K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Một số ý chính.

- Giới thiệu văn hóa cổ truyền của dân tộc.

- Nêu những văn hóa đó:

+ Tết làm cơm ba mươi.

+ Lễ hội đua thuyền, giỗ tổ Hùng Vương, ....

+ Nghệ thuật múa nón.

+ ...

(Có thể làm rõ hơn những văn hóa trên)

- Nét đẹp:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, biết ơn của dân tộc.

+ Giữ gìn những giá trị bất hủ mà ông cha để lại.

+ Nét riêng biệt hoàn toàn với thế giới.

+ ....

- Văn hóa cổ truyền của dân tộc nói lên:

+ Bản sắc dân tộc Việt Nam.

+ Truyền thống đẹp đẽ ngàn đời của ông cha.

+ ...

(Có thể liên hệ đến lịch sử khai quốc, đánh giặc của ông cha)

- Liên hệ bản thân: em sẽ làm gì để gìn giữ nét đẹp này?.

- Tổng kết: Khẳng định lại vẻ đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

 

26 tháng 2 2023
  1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

- Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ

- Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày

2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

a) Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ (2 câu thơ đầu)

- Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt

- Cách ngắt nhịp: 4/3

- Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)

- “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù và thiếu thốn nhiều thứ.

=> Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ.

 

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo.

- “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

=> Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào.

b) Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng (2 câu thơ cuối)

- “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng

- Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Đây chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng.

⇒ Nghệ thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng.

⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp.

  3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

- Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.

- Cảm nhận của em: Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng.

 

26 tháng 2 2023

– Tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cần cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Nhưng ở cả hai câu, tiếng tu hú đều là tiếng gọi tha thiết của thế giới thanh bình ngoài kia như càng giục giã người tù thoát khỏi cảnh ngục tù để về với tự do, với thế giới bên ngoài

26 tháng 2 2023

Cảm ơn ạ

26 tháng 2 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình tháy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

26 tháng 2 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Âm thanh của Người đã đặt vào câu thơ đầu tiên với từ "nghe", dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình tháy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

25 tháng 2 2023

Ý chính cho bạn.

- Nội dung: 

+ Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương làng chài của mình được miêu tả qua lời thơ gợi cảm, giọng thơ tha thiết với những sự vật rất đỗi giản dị và đẹp đẽ.

- Nghệ thuật:

+ Liệt kê: "màu nước xanh", "cá bạc", "chiếc buồm vôi" đều là những sự vật quen thuộc với tuổi thơ, ký ức của tác giả.

=> Giúp cho câu thơ mang giá trị gợi hình cao.

+ Lời thơ bình dị, đầy tình cảm và cảm xúc của nhà thơ.

- Tổng kết:

+ Đoạn thơ trên thể hiện nên nỗi nhớ sâu sắc của Tế Hanh với quê hương mình với từng câu thơ mang đầy giá trị gợi hình gợi cảm đặc sắc.