tại sao bài thơ nam quốc sơn hà được coi la
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nay tôi học lớp 6 có biết bao thầy giáo, cô giáo đã dạy cho tôi biết cảm nhận cái đẹp, những góc nhìn cuộc đời dưới nhiều con mắt khác nhau mà tôi đều vô cùng ghi nhớ, mang ơn. Nhưng có lẽ người giáo viên mà tôi cảm thấy gần gũi, yêu thương như có sợi dây đồng cảm vô hình liên kết giữa tôi và cô chính là cô Nguyễn Thị Minh Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6, biết tin giáo viên chủ nhiệm là một cô giáo giảng dạy bộ môn tiếng anh, tôi hơi hồi hộp, tò mò và có cảm giác thinh thích là lạ như linh cảm về một cô giáo mà sau này với tôi là một người mẹ hiền từ, tình cảm.
Cô có dáng người dong dỏng cao. Em cũng không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da cô trắng hồng, mái tóc đen mượt óng ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc ấy bồng bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ẩn dưới cặp lông mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt cô trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng. Nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Mỗi lúc cô nói chuyện, hay giảng bài trên lớp thì giọng cô phát ra âm hơi khàn khàn rất thu hút người nghe.
Mỗi ngày đến trường đối với tôi là một ngày vui, niềm vui ấy khó để diễn tả được. Tôi được đi học, được vui chơi với bạn bè, được cô giáo quan tâm chăm sóc. Cô giáo như người mẹ thứ hai của tôi, người mẹ hiền từ phúc hậu, dạy tôi những điều hay lẽ phải, biết cố gắng học tập, biết yêu thương mọi người. Đối với mọi học sinh dù là ngoan ngoãn hay nghịch ngợm cô đều dành tình cảm quan tâm sâu sắc. Suốt cả năm học cô tận tâm dạy dỗ chúng tôi. Có những bài giảng rồi mà chưa hiểu, cô từ từ giảng lại chậm và kĩ hơn cho đến khi chúng tôi thực sự hiểu rồi mới chuyển sang phần luyện tập. Người mẹ hiền từ ấy, đôi khi cũng rất nghiêm khắc răn dạy chúng tôi. Đó là khi chúng tôi sai, là khi lười biếng không học bài hay chưa ngoan. Những lúc như thế, tôi hiểu rằng, vì cô muốn chúng tôi tốt hơn, ngoan hơn mà thôi. Tấm lòng của cô dành cho chúng tôi thật không có lời nào tả hết được.
Ngày 20/11 đang đến gần, trong lòng tôi với biết bao cảm xúc: là sự trân trọng đối với những người mẹ hiền từ, 2000 những người suốt cả cuộc đời chở hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác đến bến bờ tương lai. Tôi cũng có một người mẹ hiền – đó là cô giáo tôi. Tôi muốn gửi thật nhiều lời tri ân, lời cảm ơn chân thành, tình cảm gắn bó của tôi đến với cô. “ Cô ơi, con xin hứa sẽ cố gắng học tập ngoan ngoãn để không phụ công cha mẹ thầy cô. Cuối cùng con xin chúc cô và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và cô trò mình mãi gắn bó thân thiết, cô nhé!!”
Tham khảo nha
Trong cuộc đời mỗi con người, để thành công thì không thể nào thiếu đi những bóng dáng người thầy. Người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tim em cũng có một người thầy cho riêng mình. Đó chính là thầy Minh - thầy giáo dạy môn Toán của tôi.
Thầy năm nay cũng đã gần bốn mươi. Thầy rất cao, khoảng 1m75. Khuôn mặt đầy nét cương nghị. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng khi đi dạy, quần âu, dép xăng đan đơn giản. Mùa đông, thầy mặc một cái áo gió bên ngoài nữa là ổn. Tóc thầy còn đen, chưa bạc cái nào. Thầy quanh năm chỉ để một kiểu tóc, không hề thay đổi. Thầy có nụ cười rất duyên. Mỗi khi thầy cười, cả lớp cũng muốn cười theo. Em chưa thấy thầy bật cười thành tiếng bao giờ, chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ. Mỗi lần cười, ánh mắt và gương mặt thầy đều bừng sáng. Làn da trắng cũng ửng đỏ lên trên gương mặt thầy mỗi khi cười. Thầy rất tâm huyết với học sinh. Thầy luôn cố gắng tìm tòi những bài toán hay, lạ để thúc đẩy sự phát triển về toán học của chúng em.
Từ ngày thầy mới tiếp nhận dạy môn Toán của lớp, em yêu Toán hẳn. Thầy đã truyền được cái lửa, cái tình yêu toán học của mình cho chúng em. hàng ngày thầy đến lớp, bước vào với một tâm thế đầy lửa của một người thầy yêu học trò. Cái thước dài để thầy vẽ hình lúc nào cũng có mặt. Tay thầy cầm phấn rất đẹp. Những nét chữ uyển chuyển được viết lên bảng một cách nhanh chóng. Chữ thầy rất rõ ràng, thầy vẽ hình, viết con số cũng rất đẹp.
Em rất yêu quý thầy bởi cái tâm thế của người dạy học. Những tâm huyết của thầy luôn là món quà vô giá mà thầy đã dành cho chúng em.
Có nghĩa là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiếtlập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu độc lập - tự do - hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu độc lập - tự do - hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. cre: mạng
- 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Gia sư, học viện, phàm phu, bạch mã, góa phụ, tri thức, địa lí, giáo viên, học sinh...
- 5 từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhật mộ, phủ môn, cách mạng, phòng bệnh, nhập gia, chuyên gia, thủ môn...
thiếu tí xin lỗi
- 5 từ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Gia sư, học viện, phàm phu, bạch mã, góa phụ, tri thức, địa lí, giáo viên, học sinh...
- 5 từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhật mộ, phủ môn, cách mạng, phòng bệnh, nhập gia, chuyên gia, thủ môn...
Tại vì khi viết Lý Lan dùng nhiều các yếu tố tình cảm , cảm xúc để bày tỏ tâm tư
Mình nghĩ là như thế
HOk tốt !!!!!!!!!!!
Bạn tham khảo ạ:
1.Biện pháp So sánh
– So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng.
– Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
2.Biện pháp Nhân hoá
– Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi… vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối.
– Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
3.Biện pháp Ẩn dụ
– Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
– Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
4.Biện pháp Hoán dụ
– Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
– Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
5.Biện pháp Đảo ngữ
– Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu.
– Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.
6.Nói giảm, nói tránh
– Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
– Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.
7.Biện pháp Nói quá
– Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
– Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
8.Phép đối
– Phép đối là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau.
– Tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.
9.Điệp ngữ
– Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ.
– Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
10.Câu hỏi tu từ
– Câu hỏi tu từ là hình thức thể hiện câu hỏi nhưng không yêu cầu câu trả lời.
– Bộc lộ cảm xúc.
11.Liệt kê
– Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại.
– Diễn tả cụ thể, toàn điện.
12.Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)
– Dấu chấm lửng hay còn gọi là dấu ba chấm dùng để biểu thị rằng người viết đã không diễn đạt hết ý.
– Tác dụng: Tạo điểm nhấn hoặc gợi sự lắng đọng của cảm xúc.
Cre: mạ.ng
so sánh , ẩn dụ , hoán dụ , chơi chữ , liệt kê , nhân hóa , ...
Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.