K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

Câu này bn đăng rồi thì không nên đăng tiếp nha.

Đề thi đánh giá năng lực

14 tháng 10 2019

1)(thức ăn) được nấu nướng kĩ đến mức ăn được

2)suy nghĩ kĩ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh

3)thời cơ đã đến

Tham khảo:

Câu 4:

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

14 tháng 10 2019

4)Người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới.

13 tháng 10 2019

- do học sinh thiếu tiền chăng

- hoặc do theo phong trào

14 tháng 10 2019

“Vắng mợ thì chợ vẫn đông” Đây là một câu tục ngữ quen thuộc thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày nên không còn xa lạ gì với mọi người. Câu tục ngữ này thường để ám chỉ những kẻ tự cho mình là nhất, quá đề cao tầm quan trọng của bản thân mình. Như chúng ta đã biết, chợ thì lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Đây là nơi các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên và vô cùng nhộn nhịp. Nếu chợ mà thiếu đi một người thì liệu có ai biết, liệu có ai quan tâm?
Mượn ý này, câu tục ngữ “Vắng mợ thì chợ vẫn đông” dùng để mỉa mai cũng như nhắc nhở một số thành phần tự cho mình là quan trọng. Thế giới mênh mông rộng lớn như vậy, thiếu một người cũng không đến nỗi bị xáo trộn mọi thứ. Thậm chí, vua của một nước mất còn có vua khác lên ngôi thì mỗi người dân bình thường mất đi có mấy ai quan tâm. Có thể là, bạn thật sự quan trọng ở một tập thể nào đó nhưng nếu đem ra những tập thể lớn hơn, bạn chưa chắc còn giữ vai trò quan trọng.
Thế giới không ngừng xoay chuyển và phát triển mạnh mẽ. Trái đất sẽ không vì bạn mà ngừng quay, mọi người sẽ không vì bạn buồn đau mà ngưng mỉm cười,…Vậy nên, bạn hãy tỉnh lại đi và bớt tự cho mình là trung tâm nữa. Ai cũng phải bận bịu trong mớ hỗn độn của riêng mình, người ta không rảnh rỗi tới độ suốt ngày quan tâm đến bạn.

15 tháng 10 2019

Nhiều người luôn tự cho mình là trung tâm, luôn nghĩ bản thân mình là quan trọng và mọi chuyện sẽ không hoàn thiện khi thiếu vắng họ. Thế nhưng, mỗi cá nhân cũng chỉ giống như những hạt cát trên sa mạc hay giọt nước dưới đại dương nhiều vô số kể. Bạn đừng quá đề cao bản thân kẻo đến một ngày nhận ra thì mọi chuyện cũng trở nên quá muộn.

Có nhiều người thật sự có sức ảnh hưởng lớn nhưng một số khác thì không. Sống ở trên đời nên biết mình biết người, khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ nhưng tự kiêu một chút cũng là thừa.

“Vắng mợ thì chợ vẫn đông”

Đây là một câu tục ngữ quen thuộc thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày nên không còn xa lạ gì với mọi người. Câu tục ngữ này thường để ám chỉ những kẻ tự cho mình là nhất, quá đề cao tầm quan trọng của bản thân mình. Như chúng ta đã biết, chợ thì lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Đây là nơi các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên và vô cùng nhộn nhịp. Nếu chợ mà thiếu đi một người thì liệu có ai biết, liệu có ai quan tâm?

Vắng mợ thì chợ vẫn đông

Vắng mợ thì chợ vẫn đông

Mượn ý này, câu tục ngữ “Vắng mợ thì chợ vẫn đông” dùng để mỉa mai cũng như nhắc nhở một số thành phần tự cho mình là quan trọng. Thế giới mênh mông rộng lớn như vậy, thiếu một người cũng không đến nỗi bị xáo trộn mọi thứ. Thậm chí, vua của một nước mất còn có vua khác lên ngôi thì mỗi người dân bình thường mất đi có mấy ai quan tâm. Có thể là, bạn thật sự quan trọng ở một tập thể nào đó nhưng nếu đem ra những tập thể lớn hơn, bạn chưa chắc còn giữ vai trò quan trọng.

Thế giới không ngừng xoay chuyển và phát triển mạnh mẽ. Trái đất sẽ không vì bạn mà ngừng quay, mọi người sẽ không vì bạn buồn đau mà ngưng mỉm cười,…Vậy nên, bạn hãy tỉnh lại đi và bớt tự cho mình là trung tâm nữa. Ai cũng phải bận bịu trong mớ hỗn độn của riêng mình, người ta không rảnh rỗi tới độ suốt ngày quan tâm đến bạn.

Sự khác nhau giữa tình yêu thương con người và lòng thương hại :

- Yêu thương :

 + Xuất phát từ tình cảm chân thật.

 + Bắt nguồn từ cảm xúc của mỗi con người.

- Thương hại :

 + Sự đồng cảm, xót thương trước những hoàn cảnh khó khăn.

Chúc bn hok tốt ~

Bạn Thanh Nguyên làm đúng phần yêu thương rồi nhưng chưa đúng phần thương hại nhé!!!

Thương hại : 

+) Ý khinh bỉ, coi thường

+) Không xuất phát từ tình cảm chân thật

14 tháng 10 2019

+ Giải thích lương tâm là gì? có nhiều cách giải thích :
-Lương tâm là yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người tự khả năng đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình.
-Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
Lương tâm chi phối những hành vi, ứng xử giữa người với người.

10 tháng 10 2019

bạn cho m xin đề bài

10 tháng 10 2019

Đề mình gửi cho b rồi ạ tại hình ảnh k đăng lên đc