K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2022

Câu 1:

Trong tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá".

Của nhà thơ Huy Cận.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác trong thời gian Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh khi ông có cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

Câu 2:

Một BPTT trong đoạn thơ trên: so sánh (Biển cho ta cá như lòng mẹ)

Hiệu quả nghệ thuật: tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của tác giả trong câu thơ, ca ngợi lòng biển rộng lớn cho ta cá như lòng người mẹ.

Câu 3:

Phân tích hình ảnh tiếng hát:

+ Thể hiện cho sự hân hoan, phấn khởi của người lao động.

+ Tiếng hát tạo nên âm điệu với âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại phơi phới bay bổng. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ, làm cho người đọc thấy hay và ghi nhớ nó.

14 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Giới thiệu ý kiến trên.

Ví dụ: Có ý kiến cho rằng:..... 

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích:

+ Đồng cảm và sẻ chia là gì?

+ Cánh cửa dẫn đến thiên nhiên theo em nghĩ nó có nghĩa là gì? (Gợi í: là con đường dắt dẫn mình đến với sự tươi đẹp của thiên nhiên, được gắn bó và gần gũi hơn với tạo hóa)

- Bàn luận:

+ Em hiểu như thế nào về ý kiến này?

+ Ý kiến này muốn khuyên mình điều gì?

+ Ý kiến này có ý nghĩa như thế nào?

- Vì sao phải học cách đồng cảm sẻ chia?

+ Người có sự đồng cảm sẻ chia là người như thế nào?

+ Vì sao học cách đồng cảm và sẻ chia lại chính là cánh cửa dẫn đến thiên nhiên? (Đồng cảm và sẻ chia mang lại lợi ích gì?)

-> Đưa ra dẫn chứng.

- Kết luận:

+ Ý kiến trên đúng hay sai?. Vì sao?

- Mở rộng: phê phán những con người không biết đồng cảm và sẻ chia.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để đến với thiên nhiên qua cách đồng cảm và sẻ chia?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình về ý kiến này một lần nữa.

- Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ nên biết học cách đồng cảm và sẻ chia đến mọi người qua đoạn văn trên.

cj kêu cô khóa acc ai mà giờ cô khóa acc em nè:<

14 tháng 8 2022

Câu 1:

Thuộc văn bản "Đoàn thuyền đánh cá".

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác trong thời gian Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh khi ông có cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

Câu 2:

Nội dung đoạn thơ: miêu tả hình ảnh và hoạt động của con thuyền khi ra khơi theo suy nghĩ của tác giả. 

Câu 3:

BPTT: nhân hóa và nói quá "lái"

Giá trị biểu đạt: diễn đạt tinh tế vẻ đẹp của người dân làng chài qua việc gợi lên hình ảnh chiếc thuyền đầy sống động và gợi cảm. Qua đó còn đưa lên sự ngạo nghễ với tư thế tầm nhìn lớn lao kì vĩ và tâm hồn phóng khoáng của người dân.

Câu 4:

Cảm nhận: đây là hình ảnh đặc sắc được tác giả gợi lên từ những suy nghĩ thực tế của ông và là vẻ đẹp của thiên nhiên làm cho "cánh buồm" có ánh sáng của trăng. Qua đó gợi lên sự đẹp đẽ của cánh buồm mặc dù cũ kĩ nhưng lại được cộng hưởng với ánh trăng lung linh. Hình ảnh "buồm trăng" còn thể hiện cho cuộc sống của người dân lao động đậm chất trữ tình, thơ ca.

14 tháng 8 2022

*BPTT: liệt kê (Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ)

Tác dụng: làm cho hình ảnh và các sự vật lúc đó được hiện ra một cách rõ ràng, ngắn gọn. Qua đó chúng có thế sự liên kết với nhau, làm cho người đọc liền hiện lên hình ảnh thơ mộng đó trong đầu.

*BPTT:  So sánh

Chỉ:

"Ôi tiếng việt như bùn và như hoa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ''

Tác dụng: tăng giá trị hình ảnh "tre" và cảm xúc về "tiếng việt" của tác giả trong câu thơ. Làm rõ suy nghĩ của tác giả về "tre" và "tiếng việt", qua đó làm cho câu thơ thêm sức gợi hình gợi cảm.

14 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả dẫn vào tác phẩm trên.

- Dẫn dắt vào đoạn trích trên.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Khái quát nội dung đoạn trích trên.

- Vẻ đẹp của Vũ Nương trong thời gian Trương đi lính thông qua lời nói của nàng:

+ Là một người phụ nữ thương chồng và thương con (điều đó được thể hiện qua lời nói nào của nàng?)

+ Là một con người không ham vinh hoa phú quý, một lòng chỉ cần chồng bình an (điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?) (Lời dẫn trực tiếp + câu ghép)

+ Là một người phụ nữ an phận chỉ cần sự bình yên, người vợ luôn lo toan cho chồng.

- Suy nghĩ của mình về vẻ đẹp đó?

+ Vẻ đẹp của Vũ Nương gợi cho mình những tâm tình gì?

+ Nàng là một người phụ nữ có đầu đủ: công dung ngôn hạnh,....

- Liên hệ vẻ đẹp của nàng với người phụ nữ thời xưa.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Vũ Nương.

14 tháng 8 2022

giúp tui mấy câu kia nx đuê =)))

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dướiGIÀU HAY NGHÈO          Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê nghèo để thằng bé thấy những người nghèo ở đầỵ sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì trong vùng. “Đây là một cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”, người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

GIÀU HAY NGHÈO 

         Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê nghèo để thằng bé thấy những người nghèo ở đầỵ sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì trong vùng. “Đây là một cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”, người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con trai bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường vê, người cha nhìn con trai mỉm cười:

 – Chuyến đi như thế nào hả con?

– Thật tuyệt vời, bố ạ! – Người con vui vẻ trả lời.

– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy. Thế con rút ra được điểu gì từ chuyến đi này?

       Đứa bé không ngần ngại:

– Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lảnh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân, họ thì có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cảnh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thực phẩm còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh còn họ lại có những người bạn láng giềng che chở cho nhau.

 Đến đây người cha không nói gì cả.

-Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.

     Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi nhũng thứ quá tầm tay. Cũng có nhũng thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn, đánh giá và hoàn cảnh của mỗi người. Xin đùng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì mà bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

( Theo Hạt giống tâm hồn)

Nhận xét cách tác giả đã triển khai đoạn văn sau:

     Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lảnh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân, họ thì có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cảnh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thực phẩm còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ lại có những người bạn.

1
14 tháng 8 2022

Nhận xét:

- Tác giả đã khai triển đoạn văn trên theo cách móc xích.

- Lấy biện pháp "điệp ngữ" để vừa tạo cho các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời vừa xây dựng lên cách nói rõ ràng bày tỏ rõ suy nghĩ của cậu bé trong đoạn văn.

- Đoạn văn thêm hay hơn nhờ tác giả triển khai đội hình: con/ chúng ta và còn họ/ họ.

14 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "tử tế với chính mình và với những người xung quanh".

Ví dụ gợi í: Có câu: "Thương người như thể thương thân",.. -> dẫn vào vấn đề nghị luận.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích:

+ Tử tế với chính mình là gì?, nó được thể hiện qua hành động và qua điều gì?

+ Tử tế với những người xung quanh là gì?, nó được thể hiện qua việc làm gì?

- Bàn luận:

+ Việc "tử tế" với chính mình" và "tử tế" với những người xung quanh" sẽ đi đôi với nhau.

-> Đưa ra dẫn chứng: một người biết yêu thương bản thân, biết chăm lo tử tế với bản thân mình thì cũng nên tử tế với những người xung quanh như cách mà họ yêu thương bản thân. 

- Nêu lên suy nghĩ của mình với 2 việc này:

+ Chúng ta cần tử tế với chính mình, biết yêu thương bản thân và bên cạnh đó cũng cần biết tử tế với người khác.

+ Vì sao phải tử tế với bản thân?

-> Điều đó mang lại lợi ích gì cho mình?, mình sẽ trở thành người ra sao?

+ Vì sao phải tử tế với những người xung quanh mình?

-> Vì việc đó sẽ thể hiện mình là người như thế nào, mình sẽ có những cái nhìn như thế nào từ mọi người về việc này?. Giá trị, phẩm chất bản thân mình sẽ ra sao?.

- Mở rộng:

+ Phê phán một số người chỉ biết "tử tế" với bản thân mà không "tử tế" với những người xung quanh.

+ Nhắc nhở một số người chỉ "tử tế" với người ngoài mà quên đi việc mình cần phải "tử tế" với bản thân mình nữa.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để thể hiện việc "tử tế" với chính mình và làm gì để thể hiện việc "tử tế" với những người xung quanh?.

- Kết luận, nhận xét:

+ Con người ta nên vừa biết yêu thương, "tử tế" với chính mình và "tử tế" với những người xung quanh.

+ ....

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến mọi người qua đoạn văn rằng: "Nên biết tử tế với chính mình và với những người xung quanh".

14 tháng 8 2022

Nội dung đoạn trích: tâm trạng anh Sáu khi con mình không nhận ra mình là cha qua lời nói, sự việc bé Thu kêu anh vào ăn cơm.

13 tháng 8 2022

a. Có 2 hai BPTT trong đoạn thơ

BPTT: so sánh (mặt trời đi qua trên lăng)

Phân tích giá trị: làm cho sự vật được nói đến thêm sinh động hơn, qua đó làm tăng giá trị diễn đạt hình ảnh cho câu thơ.

BPTT: ẩn dụ (một mặt trời trong lăng rất đỏ)

Phân tích giá trị: ca ngợi vẻ đẹp của Bác rất đẹp, con người Bác sáng chói như mặt trời. Qua đó thể hiện suy nghĩ tôn kính của tác giả đối với Bác.

b. Có 2 BPTT trong câu 

BPTT: nhân hóa (xuống)

Phân tích giá trị: làm cho hoạt động của mặt trời trở nên sinh động hơn qua đó làm sự diễn đạt thêm gợi hình gợi cảm.

BPTT: so sánh (như)

Phân tích giá trị: làm tăng giá trị hình ảnh "mặt trời", sự miêu tả sự vật được nói đến thêm tinh tế sắc xảo hơn. Qua đó làm cho câu thêm hay hơn và có sức hấp dẫn đến người đọc hơn.

c. Có 1 BPTT

BPTT: nhân hóa (say ngủ, ngẫm nghĩ, sóng vai nhau, nằm nghỉ)

Phân tích giá trị: làm cho các sự vật ở công trường từ vô tri vô giác trở nên có hồn hơn, hình ảnh được gợi tới thêm sức gợi cảm và sinh động hơn.