K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh là một bài thơ giản dị nhưng chứa chan tình cảm yêu thương của tác giả dành cho người mẹ hiền. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh "tiếng ve" đã "lặng", "con ve cũng mệt vì hè nắng oi". Bức tranh mùa hè oi ả, nóng bức được tác giả miêu tả qua hình ảnh ẩn dụ "con ve" đã "lặng", qua đó gợi ra sự im ắng, tĩnh mịch của không gian. Giữa sự im ắng ấy, nổi bật lên "tiếng ạ ời" của mẹ, "kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru". Tiếng ru của mẹ như một lời ru ngọt ngào, êm ái, như "gió mùa thu" mang đến sự mát mẻ, dịu nhẹ, xua tan đi cái nóng bức của mùa hè. Hình ảnh "bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về" thể hiện sự ân cần, chu đáo của mẹ dành cho con. Tác giả so sánh "những ngôi sao thức ngoài kia" với "mẹ đã thức vì chúng con". Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng tình yêu thương của mẹ dành cho con là vô bờ bến, là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Nhờ có mẹ, con được ngủ "giấc tròn", mẹ là "ngọn gió của con suốt đời". Bài thơ "Mẹ" là một bài thơ hay, cảm động, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi người về công lao to lớn của mẹ, về tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc sống.

=> Thời đại của Nguyễn Du là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, cuộc đối đầu giữa hai tập đoàn Trịnh-Nguyễn, việc các chúa Trịnh lấn át quyền lực vua Lê; các tập đoàn phe phái tranh hùng tranh bá làm xáo trộn xã hội.
=> Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh. Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời. Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
=> Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gắn liền với thời đại của ông. Thời đại đã ủy nhiệm cho Nguyễn Du sứ mệnh vinh quang nói lên - bằng những giá trị nghệ thuật đặc sắc - những vấn đề cốt thiết của quyền sống con người. Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng vọng của thời đại cụ đã sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

- Là người thương con vô bờ bến

- Quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình

- Hằng ngày vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Nhân vật ông giáo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Nhìn từ nhân vật “tôi", tức là ông giáo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Đói nghèo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp,... gây hậu quả và tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ dễ bị tha hoá và trở thành kẻ lưu manh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

- Tác phẩm được viết với bút pháp tượng trưng, ước lệ là chủ yếu. Khi phân tích phải đặc biệt chú ý đặc điểm này.

- Trong Chinh phụ ngâm nghệ thuật ước lệ được sử dụng một cách phổ biến. Ở đây tất cả các chi tiết không nên hiểu theo ý nghĩa xác thực của nó mà phải hiểu trong tính chất ước lệ, tượng trưng. 

- Sáng tác với bút pháp tượng trưng, ước lệ nhưng Chinh phụ ngâm vẫn phản ánh chân thực cuộc sống bởi vì tác phẩm đã nói được vấn đề cơ bản của thời đại, tâm lí của con người thời đại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

1. Hoàng Hạc lâu - 1976 (Trung đại)

2. Tràng giang - 1939 (Hiện đại), Tiếng thu - 1939 (Hiện đại)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày phần so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ mà để lại cho em rất nhiều ấn tượng.

Như mọi người đã biết, tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương. Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt trong tâm hồn mỗi người. Sự sống của tình yêu là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái và nhiều cung bậc. Những sắc thái và cung bậc ấy được thể hiện rất đẹp qua hai trích đoạn trong Tương tư của Nguyễn Bính và Việt Bắc của Tố Hữu. Nguyễn Bính thì bày tỏ nỗi nhớ nhung trong tình yêu đôi lứa, Tố Hữu thì bày tỏ nỗi niềm da diết khôn nguôi với quê hương cách mạng biết bao nghĩa tình.

Cũng như các nhà thơ lãng mạn cùng thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính có một lối nói riêng. “Cái tôi” trong thơ Nguyễn Bính không nổi lên mà tan hoà vào không gian đồng quê bằng biện pháp ẩn dụ nhân hoá như trong ca dao:

 

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ trong bài thơ “Tương tư" thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu. Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.

Từ nỗi nhớ người yêu luôn thường trực, cháy bỏng trong lòng, cái tôi trữ tình suy ngẫm, liên tưởng, nhận diện nỗi nhớ. Người ta thường nói nỗi nhớ là sự sống của tình yêu, còn Nguyễn Bính thì quy kết thành bệnh. Cái bệnh kinh niên sinh ra từ tâm lí của con người, không ai nói mình yêu mà không nhớ, nhớ mà không yêu. Yêu là nhớ, đó là quy luật. Quy luật của lòng người cũng như quy luật của tự nhiên: “Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Trời đất không thể không có gió mưa, sống không thể “không nhớ, không thương một kẻ nào”. Một sự thừa nhận thành thật, ý vị khẳng định tính tất yếu của thiên nhiên cũng như của tình yêu – lòng người.

Về nghệ thuật, nhà thơ sử dụng các hình ảnh sóng đôi: Đông - Đoài, gió - mưa, tôi - nàng… tô đậm khát vọng lứa đôi. Thể thơ lục bát cùng với các hình thức diễn đạt, cách dùng địa danh quen thuộc của ca dao dân ca khiến đoạn thơ có vẻ đẹp dung dị, duyên dáng dễ đi vào lòng người. Chất chân quê của hồn thơ Nguyễn Bính được biểu hiện rất tài tình, khiến đọc lên người ta cứ ngỡ ca dao chứ không phải thơ hiện đại, và mỗi người đều mượn nó để nói hộ lòng mình. Đó chẳng phải là những câu thơ bất hủ đó sao!

Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao. Chất liệu ngôn từ trong bài “Tương tư" rất chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi, cách tổ chức lời thơ độc đáo, sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương.

Như trên đã nói, tình yêu trong mỗi con người là một xúc cảm tuyệt vời, nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái, nhiều cung bậc. Nếu Nguyễn Bính giãi bày nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa thì Tố Hữu trong đoạn thơ này lại diễn tả niềm da diết khôn nguôi với Việt Bắc - quê hương cách mạng biết bao nghĩa tình:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

Suốt mười lăm năm “Từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh” cho đến lúc cuộc kháng Pháp vĩ đại thắng lợi, cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc đánh giặc “Bát cơm chấm muối, mối thù nặng vai… Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng’’, nay chiến thắng trở về xuôi làm sao có thể quên những kỉ niệm sâu nặng như thế!

Tố Hữu đã diễn tả nỗi niềm thương nhớ day dứt, khôn nguôi của người đi kẻ ở cũng thường trực, da diết như trong nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa vậy. Nhưng nỗi nhớ không dành riêng cho một đối tượng mà nỗi nhớ dành cho tất cả đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Nỗi nhớ giăng mắc khắp không gian, lung linh bao kỉ niệm: Nhớ những đêm trăng treo trên đầu núi, những buổi chiều nắng toả vàng rộng khắp trên nương, những bản làng ảo mờ trong sương khói, đặc biệt là bóng dáng của “người thương đi về”quây quần bên bếp lửa mỗi đêm đông, cảnh – người quyện hoà thanh bình, yên ả, ấm áp.

“Việt Bắc" của Tố Hữu đã thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung. Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh chiến khu Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm. Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào. Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm, cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo, cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo đã khiến cho độc giả vô cùng ấn tượng bởi những giá trị mà bài thơ mang lại.

Tuy ra đời ở hai thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ đều đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. 

Song, bên cạnh đó, dù viết cùng về một đề tài nhưng giữa hai bài thơ vẫn có những điểm khác biệt. Bài thơ “Tương tư” là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa “lí sự” về tương tư, với cách đối sánh táo bạo còn nỗi nhớ được thể hiện trong bài “Việt Bắc” là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng. 

Thơ là tiếng tơ lòng, mỗi khi rung động trước thiên nhiên, đất nước, con người, tiếng tơ ấy lại cất lên tiếng hát của tâm hồn làm xúc động biết bao người đọc. Cảm ơn các nhà thơ đã cho ta biết yêu, biết rung động trước cái đẹp của cuộc đời qua những trang thơ.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Em xin cảm ơn ạ!