnBốn cửa anh chạm bốn lươnCon...
Đọc tiếp

Anh làm thợ mộc Thanh Hoa
Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:
Lựa cột anh dựng đòn tay
Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.
Bốn cửa anh chạm bốn dê
- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Bốn cửa anh chạm bốn rồng,
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo
Bốn cửa anh chạm bốn mèo
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.
Bốn cửa anh chạm bốn gà
Đêm thì nó gáy nhà ra làm vườn
Bốn cửa anh chạm bốn lươn
Con thì thắt khúc, con trườn ra xa
Bốn cửa anh chạm bốn hoa
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen
Bốn cửa anh chạm bốn đèn
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ
Một đèn đọc sách, ngâm thơ
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

Câu 1: Nhân vật trữ tình anh trong bài ca dao trên đã giới thiệu về mình như thế nào ?Câu 2: Theo anh chị, các con vật kể trên có đặc điểm chung là gì?Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối của bài ca dao ?Câu 4: Mục đích giao tiếp của anh thợ mộc có phải là để khoe tài ?Câu 5: Nhận xét về anh thợ mộc trong bài ca dao trên   
0
30 tháng 12 2021

câu 1: đây là thể thơ lục bát

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:                            “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,                       Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.                             Bóng trăng ngã lộn bóng tre,                       Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề,                              Vườn đào, vườn mận, vườn lê,                       Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài                              Chàng về nghĩ lại mà...
Đọc tiếp

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:

                           “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

                       Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

                             Bóng trăng ngã lộn bóng tre,

                       Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề,

                              Vườn đào, vườn mận, vườn lê,

                       Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài

                              Chàng về nghĩ lại mà coi,

                       Tấm lòng em ở gương soi nào bằng”

                                                (Trích“Ca dao Việt Nam”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài ca dao trên?

Câu 2(0,5điểm): Bài ca dao là lời tâm sự của ai?

Câu 3(0,5điểm): Trong lời tâm sự ấy, anh/chị nhận thấy phẩm chất nào đáng trân trọng của nhân vật trữ tình?

Câu 4(0,75điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “người khôn” trong câu “Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”?

Câu 5(0,75điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp so sánh được sử dụng trong câu: “Tấm lòng em ở gương soi nào bằng”?

Câu 6(1,0điểm): Bài ca dao trên gợi cho anh/chị ấn tượng như thế nào về cách bày tỏ tình cảm của người bình dân lao động xưa?

0
. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:                    “Công cha như núi Thái Sơn                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra                       Một lòng thờ mẹ kính cha                   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”                                                  (Trích “Ca dao Việt Nam”)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1(0,5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?Câu...
Đọc tiếp

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:

                    “Công cha như núi Thái Sơn

                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                       Một lòng thờ mẹ kính cha

                   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                                                  (Trích “Ca dao Việt Nam”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?

Câu 2(0,5điểm): Chủ đề mà bài bài ca dao đề cập đến là gì?

Câu 3(0,5điểm): Biểu hiện của chữ “Hiếu” mà bài ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta là gì?

Câu 4(0,75điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”?

Câu 5(0,75điểm): Hãy chia sẻ những việc làm thiết thực mà hằng ngày anh/chị đã thể hiện tình cảm kính yêu với cha, mẹ và gia đình của mình?

Câu 6(1,0điểm): Bài học trân quý nhất mà anh/chị nhận được từ bài ca dao trên? Vì sao?

0