K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2017

Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện

- Nhân vật Phăng tin là trung tâm của cuộc đấu tranh Thiện- Ác

   + Câu chuyện về số phận nhân vật này mà các nhân vật đối lập như Giăng Van-giăng và Gia-ve được thể hiện nổi bật

22 tháng 3 2019

Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

- Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người, thỉnh thoảng nóng tính…

5 tháng 7 2019

- Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng

- Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin

- Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn

12 tháng 8 2018

Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

+ Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

+ Nội dung phim nói về điều gì?

+ Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

+ Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?

+ Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

+ Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?

+ Các bộ phim cùng loại bạn biết?

4 tháng 1 2019

Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ)

Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.

+ Vũ Như Tô tới khi chết vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô có tội hay có công, Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng

+ Tác giả thể hiện sự băn khoăn qua lời đề từ, bởi tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm

20 tháng 10 2017

* Giới thiệu chung:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu

- Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.

- Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:

   Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

   Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.

- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".

=> Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.

2/ Đức tính cao đẹp của bà Tú.

- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,.. Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

- Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.

3/ Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối

Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ.

4/ Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ

- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.

- Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

*Đánh giá :

- Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".

- Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.

4 tháng 5 2019

1. Mở bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)

– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.

– Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.

2. Thân bài:

a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông

– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

    + Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

    + Tình cảm bạn bè và gia đình.

    + Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

    + Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

    + Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

    + Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

    + Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

    + Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

1 tháng 12 2017

Tình yêu nước cũng gắn bó, gần gũi và bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thuộc “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”. Tình yêu nước không phải điều gì xa lạ, lớn lao, mà nó xuất phát, hình thành từ chính tình thân: tình yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, tình cảm gia đình là nguồn cội để xây đắp tình yêu nước.

Tình yêu nước còn bắt nguồn và hợp thành từ tình cảm với quê hương, với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bởi lẽ, sự gắn bó trong từng hơi thở, hoạt động, quê hương là nơi nuôi dưỡng ta, vì thế yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn cũng chính là yêu nước. Từ nguồn tình cảm nhỏ bé, bình dị, thiết tha đó đã hợp thành tình cảm thiêng liêng luôn chan chứa, thường trực trong mỗi con người.

Yêu nước luôn gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng, tạo nền tảng vững chắc hình thành tình yêu nước, yêu tổ quốc.

10 tháng 3 2017

Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận:

- Điệp ngữ: Ai có... dùng...

Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc ( Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ)

- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ

16 tháng 9 2019

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”

Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:

- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước

- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà

- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo

→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới

Luận chứng:

Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc

- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc

- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập

c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ