caau 2, tr. 74 , SGK taajp 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mái trường – Ngôi nhà thứ hai – nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất của tuổi học trò trong cuộc đời mỗi con người. Ở đó có thầy cô, bạn bè gắn bó, thân thiết, tạo nên những kỉ niệm khó phai mờ. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy, cô giáo nào đó. Tôi cũng vậy, có lẽ suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô giáo chủ nhiệm của tôi với cái tên rất đẹp: Lâm Thị Bích Hải.
Cô Hải chủ nhiệm lớp tôi từ khi học lớp sáu. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, chúng tôi xếp hàng tập trung nhận cô giáo chủ nhiệm. Sau khi hàng ngũ chỉnh tề, cô hiệu trưởng bắt đầu giới thiệu giáo viên chủ nhiệm các lớp, chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo có dáng người nhỏ nhắn, mái tóc cát ngắn trông rất dễ mến có tên Lâm Thị Bích Hải. So với các cô giáo chủ nhiệm trong khối 6, cô là người lớn tuổi nhất, tôi nghĩ thầm: “cô giáo này có tuổi rồi, chắc sẽ khó tính lắm”, trong lòng bỗng thấy lo sợ vẩn vơ. Nhưng rồi cảm giác lo lắng tan dần khi theo chân cô về lớp, với giọng nói nhẹ nhàng cùng nụ cười thân thiện cô đã giúp chúng tôi có buổi học nội qui đầu tiên thật thoải mái. Rồi từ ngày đầu tiên ấy, cô bắt đầu cùng chúng tôi rèn luyện, phấn đấu, cô luôn ân cần lo lắng, quan tâm chúng tôi và coi chúng tôi như con của mình chỉ dẫn từng ly, từng tý. Nhờ vậy chúng tôi đã dần làm quen với phương pháp học ở cấp 2 và tiến bộ rất nhiều, kết thúc năm học lớp tôi đều đạt danh hiệu lớp tiên tiến, chi đội mạnh xuất sắc.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm nay chúng tôi đã học lớp 8, so với ngày mới vào trường, tất cả đều lớn lên rất nhiều, và nhiều bạn không còn ngoan như trước. Lớp tôi thật đông, có tới 52 thành viên, nhiều bạn nam, các bạn ấy rất nghịch ngợm, một số bạn tự nhận mình là “tiểu yêu” với đủ trò quậy phá, khiến cô ngày càng vất vả trong công tác chủ nhiệm. Sáng nào cũng vậy, cô thường đến trường từ rất sớm để nhắc nhở chúng tôi trực nhật, vệ sinh, kiểm tra nề nếp. Trong các buổi lao động cô cầm chổi cùng chúng tôi dọn vệ sinh, cô cầm cuốc dạy chúng tôi cách trồng hoa, nhổ cỏ, cuốc đất. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong mọi việc, lời nói nhẹ nhàng, rất ít khi thấy cô cáu gắt. Cô dạy cho chúng tôi biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Có những lúc cô rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất thông cảm với học trò của mình. Cô luôn công bằng đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, phân tích đúng- sai, từ đó giúp chúng tôi thấu hiểu tự sửa chữa khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.
Ngoài lo lắng chung cho tập thể lớp, cô cũng rất quan tâm và đồng cảm với hoàn cảnh riêng đặc biệt của các bạn trong lớp. Bản thân tôi là một ví dụ điển hình. Tôi kém may mắn hơn các bạn vì mất cả bố lẫn mẹ từ khi còn rất nhỏ. Ông bà nội ghét bỏ không nhận tôi là cháu, tôi bơ vơ sống một mình trong gian nhà tập thể nhờ số tiền dành dụm của bà ngoại già yếu, bản thân tôi còn quá nhỏ chưa biết làm gì có tiền chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp xã hội 400.00đ/ tháng để duy trì cuộc sống của mình. Cũng chính vì điều đó, tôi luôn tự ti với mọi người và với chính bản thân mình. Nhiều đêm, bơ vơ trong gian nhà trống vắng, tôi khóc rất nhiều. Đã có lúc tôi buồn bã, chán nản, hụt hẫng, muốn bỏ học, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Trong lúc tôi thất vọng nhất, cô đã đến bên tôi, an ủi động viên. Bằng tấm lòng chân thành, cô đã tạo cho tôi một chỗ dựa tinh thần vô cùng vững chắc, là điểm tựa để tôi nỗ lực cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mình. Đó là món quà tinh thần vô giá mà cô dành tặng cho tôi. Đầu năm học mới, cô mua tặng tôi áo đồng phục và cả bộ sách giáo khoa, vở, bút để không thua kém bạn bè. Bên cạnh đó, cô còn vận động các bạn trong lớp giúp tôi một số đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Khi tôi bị ốm phải nghỉ học, cô đến tận nhà đánh cảm, mua thuốc, mua cháo ép tôi ăn, sự quan tâm của cô như tình thương yêu, quan tâm chăm sóc của người mẹ dành cho con gái của mình. Trong vòng tay của cô, tôi thấy mình trở nên bé bỏng, cảm giác gần gũi, thân thiết như được chính mẹ ruột của mình chăm sóc. Có cái gì đó trỗi dậy trong lòng tôi như tình mẫu tử thiêng liêng mà bấy lâu tôi thiếu vắng… Cô nói với tôi: cô coi em như con gái của cô nên em không phải ngại ngùng bất cứ điều gì, hãy chia sẻ cùng cô những khúc mắc khó khăn, cô sẽ giúp em vượt qua. Cô khuyên tôi dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng học tập thật giỏi để sau này thi vào cấp ba, rồi thi Đại học. Cô bảo đó là con đường duy nhất sẽ giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh của mình.Tấm lòng chân thành của cô đã giúp tôi không những giúp xóa bỏ suy nghĩ mặc cảm, tự ti về cuộc sống mà còn giúp tôi có thêm động lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính bản thân mình. Cô chính là điểm tựa giúp tôi đứng lên, gạt đi nước mắt, lạc quan bước tiếp trong cuộc đời.
Có thể đối với nhiều bạn, cô chưa phải là giáo viên chủ nhiệm tâm lí, nhưng đối với tôi cô là người có trái tim nhân hậu, biết cảm thông và hết lòng vì học sinh. Cô ơi, em chỉ mong rằng các bạn có thể hiểu cô hơn một chút, biết thương cô, chăm ngoan và bớt nghịch để cô không phải phiền lòng. Dù không thể báo đáp được hết công lao cô dành cho tôi, nhưng tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng phấn đấu học thật giỏi để có được thành công trong cuộc sống, xứng đáng với sự kì vọng mong mỏi mà cô đã dành cho tôi. Tương lai phía trước cho dù gian khó, tôi sẽ luôn vững tin bước qua vì tôi biết rằng ở một nơi nào đó cô vẫn đang mỉm cười dõi theo từng bước chân tôi.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Cái trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt bằng đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ ra chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang.
Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.
Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè vui biết bao nhiêu.
Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…). Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước…
Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.
Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.
Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội.
Con người cho vào môi trường tự nhiên: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế, … nếu không xử lý rác thì môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Khai thác tài nguyên không có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, muông thú sẽ bị tuyệt chủng…
Thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.
Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta..
Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởngcủa hiện trạng đô thị hóa của xã hội. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con ngườiMỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường.Nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống hiện nay đã dần hướng mọi người đến sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe cũng như sắc đẹp của mình. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mõi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.
a, Cả làng
b,một bác sĩ giỏi
c,một chàng trai khôi ngô
d,Tất cả ba người thợ xây ấy
e,Những năm đi học
g,Hai con trâu này
Phần trước Trung Tâm Phụ sau
t2 t1 T1 T2 S1 S2
cả làng
một bác sĩ giỏi
một chàng trai khôi ngô
tất cả ba người thợ xây ấy
những năm đi học
hai con trâu này
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Quảng trường Tây Bắc nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có quy mô xây dựng 24 ha, là điểm kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Trung tâm hành chính tỉnh. Phía trước Quảng trường là dòng Nậm La uốn lượn, ao cá Bác Hồ, hệ thống đường bàn cờ với 79 ô cỏ tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Từ xa đã có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió; nằm ở vị trí nổi bật giữa Quảng trường Tượng Bác uy nghiêm, phía sau là bức phù điêu lớn với hình tượng cách điệu bông hoa ban 5 cánh của núi rừng Tây Bắc. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Bức thạch văn khắc lời căn dặn của Bác trong dịp Người về thăm Tây Bắc, được mô phỏng như 6 ngọn núi đứng sát kề nhau, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào 6 tỉnh Tây Bắc... Tất cả đã tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu và điều kiện tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La.
Nhớ về Bác trong những ngày tháng 5 lịch sử, ông Lò Văn Ó, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Châu ủy Thuận Châu, người được vinh dự phụ trách đoàn thiếu niên, nhi đồng diễu hành đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo tại Thuận Châu ngày 7/5/1959, chia sẻ: Mỗi lần ghé thăm Quảng trường Tây Bắc, ngắm nhìn Tượng Bác là nỗi nhớ và hình ảnh chân thực về ngày Bác lên thăm Tây Bắc lại hiện về trong tôi. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với chúng tôi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời nói, ông Ó mượn lời thơ trong bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh... /Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta.”
Những ngày tháng 5 lịch sử, Quảng trường Tây Bắc là nơi nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Lê Huy Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) chia sẻ: Chi đoàn chúng tôi dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, Quảng trưởng Tây Bắc thực sự là “địa chỉ đỏ” để giáo dục về truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc... Chúng tôi nguyện hứa khắc ghi và thực hiện nghiêm 6 điều Bác dạy Công an nhân dân Việt Nam để hết lòng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Không chỉ mang những ý nghĩa đặc biệt, Quảng trường Tây Bắc còn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tới Sơn La của nhiều du khách. Lần đầu tiên đến với Sơn La - Tây Bắc, bà Ngô Thị Là, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình), dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn dành thời gian thăm Quảng trường Tây Bắc, dâng nén hương thơm tại Đền thờ Bác Hồ. Bà Là chia sẻ: Mặc dù đã biết tới Quảng trường Tây Bắc qua các phương tiện thông tin, nhưng khi tới đây, cả gia đình đều bất ngờ trước không gian, cảnh quan đẹp, rộng lớn, các công trình được thiết kế quy mô, độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc về những nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc.
Hơn một năm qua, Quảng trường Tây Bắc là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020..., Quảng trường Tây Bắc còn đón hàng nghìn lượt người tới thăm quan, trải nghiệm, vui chơi, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Ông Đinh Văn Trần Phú, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La cho biết: Ngay sau khi được đưa vào sử dụng tháng 5/2019, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tốt các hoạt động, tiếp đón các đoàn khách tại khu vực Quảng trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng ký các hợp đồng dịch vụ, đảm bảo môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng, trang trí và các khu vực hạ tầng khác. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cùng chung tay bảo vệ công trình.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Quảng trường Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người dân Sơn La - Tây Bắc; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người dân.
Nếu tả địa phương thôi thì phải tả ở thành phố nhé . Cảm ơn nhiều!