K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2020

Có nhiều loại cá, em hỏi lại cá nào?

13 tháng 11 2020

Câu 1:

- Lưới nội chất có hạt có các hạt riboxom đính vào có vai trò tổng hợp protein. các axit amin được chuyên chở đến riboxom ở lưới nội chất có hạt ở đây protein và các enzym được tổng hợp được tích lại trong các xoang túi bể chứa của lưới nội chất sau đó được các bóng nội bào chuyển vào phức hệ gogil ở đây chúng được đóng gói hình thành các hạt chất tiết protein hoặc enzym cung cấp cho các bào quan, màng sinh chất hoặc tiết ra ngoài tế bào
- Lưới nội chất trơn chúng có vai trò tham gia vào quá trình tổng hợp tập trung và vận chuyển các chất khác nhau đặc biệt là lipit phức tạp các steroit và glicogen

13 tháng 11 2020

Câu 3:

Lục lạp quang hợp tạo ra glucôzơ, O2, ti thể hô hấp sử dụng glucôzơ ( nhưng phải qua axit pyruvíc ) và giải phóng CO2, H2O.

Hỏi đáp Sinh học

12 tháng 11 2020

Một số biện pháp có thể tham khảo:

- Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, ngày ăn, tuần ăn.

- Kết hợp ăn uống với sử dụng các thức phẩm chức năng, thuốc bổ.

- Ăn uống khoa học, đúng giờ.

12 tháng 11 2020

Ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây la bệnh béo phì. Cần ăn ít lại và hạn chế sử dụng dầu mỡ. Tập thể dục thường xuyên, ăn các loại rau, hoa quả.

Người già không nên dùng dầu mỡ vì chức năng của gan đã yếu đi, việc thải bỏ chất dư thừa là không hiệu quả. Vì vậy người già không nên dùng nhiều dầu mỡ.

Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng. Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm.

11 tháng 11 2020

Điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

- Nhân:
- Tế bào nhân sơ nhân chưa phân hóa, chưa có màng nhân.
- Tế bào nhân thực đã có màng nhân và nhân đã phân hóa.
- Bào quan:
- Tế bào nhân sơ chưa có bào quan.
- Tế bào nhân thực đã có nhiều bào quan.

11 tháng 11 2020

– Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước sạch mà hàng ngày chúng ta thường sử dụng có chứa rất nhiều các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

– Nước sạch được coi là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia quá trình chuyển hóa và các phản ứng trao đối chất nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Các tế bào có thể hoạt động và thực hiện các chức năng của mình là do được hòa tan trong dung môi.

– Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu và phân

– Nước còn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể, phân phối hơi nóng của cơ thể. Nước làm cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể.

– Ngoài ra nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động. Nó còn có tác dụng giảm xóc cho mắt, tủy sống kể cả thai nhi trong nước ối.

11 tháng 11 2020

Không xếp động vật nguyên sinh vào nhóm động vật vì động vật nguyên sinh có cơ thể đơn bào, không có sự phân hóa rõ ràng trong tế bào.

11 tháng 11 2020

* Cấu trúc ADN (axit dêôxiribônuclêic):

1. Thành phần cấu tạo ADN:

ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, P, N.
ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm:

  • Đường đêôxiribôluzơ: C5H10O4
  • Axit phôtphoric: H3PO4
  • 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn còn T, X có kích thước bé hơn.

2. Cấu trúc ADN:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có:

- 10 cặp nuclêôtit.

- Dài 34 Ăngstrôn

- Đường kính 20 Ăngstrôn.

  • Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C­5 của nuclêôtit tiếp theo.
  • Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại).
  • Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

+ Nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại.
+ Trong phân tử ADN: tỉ số: A+T/G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài.

* Chức năng của ADN

Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ các loại prôtêin của cơ thể sinh vật, do đó quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật.

10 tháng 11 2020

P: AaBbDdee x AabbDDEE

a, $Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa$ → 3 trội : 1 lặn

$Bb × bb → 1Bb : 1bb$ $ → 1 trội : 1 lặn

$Dd × DD → 1DD : 1Dd$ → 1 trội

$EE × ee → 1Ee $ → 1 trội

a, Tỉ lệ kiểu gen: $(1 : 2 : 1) × (1 : 1) × (1 : 1) × 1$

b, Tỉ lệ kiểu hình: $(3 : 1) × (1 : 1) × 1 × 1 $

c, Tỉ lệ kiểu hình A_B_D_E_: $\frac{3}{4} × \frac{1}{2} × 1 × 1 = \frac{3}{8}$

d, Tỉ lệ kiểu gen aabbDdEe: $\frac{1}{4} × \frac{1}{2} × \frac{1}{2} × 1 = \frac{1}{16}$