xác định các vế câu ghép chủ ngữ vị ngữ trong từng vế câu và các cặp quan hệ trong các câu sau : a) vì trời mưa nên đường lầy lội
b) tuy nhà xa nhưng lan ko bao giờ đi học muộn
c)nếu trơi nắng thì chúng mình sẽ cắm trại vào chủ nhật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mãi cho đến năm 1915, người ta mới tìm ra một loại chất để pha trộn với cao su giúp lốp xe chống được sự mài mòn giúp tăng tuổi thọ của lốp xe lên gấp 4, 5 lần. Loại chất này là bột than đen (carbon black), nó chiếm khoảng 30% khối lượng lốp và là nguyên nhân khiến lốp xe có màu đen.
Năm 1950, người ta còn sản xuất lốp xe với nhiều màu sắc khác bắt mắt ngoài màu đen như màu cam, đỏ, vàng… Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, những mẫu lốp xe màu sắc rực rỡ này lại bị khô cứng và bay màu.
Các nhà sản xuất phát hiện ra rằng, nguyên nhân khiến lốp màu nhanh hỏng hơn lốp đen là do cao su màu khi gặp các chất tổng hợp từ tầng ozone và tia hồng ngoại từ Mặt Trời sẽ xuất hiện các phản ứng hóa học làm tính chất của lốp bị biến dạng.Do độ bền kém hơn lốp xe màu đen mà giá cả lại cao nên lốp xe màu nhanh chóng biến mất sau một thời gian.
sai roi nguoi ta con phai cho muoi than chu nen cao su co mau den la vi luong muoi than nhieu
Từ ghép đẳng lập:quốc gia,sơn hà,giang sơn,hoan hỉ,nhật nguyệt.
Từ ghép chính phụ:quốc kì,tân gia,phi đội,thi nhân,đại sự,ngư nghiệp.
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó. Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm! Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng. Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất. Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.
Bài đọc giới thiệu về trái sầu riêng. Đây là một trái cây quý của miền Nam, có hương vị đặc biệt. Sầu riêng ra hoa vào cuối năm, đậu quả vào tháng năm âm lịch năm sau. Cây sầu riêng khẳng khiu, lá nhỏ như lá héo, nhưng quả thì thơm ngon hấp dẫn lạ kì.
Vì trời mưa nên đường lầy lội
Tuy nhà xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn
Nếu trời nắng thì chúng mình sẽ cắm trại vào chủ nhật
Chú thích
nghiêng: QHT
gạch chân + in đậm: chủ ngữ
gạch chân: Vị ngữ