K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ đối với việc học online của trẻ     Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp...
Đọc tiếp

Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ

đối với việc học online của trẻ

 

 

Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy quy củ, một chiều, số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến… Cùng điểm qua các hạn chế trong phương pháp dạy học này nhé.

Học sinh thiếu sự tương tác khi học trực tuyến

Hầu hết các chương trình dạy học trực tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập

Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.

Khó khăn trong việc kiểm soát số lượng và chất lượng giảng dạy

Lớp học trực tuyến với số lượng học sinh lên đến 40 học sinh trong 1 lớp khiến giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc quản lý các em. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học viên trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của trẻ cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát.

Phương pháp giảng dạy hàn lâm, trẻ khó tiếp thu

Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành, thầy cô không thể quan sát trực tiếp từng học sinh, trẻ nhanh chóng xao lãng và mất tập trung vào bài giảng khi không được nhắc nhở. Bên cạnh đó, nếu giáo án không đủ sự hấp dẫn, kích hoạt sự thích thú của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen "học vẹt", đối phó với giáo viên.

Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến

Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi. Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học online.

Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho trẻ.

Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh. 

(Quang Vũ, theo Tri thức trẻ)

Câu 1. Theo em văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận hay văn bản thông tin? Vì sao?

 

Câu 2. Văn bản có mấy đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?

Câu 3. Các đề mục in đậm có tác dụng gì và chúng có điểm gì chung?

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 5.Văn bản đưa ra mấy hạn chế của việc học on line? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản mà em biết?

Câu 6. Tìm một câu văn trong văn bản sử dụng phép liệt kê và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu văn đó.

Câu 7. Tìm trong văn bản:

+ 1 từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu

+ 5 từ mượn Hán Việt.

Câu 8. Từ Covid-19 có phải là từ mượn không? Nó có gì đặc biệt?

Phần II.  Tạo lập văn bản

Là một học sinh đã trải nghiệm việc học online, hãy viết 1 văn bản nghị luận ngắn  khoảng 2/3 mặt giấy trình bày ý kiến của em về những hậu quả cũng như lợi ích khác của việc học online mà văn bản trên chưa đề cập đến.

0
27 tháng 4 2022

Phần 1: "Từ đầu đến họa đây" : Hoàn cảnh gặp gỡ
Phần 2: Còn lại : Nội dung bài phú 
:') 

 

Bài 5: Đọc đoạn văn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.”Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công...
Đọc tiếp

Bài 5: Đọc đoạn văn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.”

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Nêu thể loại và kiểu văn bản của văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 4: Hãy chỉ rõ cụm C-V trong câu văn in đậm và cho biết nó làm thành phần gì trong câu.

Câu 5: Hãy nêu cảm nhận của văn bản chứa đoạn trích trên bằng một câu bị động và chuyển đổi câu đó thành câu chủ động.

Câu 6: Từ văn bản chứa đoạn trích trên và hiểu biết của bản thân, viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá bản sắc dân tộc của giới trẻ hiện nay.

 

0
ĐỀ SÔ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:    “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay không ít người tự...
Đọc tiếp

ĐỀ SÔ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.

                                               (“Xem người ta kìa”- Lạc Thanh)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Tìm một trạng ngữ và một thành ngữ có trong đoạn văn trên.

Câu 3: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác là gì?

Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng từ 5-7 câu trình bày suy nghĩa của em về mong ước của mẹ trong đoạn văn trên.

ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sống rác…. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Ngữ liệu trên đề cập đến thói quen nào của con người? Theo em, vấn đề đó có phổ biến trong thực tế không?

Câu 3: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…

Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.

Câu 5: Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu có khó không? Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là gì?

0
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“ Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc  trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã,, đầy sức quyến rũ”.Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“ Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc  trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã,, đầy sức quyến rũ”.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Tác giả viết văn bản này trong hoàn cảnh nào? Văn bản có xuất xứ từ đâu?

Câu 3: Kể tên ít nhất 3 làn điệu ca Huế xuất hiện trong văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 4: Theo đoạn văn, ca Huế được hình thành từ đâu?

Câu 5: Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

Câu 6: Vì sao nói: Nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã?

1
26 tháng 4 2022

C1 : Thuyết minh

C2: Trong hoàn cảnh t/g ở Huế 

Xuất xứ :được đăng trên báo “Người Hà Nội”.

C3:

+ Ca nhạc dân gian

+ Ca nhạc cung đình

+ Nhã nhạc.

C4: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình

C5 :  Vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

C6:

Vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước.

26 tháng 4 2022

Tham khảo nha

- trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần và ý chí của người chiến sĩ như thế nào?

- Bốn câu thơ của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ của nhân vật trữ tình. HS phân tích để thấy giọng điệu thoải mái, hòa điệu nhịp nhàng với cuộc sống núi rừng của người chiến sĩ (câu thơ đầu), giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh khi nói về lương thực của núi rừng: luôn sẵn sàng — những thực phẩm có sẵn của núi rừng (câu thơ thứ hai), giọng điệu mạnh mẽ (ba thanh trắc đi liền: dịch sử Đảng) khi nói về điều kiện làm việc thô sơ ở núi rừng: hàn đá chông chênh (câu thơ thứ ba).
 
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.

- Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.