K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"


Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.

24 tháng 7 2021

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời..Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

bạn tham khảo nhé

24 tháng 7 2021

giúp mình nhé

24 tháng 7 2021

Sắp tới tháng cô hồn rồi. Ai cũng biết tháng cô hồn rất xui. Vì vậy ai đọc được cái này thì gửi cho đủ 30 người. Vì lúc trước có cô gái đọc xong không gửi, 2 ngày sau khi đi tắm cô ấy bị ma cắn cổ mà chết và mẹ cô ấy cũng chết. 2 vợ chồng kia đọc xong liền gửi đủ 30 người, hôm sau họ trúng số. Nên bạn phải gửi nhanh!!!!!!!...\\n

17 tháng 11 2021

Báo cáo

23 tháng 7 2021

Cre: mạng

1. Giải thích

Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền?

– Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.

– Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống.

→ Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

2. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Sách cung cấp cho ta những tri thức, kinh nghiệm quý báu về mọi lĩnh vực trong cuộc sống để ta giải quyết được những nhiệm vụ của cuộc sống.

– Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều yêu thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình.

– Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

– Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán.

=> Sách giúp ta nâng cao hiểu biết và hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn.

Ý kiến là một chân lí rút ra từ thực tiễn học tập và giao tiếp của con người, có tác dụng định hướng con người tiếp cận tri thức trong cuộc sống.

3. Bài học thực tiễn

– Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu do đó cần chọn bạn mà chơi cũng như chọn sách mà đọc.

– Phê phán những người lười đọc sách.

21 tháng 7 2021

Sự cứng rắn, cố chấp thì chỉ có thể đàn áp được những kẻ dưới chân mình, không thể nào chống lại được kẻ ở trên mình và bản thân cũng vì sự cứng rắn đó mà bị giẫm chết. Nước chân thành giúp đỡ vạn vật, làm vạn vật sinh sôi nãy nở

e

rất

xúc

động

ht

21 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!!

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nhân dân ta, có rất nhiều câu ca dao nói về truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong đó có một câu ca dao nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Chữ hiếu ở đây không chỉ là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, mà còn là cách cư xử sao cho đúng với giá trị đạo đức của một người con. Hiếu là biểu hiện của lòng biết ơn và sự đền đáp công ơn của chúng ta. Dù có đi đâu, ở vào hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ về cha mẹ.

Sống ở đời, ai cũng hiểu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã đổ bao công sức mồ hôi mới có được. Ngay từ những bước đi đầu tiên, mới chập chững vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chúng ta đi. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái khiến những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy, để ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn đó, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta phải luôn ở bên cha mẹ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có đi đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.

Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.