K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 4 :

— Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì:
+ Diện tích Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi;
+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào;
+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển non", khi gió
đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm.
— Còn Bắc Phi : Có diện tích lớn hơn Nam Phi, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa. phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu
rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 200 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Câu 6 :

Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau.

Bởi vì, gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.

Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.

Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.

31 tháng 12 2019

Tại sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ?

_Trả lời:_

Vì:

- Rừng đầu nguồn góp phần hạn chế các thiên tai lũ quét, sạt lở đất, xói mòn rửa trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.

- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng (Ninh Thuận, Bình Thuận) vì thiếu mước vào mùa khô.

- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.



31 tháng 12 2019

Tại sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn ở các tỉnh Nam Trung Bộ?

=> - Rừng đầu nguồn góp phần hạn chế các thiên tai lũ quét, sạt lở đất, xói mòn rửa trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.

- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng (Ninh Thuận, Bình Thuận) vì thiếu mước vào mùa khô.

- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.

31 tháng 12 2019

C1 những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

C2 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Bắc Trung Bộ

- Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

  • Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...

- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..

=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

C3 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên

Nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

- Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren ...), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

- Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

- Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

- Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

Miền núi

Thuận lợi Khó khăn

+ Đất đai rộng lớn.

+ Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, đồng cỏ, thủy điện).

+ Địa hình chia cắt mạnh: núi cao, sông sâu, vực thẳm.

+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt.

+ Đường sá khó xây dựng, bảo dưỡng.

+ Dân cư ít và phân tán.

+ Ít trường học, khu công nghiệp,..

30 tháng 12 2019

Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt. Đặc điểm của từng mùa là:

- Mùa mưa: Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.

- Mùa khô: Trời nắng găy gắt, đất khô vụn bở.

30 tháng 12 2019

Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt. Đặc điểm của từng mùa là:

  • Mùa mưa: Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
  • Mùa khô: Trời nắng găy gắt, đất khô vụn bở.

Tài nguyên rùng
– Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chê biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
– Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
– Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên như: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,…

8 tháng 1 2020

Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

29 tháng 12 2019

A. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.

B. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.

D. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.

29 tháng 12 2019

D

- Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến hải sản làm muối.

- Du lịch cũng là thế mạnh nhờ có các bãi biển nổi tiếng như Non Nước, Nha Trang, Mũi Né .v..v.

- Hai quần thể di sản văn hoá thế giới : Phố Cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, là những nơi du lịch nổi tiếng.