Trong truyện Em bé thông minh:
-em bé đã trải qua mấy lần thử thách?
-các lần đố khác nhau thế nào về mức độ?
-Cậu bé đã ứng xử mỗi tình huống 1 cách,hãy chỉ ra sự nhanh trí của nhân vật trong từng lần vượt đố?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi học trò là lứa tuổi thần tiên, thơ ngây và hồn nhiên nhất. Những năm tháng ấy chúng mình chỉ giữ trong tim thứ tình cảm trong sáng như yêu bố mẹ, gia đình, yêu mến thầy cô, bạn bè và yêu mái trường. Em cũng yêu mái trường của mình, đặc biệt là khung cảnh buổi sáng trên sân trường.
Một sớm ban mai, em may mắn được chiêm ngưỡng toàn cảnh sân trường khi ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời như quả cầu khổng lồ, từ từ nhô lên ở phía Đông ửng hồng bình minh. Những tia nắng vàng dịu dàng lan tỏa khắp không gian, nhẹ nhàng đánh thức vạn vật sau một đêm dài say giấc. Em tung tăng mang cặp sách đến trường để bắt đầu một ngày học mới.
Đứng từ phía xa xa, sân trường như một cô bé nhút nhát ẩn mình sau những tán cây xanh. Lại gần mới thấy rõ khoảng sân rộng lớn, không một bóng người. Không khí trong lành và quang đãng khiến em cảm thấy thoải mái vô cùng. Những hàng cây xanh dường như vừa mới thức giấc còn chưa tỉnh ngủ nên ngả nghiêng nghiêng ngả trong gió sớm, những chiếc lá vẫy vẫy như đang dụi mắt. rất đáng yêu. Những chú chim nhảy nhót truyền cành, cất tiếng hót líu lo, cùng nhau tấu lên khúc nhạc của buổi sáng.
Mặt trời lên cao hơn, ánh nắng rực rỡ hơn, sân trường cũng dần nhộn nhịp, tấp nập hơn. Học sinh đông dần đông dần. Màu áo trắng tinh khôi hòa quyện vào màu khăn quàng đỏ thắm, thấp thoáng khắp sân trường. Học sinh và các thầy cô đi đi lại lại như trẩy hội, náo nhiệt làm sao! Giữa sân trường, những cây bàng cây phượng đã nghiêm mình đứng vững, trên cành lá còn đọng lại những hạt sương sớm trong veo long lanh như những viên ngọc quý. Sương sớm phản chiếu màu xanh của lá cây, hài hòa và xinh đẹp. Tiếng chim hót đã bị tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép loẹt quoẹt, tiếng chạy bộ uỳnh uỵch và tiếng gọi nhau ý ới lấn át. Sân trường sôi động, huyên náo hẳn lên.
Trời trong xanh, nắng gió hiền hòa, học sinh chúng em tranh thủ trước giờ vào lớp, người thì tất bật chạy tới chạy lui giặt giẻ lau bảng, trực nhật để chuẩn bị cho lớp học sạch sẽ. Cũng có những bạn ham chơi, dùng thời gian ít ỏi trước lúc vào giờ để chơi nhảy dây, đá cầu...Tiếng cười giòn tan vang vọng khắp sân trường. Đó là nụ cười vô cùng hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò.
Hòa trong bầu không khí sôi động ấy, loa phát thanh của trường cũng phát những bản nhạc vui tươi, rộn rã. Ánh nắng buổi sáng vẫn lan tràn khắp sân trường, tò mỏ ngắm nhìn từng hoạt động diễn ra trên sân. Quang cảnh sân trường trước giờ vào học tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo, vui tươi, mang đậm màu sắc của tuổi học trò, tuổi thần tiên. Mãi khi mặt trời lên cao chót vót, nắng vàng rực khắp nơi, tiếng trống trường mới giòn giã vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Học sinh trên sân trường vội vã ùa vào, sân trường dần quay lại trạng thái vắng thinh. Không còn học sinh vui chơi, nó lặng lẽ vươn mình, ngắm nhìn những gương mặt thơ ngây đang nghe giảng. Cảnh buổi sáng trên sân trường thực sự đẹp biết bao.
Khung cảnh ấy đã khiến em bồi hồi, rung động. Mai đây, dù phải rời xa mái trường tiểu học thân yêu, em vẫn mãi nhớ về khung cảnh tuyệt đẹp ấy. Dư âm trong trẻo của những buổi sáng đẹp trời trên sân trường buổi sáng sẽ mãi ghi dấu trong tâm của em
Buổi sáng của Trường em thật là đẹp,sau khi nhìn vào đồng hồ em thấy hóa ra là 5h48:>
1 , quan hệ từ là gì ?
- là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
2, bài NAM QUỐC SƠN HÀ nói về ý nghĩa gì?
+ý nghĩa đoạn 1 : - Là 1 bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền tự chủ , sự độc lập của dân tộc .
- Khngwr định chủ quyền , lãnh thổ nước Việt .
->Làm đòn đánh tinh thần để địch hoang mang lo sợ.
+ý nghĩa đoạn 2 : - Khẳng định sức mạnh , ý chí kiên cường của dân tộc , đất nước Việt Nam .
- Đe doạ , cảnh báo đối với những kẻ thù xâm lược Tổ Quốc . Nếu dám lấn chiếm , xâm lược chủ quyền VN sẽ phải chịu thất bại thảm hại
-> Động viên , khích lệ tinh thần , ý chí chiến đấu , quyết tâm đánh đuổi mọi kẻ thù , mang lại hoà bình cho Đất nước .
Hôm nay, trời oi ả rồi chuyển động. Từng mảng mây đen kéo đến che kín mặt trời. Không gian một màu xám xịt. Thế rồi, cơn mưa rào ập đến.
Một làn gió mạnh thổi qua. Cây cối ngả nghiêng, lay chuyển. Mặt đất như rùng mình bởi những cơn gió lốc, cát bụi bay mù mịt. Trời như giận dữ, sấm chớp nhóa nhòa. Sau đó là những tiếng sét dữ dội như muốn xé nát bầu trời. Một vài giọt nước lăn xuống từ những mái hiên, những cành cây, kẽ lá. Rồi một hồi, hạt mưa nặng dần ùn ùn lao xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây... Những chiếc lá lúc đầu còn hớn hở nhưng sau đó lại run rẩy, sợ sệt. Chúng ủ rủ bàn chuyện sắp phải lìa cành, phải chênh chếch bay nghiêng. Những chú chim ngật ngưỡng bay đi tìm chỗ trú. Mặc sức, mưa vẫn ào ào trút xuống, giọt ngả, giọt bay. Nước đọng từng vùng trắng xóa rồi ào ào kéo nhau đổ vào rãnh công. Ngoài đường đã vắng người qua lại, chỉ có những mái hiên hai bên đường là đông đúc người. Kẻ ngồi, người đứng, có người thì khúm núm trong bộ quần áo ướt lỗ chỗ. Mọi người trú mưa có vẻ nôn nao, mắt đăm đăm nhìn ra đường và như thầm mong mưa ngớt hạt. Cũng có người rạp mình trên xe vun vút phóng qua, quần áo ướt sũng. Hai bên lề đường, trẻ em chạy nhảy tung tăng, chúng đá bóng, tắm mưa mới đầu mùa.
Thế rồi, màn mây xám xịt trên cao cũng phải trôi dạt về một phương, những mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Những tia nắng mừng rỡ rọi xuống vạn vật. Hoa lá lại vươn lên đón ánh mặt trời. Từ những chỗ trú mưa, mọi người lại đổ ra đường. Tiếng "leng keng" của những người đi bán hàng rong lại khua lên giòn giã.
Ôi! Cơn mưa mùa hạ đã giúp cho cảnh vật tươi mát. Hoa lá, cây cỏ như vừa được tắm gội và được ánh mặt trời sưởi ấm. Chúng tràn ngập niềm hạnh phúc sau cơn mưa đầu mùa. Mưa giúp ích cho mọi người, giúp ích cho nhà nông.
Ta nhận thấy cứ 9 chữ cái lập thành một nhóm ( Việt Nam Ơi ) mà :
2019:9=224 dư 3
Vậy chữ cái thứ 2019 của nhóm là chữ E của nhóm thứ 225 ( chữ cái thứ ba cảu nhóm ( Việt Nam Ơi ).
a. Mũi nghĩa gốc --> Chỉ 1 bộ phận của con người dùng để ngửi
b. Mũi nghĩa chuyển --> Chỉ ra một sự vật hay 1 chỗ nào đó nhọn
c. Mũi nghĩa chuyển --> Mũi ở đây có nghĩa là đường : 2 mũi tấn công ==> 2 đường tấn công
d. Mũi nghĩa chuyển --> Mũi ở đây giống như là những lần tiêm vậy
Học tốt nha :)
Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.
Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!
Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó. Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy. Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
Trong truện Em bé thông minh:
- Em bé đã trải quá 4 lần thử thách.
- Lần 1: dễ ; Lần 2: vừa ; Lần 3: hơi khó khó ; Lần 4: Khó
- Cách ứng xử mỗi tình huống của cậu bé:
- Cách giải lần 1: Đố ngược lại, dồn viên quan vào thế bị động
- Cách giải lần 2: Tạo ra 1 tình huống → buộc vua nói ra câu đố vô lý
- Cách giải lần 3: Yêu cầu ngược lại
- Cách giải lần 4: Nói ra kinh nghiệm dân gian
==> Nhân vật đại diện cho trí tuệ dân gian
Trong truyện Em bé thông minh:
-em bé đã trải qua 4 lần thử thách
-các lần đố khác nhau thế nào về mức độ?
Từ dễ -> Bình thường -> hơi khó -> Khó
-Cậu bé đã ứng xử mỗi tình huống 1 cách,hãy chỉ ra sự nhanh trí của nhân vật trong từng lần vượt đố?
- Lần 1: Đáp lại câu đố của quan
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
- Lần 3: Đáp lại Vua ; từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
- Lần 4: Xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.