CÂU 1:
Nơi tôi sống và làm việc chỉ thấy nhà máy và bến cảng. Nhiều đêm nhìn qua cửa sổ phòng làm việc ngắm biển mênh mông tôi bỗng nhớ dòng sông mềm mại như một dải lụa đào. Sông e ấp với dòng chảy uốn lượn quanh những cánh đồng, làng mạc.
Không bát ngát bao la nhưng cũng đủ rộng ôm ấp những phận người lam lũ bám lấy sông để mưu sinh. Sông cho tôm, cá để ấm lòng những bữa cơm đạm bạc. Sông thêm thắt để tạo nên bát gạo trắng ngần được cấy từ ruộng đất phù sa. Sông thắt vào lòng những đứa con xa quê sợi nhớ, sợi thương không dễ gì phai nhạt.
( Báo Nghệ An )
1/ Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn văn.
2/ Nếu khái quát nội dung của đoạn văn
3/ Xác định các từ láy có trong đoạ và nêu tác dụng.
CÂU 2: Cảm nghĩ về một loài cây gắn bó và yêu thích nhất của em!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Thận đánh cá ở 1 bến vắng bắt được lưỡi gươm dưới nước. Sau đó, chàng gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn, lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi ở nhà Lê Thận thì phát sáng lên 2 chữ “Thuận Thiên”, mọi người đều không biết đó là báu vật.Trong một lần chạy giặc, Lê Lợi phát hiện thấy chuôi gươm nạm ngọc nên đã lấy mang về, tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì hoàn toàn vừa khớp.
Có ý nghĩa là cả đất nước đằng ngược đằng xuôi luôn chung tay, luôn giúp đỡ nhau mỗi khi khó khăn.Còn thể hiện ý đồng lòng của người dân và thiên, trời.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.
Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.
Rùa tiến về thuyền vua và nói
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm
học tốt nhé !
Giống nhau :
*Cây tự thụ phấn :
Qua 3 giai đoạn: sản xuất siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC), hạt giống xác nhận (XN)
*Cây thụ phấn chéo :
Qua 3 giai đoạn
*Cây nhân giống vô sinh :
Qua 3 giai đoạn: sản xuất tthế hệ vô tính SNC, thế hệ NC, thế hệ XN
Khác nhau :
* Cây tự thụ phấn :
- Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả, hạt nhập nội, hoặc hạt bị thoái hoá
- Không đòi hỏi yêu cầu cách ly cao
* Cây thụ phấn chéo :
- Vật liệu khởi đầu là hạt SNC: hạt tác giả
- Yêu cầu cách ly nghiêm ngặt
* Cây nhân giống vô sinh :
- Vật liệu khởi đầu là thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC
- Không yêu cầu cách ly
Chúc bạn học tốt!
By Ryu cho mik nhó
1) Mở bài gián tiếp
Em đã từng đi nhiều nơi, ngắm nhiều cảnh vật. Đó là cảnh hừng đông trên mặt biển, cảnh bình minh nhộn nhịp nơi phố phường. Nhưng với em không nơi đâu đẹp và thanh bình bằng cảnh một ngày mới trên quê hương em
2) Kết bài mở rộng
Cảnh bắt đầu một ngày mới trên quê hương em là thế đó. Nó pha giữa cái thanh bình của chốn làng quê với cái nhộn nhịp, ồn ào của vòng quay cuộc sống. Nó để lại trong em một tình yêu vô bờ với quê hương.
Trường học là nơi chúng ta có biết bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và cả những góc nhỏ thân thương. Nhắc đến thời cắp sách đến trường đầy hồn nhiên, tinh nghịch ấy, làm sao ta có thể quên được cây phượng già vẫn đứng ở góc sân trường. Phượng đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học sinh, chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi học trò.
Cây phượng trường tôi được trồng từ lâu lắm rồi. Có lẽ cây được trồng từ khi trường mới thành lập, tuổi của cây đã trở thành tuổi của trường. Thân cây to lớn, sần sùi và có những cái mấu nổi lên như những cục u, phải hai người vòng tay ôm mới xuể. Từ thân cây tủa ra tứ phía những cành nhỏ hơn. Cành cây tựa như những cánh tay gầy guộc đang trải tóc cho mây trời. Tán cây xanh và rộng, nhìn xa như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng sân trường. Lá phượng màu xanh non, nhỏ như lá me, chỉ cần một làn gió thoảng qua là ta đã được chứng kiến một cơn mưa lá phượng. Mỗi lần ánh nắng chiếu qua kẽ lá là lại tạo thành vô vàn những chấm nhỏ li ti in xuống sân trường.
Rễ cây to và cứng, có những chiếc rễ trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn đang bò ngoằn nghoèo. Xuân qua hè đến, khi những chú ve chơi bản hợp xướng quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở. Hoa phượng và ve đã trở thành nét đặc trưng mà nhắc đến mùa hè ta không thể không nghĩ đến. Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím, be bé xinh xinh, hôm nay, phượng đã nở bừng rực rỡ chẳng hề báo trước, làm mọi người không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ.
Phượng không phải là một đóa, một cành, phượng là cả một bầu trời đỏ rực. Hoa phượng gốm 5 cánh thắm, mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy hoa vàng tươi. Mỗi bông phượng đỏ rực tựa như ngọn lửa cháy, được tạo thành vô vàn những con bướm đậu khít nhau. Giữa đám lá xanh biếc, phượng vươn mình đầy kiêu hãnh, tô điểm cho nền trời bằng những chùm pháo hoa rực rỡ. Phượng làm bừng sáng cả một góc sân trường, trong nắng sớm, phượng tinh khôi đầy tươi mới. Những cơn mưa rào mùa hạ ghé qua làm dịu bớt cái màu đỏ ấy lại, vô vàn cánh hoa theo mưa rơi lả tả trong niềm tiếc nuối của học trò.
Hoa phượng được ưu ái gọi bằng cái tên hoa học trò – cái tên đầy chất thơ gói gọn bao nỗi niềm, tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người. Phượng có mặt trong mọi ngách của quãng đời học sinh. Phượng lấp ló ngoài cửa sổ nghe cô giáo giảng bài. Giờ ra chơi, dưới bóng phượng râm mát, chúng tôi lại cùng nhau nô đùa, trò chuyện. Nhìn sắc phượng đỏ thắm tự bao giờ, lòng mỗi người học sinh lại bồn chồn, lo lắng không yên: vậy là một mùa thi nữa sắp đến gần. Phượng giờ đây lại chứng kiến cả những âu lo, vất vả của những giờ ôn bài. Đối với những người học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng làm nên giờ phút chia tay lệ trào nơi khóe mắt. Những cánh phượng hồng được ép trong cuốn sổ lưu bút trao nhau mà chất chứa biết bao lưu luyến, bịn rịn. Góc phượng già gắn liền với giờ ra chơi hôm nào trở thành nơi diễn ra những cuộc chia tay trong tiếc nuối, bao lời yêu thương được nói ra sao mà thân thương đến thế. Và rồi kì ngh hè đến, học sinh về hết, chỉ còn cây phượng già đứng lặng lẽ như người bảo vệ thầm lặng cho ngôi trường mến yêu.
Nhờ có phượng mà thời học sinh của mỗi người trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Phượng mãi mãi ở trong tim chúng ta, gợi nhắc về một thời hồn nhiên mà biết bao yêu thương, gắn bó.
Mỗi người sinh ra đều lưu giữ trong tim hình ảnh của những thành viên, ấy chính là gia đình. Gia đình - hai tiếng gọi thân thương mà giản dị biết mấy. Đó là nơi ta chập chững những bước đi đầu đời, là nơi hạnh phúc luôn đong đầy trọn vẹn. Đó còn là nơi trở về sau những lần vấp ngã, là nơi mọi người yêu thương để tiếp cho nhau sức mạnh vững bước trên đường đời. Chỉ thế thôi thì em cũng yêu gia đình biết nhường nào.
Gia đình em là một tổ ấm gồm 6 thành viên: ông bà nội, bố mẹ, em và em gái em. Ông bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông bà sống rất được lòng mọi người, được hàng xóm quý mến. Trong gia đình thì ông bà rất yêu thương con cháu. Từ nhỏ, em đã được chìm đắm trong điệu ru ầu ơ của bà, được say sưa trong những câu chuyện cổ tích của ông. Qua đó, em được giáo dục về cách sống đẹp, biết thương người như thể thương thân, tiếp thu những điều hay lẽ phải. Bởi vậy nên mọi người trong nhà đều yêu quý và kính trọng ông bà.
Đối với em thì bố chính là một thần tượng đầy ngưỡng mộ. Tuy không làm những nghề cao quý như bác sĩ, kĩ sư ... Bố là một người công nhân tâm huyết với nghề. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Mỗi khi có những băn khoăn, trăn trở; vấp ngã hay thất bại thì bố như bức tường thành nâng đỡ em, giúp em mạnh mẽ, trưởng thành hơn trên đường đời. Những sương gió vất vả của cuộc đời in hằn trên khuôn mặt và làn da của bố, em lại càng yêu và kính trọng bố hơn.
Không chỉ có chuyên môn nghề nghiệp cao mà bố em còn rất khéo tay. Những vật dụng trong nhà hầu hết đều do bố tự tay làm. Bàn tay khéo léo ấy đóng cho em chiếc nôi thuở ấu thơ, làm cho em con ngựa gỗ để vui chơi rồi lại tự làm kệ sách cho gia đình,... Là người làm chủ gia đình nhưng bố không hề gia trưởng, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu để hạnh phúc được bền lâu.
Còn mẹ em, mẹ kém bố 3 tuổi, vậy là năm nay mẹ đã 35 tuổi rồi. Mẹ làm công nhân may ở một công ty gần nhà nên có khá nhiều thời gian rảnh để chăm sóc gia đình. Mẹ là đầu bếp số 1 của gia đình, luôn chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Nếu bố là bức tường thành vững chắc thì mẹ chính là vòng tay dang rộng luôn ôm ấp và chào đón em. Vào thời gian rảnh, mẹ thường may quần áo cho em, thêu thùa may vá vốn là sở thích của mẹ.
Em gái em mới hơn một tuổi, đang tuổi tập đi tập nói nên rất dễ thương. Ở nhà, bé được mọi người gọi là Nhím. Bé rất thích xem các chương trình quảng cáo để tập nói theo. Giờ đây bé có thể nói những từ đơn giản như mẹ, bà, bố, ông… từ ngày có thêm bé, cả nhà em lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.
Gia đình em sống rất tình cảm, quan tâm và gắn bó với nhau. Tuy mỗi người đều có công việc của riêng mình nhưng đều dành thời gian cho mái ấm gia đình.
Gia đình em là một mái ấm thân yêu. Em yêu gia đình của mình và luôn tự nhủ sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ cha.