K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2021

 

Câu 1: 

PTBD: biểu cảm

Câu 2:

NV trữ tình là chàng trai và cô gái

Câu 3:

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,

Thiệp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây

Trong cửa này đã đành phận thiếp,

Ngoài mấy kia há kiếp chàng vay

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời 

Câu 4:

Phép đối diễn tả sự xa cách của đôi uyên ương, một người ở xa còn một người mòn mỏi chờ đợi, phép đối diễn tả sự trông ngóng và nhung nhớ của người con gái với người mình yêu

Câu 5:

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời 

Câu thơ cho thấy sự chia cách bất ngờ khi hạnh phúc đang cận kề, họ bất ngờ phải ''đôi ngả'' khi sắp được gần nhau

Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của một bác sĩ nhãn khoa, nhưng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình một...
Đọc tiếp

Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của một bác sĩ nhãn khoa, nhưng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình một cách không cần thiết. Thị lực thông thường của con người có thể mắc chứng cận thị hoặc viễn thị. Đây cũng là hai chứng bệnh mà thị lực tinh thần có thể mắc phải.

Những người có cái nhìn thiển cận sẽ không trông thấy các mục tiêu hay tiềm năng ở xa. Anh ta chỉ chú ý đến những vấn đề trước mắt và hoàn toàn mù mờ về những cơ hội phía trước mà nếu chỉ cần suy nghĩ và lập kế hoạch, rất có thể chúng sẽ thuộc về anh ta. Bạn cũng sẽ bị xem là có cái nhìn thiển cận nếu không lập kế hoạch, đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng cho tương lai.

Ngược lại, những người nhìn quá xa sẽ không thấy các tiềm năng ở ngay trước mắt. Anh ta sẽ không hề nhận ra những cơ hội hiện có. Anh ta chỉ nhìn thấy thế giới mộng mơ của tương lai, không mấy liên quan đến hiện tại. Anh ta muốn khởi đầu ngay từ đỉnh cao, thay vì tiến đến đó từng bước một. Hơn nữa, anh ta không nhận ra rằng việc bắt đầu từ đỉnh cao như vậy là anh ta đang tự đưa mình vào thế khó khăn.”

(“Học để thấy”, Tư duy tích cực tạo thành công, Napoleon Hill)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “thị lực tinh thần” và thị lực thông thường của con người có những điểm giống nhau như thế nào?

Câu 3: Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa người mắc chứng cận thị và viễn thị về tinh thần?

Câu 4: Theo anh/chị, việc tác giả chỉ ra những khiếm khuyết trong thị lực tinh thần của con người có ý nghĩa như thế nào?

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Làm thế nào để chữa trị những chứng bệnh “thị lực tinh thần”?

0
3 tháng 2 2021

Tham khảo:

Những cái ''ngông'' của Tản Đà:

a. Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời:

- Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.

b. Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:

- Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"

- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ.

- Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".

=> Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi.

- Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục.

- Tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà.

c. Cái "ngông" trong khi trò chuyện cùng Trời:

- Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.

- Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.

- Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc "thiên lương".

- Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.

- Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn

So sánh cái ngông của Tản Đà với NCT:

-Giống nhau :  Cái " ngông " của hai nhân vật biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong cách lựa chọn đề tài,nội dung, ngông trong cách thể hiện những nôi dung đề tài đó,ngông tron cách sử dụng  ngôn ngữ,hình ảnh,và đặc biệt ngông thể hiện cái Tôi rất riêng,đầy phong cách

 
Cho đoạn trích sau                                Quẳng gánh lo đi mà vui sốngNgười dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:- Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?- Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.- Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau

                                Quẳng gánh lo đi mà vui sống

Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:- Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?- Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.- Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. "Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên."Thỉnh thoảng chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống, nghỉ ngơi lấy sức để còn tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo. Khi bạn trở về nhà, hãy quẳng lo âu về công việc ngoài cửa. Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang.Còn bây giờ : Giải trí và thư giãn !

Câu 1 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì 

Câu 2 Tìm tình thái từ trong câu sau :"Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ !"

Câu 3:Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm chúng ta trong đoạn văn trên là gì ? 

Câu 4:Có ý kiến cho rằng Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Với hiểu biết xã hội hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống

2
2 tháng 2 2021

Câu 4 thamkhao

1. Mở Bài

· Trong xã hội con người, nơi con người tập trung sinh sống lại có sự lạnh lẽo đáng sợ, sự lạnh lẽo đó bắt nguồn từ sự thiếu vắng tình thương, chính bởi vậy mới có câu "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương".

2. Thân Bài

· Giải thích các khái niệm:

· Bắc Cực là gì?: Là điểm cực Bắc của quả địa cầu, nơi đây có đặc điểm thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt với băng tuyết bao phủ quanh năm

· Tình thương là gì?: Là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, đó là tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ giữa những con người với nhau

· Ý nghĩa câu nói: mang ý nghĩa nói về giá trị đích thực của tình thương trong đời sống con người, con người có thể sống trên Bắc Cực nhưng chắc chắn không thể sống ở nơi thiếu tình thương

· Tại sao Bắc Cực không phải nơi lạnh nhất

· Tại sao nơi thiếu vắng tình thương lại lạnh nhất

· Ý nghĩa và vai trò của tình thương

3. Kết Bài

Bài học nhận thức: Như vậy qua câu nói trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng nơi thiếu vắng tình thương là nơi lạnh nhất, phải nhận thức được rằng sống là phải yêu thương, nếu bản thân sống không có tình thương là đang tự hủy hoại cuộc sống của mình.

Câu 1 : Phương thức biểu đạt : Nghị luận

Câu 2 : Tình thái từ : chứ

Câu 3 : Thông điệp :

Thông điệp mà em tâm đắc nhất đó chính là thông điệp cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Nếu con người cứ mắc kẹt trong việc liên tục gánh vác những áp lực công việc lên vai thì không những chúng ta không thể hoàn thành được công việc mà còn làm cho bản thân trở nên mệt mỏi hơn. Chính vì vậy, điều mà mỗi người chúng ta cần làm đó chính là có những quãng thời gian nghỉ ngơi giữa những quãng thời gian làm việc để lấy lại sự cân bằng, sức khỏe cho quá trình làm việc lâu dài.

   Nếu bạn đòi hỏi cao hơn ở bản thân nhưng không thực sự tin rằng bạn có thể đáp ứng được thì đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại chính bản thân mình.  Niềm tin cũng giống như những mệnh lệnh tuyệt đối, cho ta biết sự việc như thế nào, về những gì trong tầm tay, và những gì bất khả thi. Chung định hình nên mỗi hànhđộng, suy nghĩ và cảm nhận của ta. Do đó, thay đổi niềm tin chính là...
Đọc tiếp

   Nếu bạn đòi hỏi cao hơn ở bản thân nhưng không thực sự tin rằng bạn có thể đáp ứng được thì đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại chính bản thân mình.

  Niềm tin cũng giống như những mệnh lệnh tuyệt đối, cho ta biết sự việc như thế nào, về những gì trong tầm tay, và những gì bất khả thi. Chung định hình nên mỗi hànhđộng, suy nghĩ và cảm nhận của ta. Do đó, thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào. Trước khi hành động, ta cần củng cố cảm giác chắc chắn rằng ta hoàn toàn có thể và sẽ đáp ứng được những chuẩn mực mới

   Nếu không kiểm soát được niềm tin của mình, dù có nâng cao chuẩn mực lên cao đến đâu thì ta cũng sẽ chẳng bao giờ có đủ tự tin để đạt được chuẩn mực đó. Thử tưởng tượng xem Gandhi sẽ gặt hái được gì nếu ông không thực sự tin vào sức mạnh của phong trào đối kháng bất bạo động? Chính sự tương hợp trong đức tin đã giúp ông tiếp cận những năng lực tiềm ẩn và dám đương đầu với những thử thách thường làm ngã lòng những kẻ thiếu tận tâm. Vì vậy, niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào.

(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả cho rằng: “thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào”? (0,5 điểm)

Câu 3: Anh chị có đồng ý với quan điểm “niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào” hay không? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao anh/chị lựa chọn  thông điệp đó?

Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để có được những thành công lớn. (2,0 điểm)

1

Câu này trả lời sao zậy ạ giúp mình với 

 Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân. Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn...
Đọc tiếp

 Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân.

 Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn muốn chịu đựng và tất cả những điều tôi khát khao được.

Hãy nghĩ tới những di sản được lưu truyền hậu thế của những con người đã nâng cao các chuẩn mực của mình và hành động đúng theo những gì đã hoạch định với lòng quyết tâm và không một chút khoan nhượng. Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân. Nguồn lực tồn tại trong họ cũng chính là sức mạnh hiện hữu bên trong bạn nếu bạn can đảm đánh thức nó. Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân.

(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Điều gì đã làm thay đổi cuộc sống của tác giả nhiều năm trước? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân.” ( 1,0 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân” hay không? Vì sao? (2,0 điểm)

Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để nâng tầm bản thân. (2,0 điểm)

0
31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

29 tháng 1 2021

đề bài?