K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Những câu tục ngữ, ca dao luôn được xem là những lời dạy bảo mẫu mực, đúng đắn vì nó được đúc kết bởi nhiều lớp thế hệ giàu kinh nghiệm. Con người ngày nay cần trân trọng những điều đó, bảo tồn và phát huy thêm những giá trị tinh thần to lớn ấy. Chúng ta hẳn chẳng ai quên được câu nói người xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” cùng với những bài học cao quý về cách làm người của nó thấm vào mỗi người tự bao giờ.

Bài học về cách làm người ấy dung dị, mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà lắng sâu bởi những điều đó được chính những người thân trong gia đình ta căn dặn, chỉ dạy. Từng câu từng chữ như thấm vào lòng người, lời khuyên và bài học đạo lý đó luôn đúng bởi sự nhân văn xuất hiện trong cả câu.

Xã hội này luôn cần những con người có chuẩn mực đạo đức, phẩm hạnh cao quý. Câu tục ngữ đã nêu lên được tiếng lòng của người đi trước: “Con ơi, Giấy rách phải giữ lấy lề!”. Câu tục ngữ đã đề cập đến cụm từ “Giấy rách” có nghĩa muốn chỉ đến những vấn đề hết sức cụ thể bằng sự ẩn dụ về cuộc đời của một con người, có lẽ nó nhấn mạnh cho con người ta biết rằng chúng ta được sinh ra đã đáng quý, dù cá nhân có như thế nào, có xinh đẹp hay xấu, dù có trải qua bao nhiêu hoạn nạn, vất vả, khó khăn, những chướng ngại to lớn trong cuộc đời thì ta phải luôn đề cao được nhân cách của mình trước nhất, thể hiện được mình có văn hóa, thể hiện qua cụm từ “giữ lấy lề”.

Điều đó không hề quá khắt khe, khi mà ta hiểu được quy luật, cũng tương tự như việc kẻ “lề” cho một tờ giấy trắng, một trang giấy trong cả quyển vở. ta luôn hiểu được mỗi tờ giấy luôn chứa một khoảng cách nhất định và một đường thẳng kéo theo chiều dọc của tờ giấy, khoảng trống ấy được gọi là “lề”, việc kẻ nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên độ thẩm mỹ cho cả tờ giấy, lấy khoảng trống để ta có thể viết ghi chú, để giáo viên chấm điểm, viết những lời nhận xét đã trở thành quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh,để ta hiểu chứ không trình bày dày, di dít vào chỗ còn lại của tờ, mất thiện cảm đối với người nhìn. Thử nghĩ xem nếu trang giấy không có “lề” thì chữ nghĩa sẽ viết tùy tiện, và trình bày không đẹp mắt, chữ thừa, chữ thiếu, sẽ phản ánh lên sự thiếu củng cố, thiếu nề nếp của người học sinh ấy.

Và điều đó, cũng khiến ta suy nghĩ về con người, thiếu đi lề lối, thiếu đi những khuôn phép, thật đáng sợ. Con người không được lãng quên, làm lơ tu dưỡng phẩm hạnh, không có ý thức thực hiện, trau dồi gia phong của gia đình. Việc bảo vệ nó, cũng tương đương với việc gìn giữ nhân cách của chính bản thân mình, nên tránh xa những điều phi pháp, những điều trái với lương tâm của con người dù hoàn cảnh có khó khăn, cùng cực đến đâu để hướng đến con người sống tốt, sống chuẩn mực của xã hội. Vì chính cái “lề” của trang giấy vừa nói, dù cả trang có rách đi, nhưng vẫn phải quý, tuân theo cái lề để viết, cần được giữ lại cái gốc lề để từ đó căn chuẩn.

Cũng như dù ta sống, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ, ta không thể quên nó, đặc biệt trong thời buổi hiện đại, phức tạp, du nhập những nguồn văn hóa mới vào trong nước, ta dễ dàng đi giao du với thể giới nhiều hơn như hiện nay. Để rồi nó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự động viên to lớn đến các thế hệ khác con dân nước Việt, để quảng bá trước thế giới,đưa câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” được áp dụng vào cuộc sống của ta ngày một phổ biến hơn.

Tất cả không phải một sớm, một chiều mà đó là sự rèn giũa qua ngày tháng, vừa được nhận sự giáo dục từ người lớn, người đi trước, ta cũng phải tự suy nghĩ về thái độ của mình sao cho đúng như câu tục ngữ, với xã hội đang tha hóa về mặt đạo đức, phức tạp như hiện nay, đáng suy ngẫm như hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha… càng nhìn vào hiện thực càng gây đau lòng, ta chọn cách tránh xa để bảo toàn sự trong sạch, hay chấp nhận nó, quyết tâm thay đổi bằng cả tâm hồn, trí óc dần đều được, giờ đây việc này không phải của riêng ai, mà của tất cả các thành phần sống trong xã hội.

Câu tục ngữ dù trải qua bao lâu, vẫn tồn tại những giá trị với con người hiện đại, nó luôn đúng với mỗi người. Chỉ khi con người hiểu được điều cần phải bảo vệ, giữ gìn nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng thì mới tạo nên diện mạo tốt đẹp hơn cho xã hội chúng ta, để bài học kia, và nhiều bài học khác nữa về đạo lý, nguồn gốc làm người sâu sắc của dân tộc sẽ mãi được nâng cao ý nghĩa.

chúc bạn học tốt nha

   "Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, cõ lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy,...
Đọc tiếp

 

 

 "Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, cõ lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xưng quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp."

 a. Đoạn văn trên được trích ra từ văn bản nào? Tác gải là ai?

b. Xác định PTBĐ?

c. Nêu nội dung đoạn văn trên?

d. Hãy chỉ ra phép liệt kê và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn trên?

2
27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Câu 1

Đoạn văn trên trích trong văn bản "Ca Huế trên sông Hương" Tác giả là Hà Ánh Minh.

Câu 2 

Văn bản trên thuộc thể loại bút kí. 

Câu 3

Nội dung: miêu tả cảnh vật vào một đêm ở Huế và đặc biệt là miêu tả chiếc thuyền rồng.

Câu 4:

-Đoạn văn này có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê các từ đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, tam,...

-Tác dụng của BPTT đó là góp phần làm sinh động sự việc cần miêu tả,cụ thể ở đây là thành phố lúc về đêm.Qua đó làm người đọc dễ dàng liên tưởng đến cảnh vật mà tác giả muốn tả.

chúc bạn học tốt nha

27 tháng 4 2022

a.-Tên của đoạn trích trên là: Ca Huế trên sông Hương

   -Tác giả là: Hà Ánh Minh

b.PTBĐ: Tự sự

c.Nội dung: Đoạn văn trên miêu tả các cảnh vật ở huế khi về đêm,đặc biệt làm những chiếc thuyền rồng và những loại nhạc cụ.

d.-biện pháp liệt kê là:

 "Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, cõ lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xưng quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp."

-Tác dụng là: Làm nỗi bật các nhạc cụ của huế,làm tăng sức tưởng tượng,qua đó tác giả làm chúng ta liên tưởng đc không khí và những nhạc cụ của huế

27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Câu đặc biệt ” Gần một giờ đêm”.

⇒Xác định thời gian diễn ra sự việc, nhấn mạnh tình cảnh thống khổ của nhân dân 

chúc bạn học tốt nha

27 tháng 4 2022

a.-Đoạn văn trích từ bài: Sống chết Mặc bay

  -Của tác giả: Phạm Duy Tốn

b.PTBĐ trong đoạn văn trên là: Tự sự

c.Nội dung: Đoạn trích trên cho tay thấy sự khổ cực của những người dân khi đi hộ đê,phải trải qua bao nhiêu gian nang,nhưng đê vẫn bị vỡ.Phê phán những quan phủ chỉ biết ăn chơi xê xỉnh,không biết quan tâm đến những người dân khổ cực ngoài kia.

d.-Phép liệt kê là:

"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn,kẻ thì thuổng , người thì cuốc, kẻ đội đất,kẻ vác tre,nào đắp,nào cừ,bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân,người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm."

-Tác dụng: Nhấn mạnh những yếu tố miêu tả trong bài,cho ta biết những nỗi khổ khi đi hộ đê của những người dân

27 tháng 4 2022

Còn câu c thì s

 

27 tháng 4 2022

a) . Sống chết mặc bay 

t.g : Phạm Duy Tốn

b) tự sự

d ) chỉ ra: câu đầu

=> tác dụng : tăng hiệu quả diễn đạt , miêu tả chi tiết cụ thể và rõ ràng hơn tình cảnh khốn khổ của người dân khi chống lũ đắp đê.

27 tháng 4 2022

TK:

a, Trích từ bài sống chết mặc bay. Tác giả: Phạm Duy Tốn

b, PTBĐ: Tự sự

c, Liệt kê: ( kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào cừ, nào đắp)

TD: Cho thấy sự khốn khổ và vất vả của dân phu khi đi hộ đê dưới trời mưa bão. Đồng thời cho thấy tình cảnh khốn cùng của họ.

27 tháng 4 2022

a.-Đoạn văn trích từ bài: Sống chết Mặc bay

  -Của tác giả: Phạm Duy Tốn

b.PTBĐ trong đoạn văn trên là: Tự sự

d.-Phép liệt kê là:

"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn,kẻ thì thuổng , người thì cuốc, kẻ đội đất,kẻ vác tre,nào đắp,nào cừ,bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân,người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm."

-Tác dụng: Nhấn mạnh những yếu tố miêu tả trong bài,cho ta biết những nỗi khổ khi đi hộ đê của những người dân