K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2023

Những việc nên làm, không nên làm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

+ Không xây dựng chuồng nuôi gần khu ở.

+ Mật độ nuôi phải đảm bảo đúng quy định

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Lưu ý đến vệ sinh chuồng nuôi

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

Một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái; giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.

Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi; hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh; tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe của vật nuôi.

Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi; hạn chế sự phát thải các chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường.

25 tháng 8 2023

Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi.

25 tháng 8 2023

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

- Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi nguyên nhân chính là do nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình. Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không thông qua bất kì hệ thống xử lý bài bản nào. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước và không khí xung quanh trang trại.

- Các loại khí hình thành thông qua quá trình hô hấp của vật nuôi ra môi trường không khí.

- Các trang trại chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư có quỹ đất nhỏ hẹp. Nằm quá sát các hộ dân và không đủ diện tích để thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải hiệu quả.

Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Đia phương vẫn xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Một số ít hộ chăn nuôi đã triển khai những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe của con người và vật nuôi, giảm thiểu chi phí phòng, chữa bệnh,...

25 tháng 8 2023

- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:

+ Chất thải chăn nuôi

+ Xác vật nuôi

- Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:

+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.

+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.

- Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.

+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

* Một số phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:

- Phương pháp bảo quản:

+ Công nghệ bảo quản lạnh

+ Công nghệ xử lí nhiệt độ cao

- Phương pháp chế biến:

+ Công nghệ sản xuất thịt hộp

+ Công nghệ chế biến sữa

* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm

- Tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường sản phẩm

- Tăng năng lực cho ngành chế biến

- Ổn định giá cả

- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

- Tăng giá trị kinh tế.

25 tháng 8 2023

Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao là:

Mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động

Trong mô hình chăn nuôi này, trứng gà đẻ ra được tự động vận chuyển theo băng chuyền về khu vực tập kết. Tại đây, các robot tách các trứng dập, trứng vỡ, trứng bẩn, trứng không bình thường ra khỏi hệ thống. Trứng đạt yêu cầu sẽ được diệt khuẩn, phân thành các nhóm to, vừa, nhỏ,... in thông tin về ngày gà đẻ, hạn dùng lên vỏ trứng, đóng hộp, chuyển về kho và đưa đi tiêu thụ.

Ngoài tác dụng thu gom và đóng gói, hệ thống này còn lưu trữ và cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng trứng của từng cá thể, từng ô chuồng, từng dãy, từng nhà gà để người chăn nuôi kịp thời điều chỉnh khi có sự cố.

Mô hình sử dụng robot trong chăn nuôi bò

Các robot nhận thức ăn từ kho và di chuyển đến từng ô chuồng bò để “rải” thức ăn. Do được trang bị máy dò va chạm, robot sẽ đổi hướng hoặc dừng lại ngay khi gặp phải chướng ngại vật. Bên cạnh đó, trong chuồng bò còn trang bị hệ thống máy massage tự động.

Mô hình chăn nuôi lợn gắn chip

Nhờ ứng dụng công nghệ gắn chip, lợn nái mang thai được nuôi theo nhóm, được tự do đi lại, ăn uống và sinh hoạt thoải mái, đảm bảo việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Trong mô hình chăn nuôi này, mỗi lợn nái được gắn một chip điện tử ở tai, chip này có khả năng ghi nhận các thông tin cơ bản của lợn (khối lượng, nhiệt độ cơ thể, thời gian mang thai, tình trạng sức khoẻ,...). Các thông tin này sẽ được chuyển về thiết bị trung tâm. Công nghệ dữ liệu lớn (Big data) và trí tuệ nhân tạo (AI), kết hợp với công nghệ loT sẽ phân tích các thông tin để đưa ra các quyết định về lượng thức ăn cho ăn hằng ngày phù hợp nhất, tự động báo cho bác sĩ thú y và người chăn nuôi về tình trạng sức khoẻ của từng cơn lợn,...

19 tháng 7 2023

* Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

+ Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

+ Chuẩn bị con giống

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc

+ Quản lí dịch bệnh

+ Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

+ Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc

+ Kiểm tra nội bộ

* Liên hệ thực tế địa phương em, quy trình chăn nuôi có các bước sau:

+ Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

+ Chuẩn bị con giống

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc

+ Quản lí dịch bệnh

+ Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến:

+ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:

- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.

- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.

- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.

- Chăm sóc:

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.

++ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:

- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Cho ăn: Theo 2 cách:

+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.

+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.

- Chăm sóc:

+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

* Liên hệ thực tế quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:

- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên

+ Bán công nghiệp

+ Công nghiệp

- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.

- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.

- Chăm sóc:

+ Chống nóng cho bò sữa

+ Chiếu sáng hợp lí

+ Giảm thiểu tối đa các stress

+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe

+ Khai thác sữa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.