K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Những câu văn trong văn bản Khúc tráng ca nhà giàn ( Xuân Ba) thể hiện thái độ và cảm xúc của tác giả đối với những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bám trụ ở nhà giàn giữa biển khơi là:

+ “ Không chỉ có mồ hôi và sức trẻ hòa cùng biển mặn. Còn là máu! Máu của nhiều lính thủy Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè này.”

+ “ Ngạc nhiên khi được biết, cái nhà giàn chót vùng biển đất Mũi Cà Mau cũng do quân của tướng Nam đây thiết kế thi công”

+ “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được với Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống đài cọc vững vàng kiên cố như thế…”

+ “ Mà nếu tôi không lầm, có lẽ họ sẽ là ông tổ của những hậu duệ mai kia sẽ cắm hệ thống đài cọc hiện đại-  bà đỡ cho nền móng những thành phố, sân bay trên biển của nước Việt Nam mới”

- Những câu văn ấy mang màu sắc thân mật vì : 

+ Ngôn ngữ giản dị hàm súc

+  Sử dụng nhiều câu hỏi, câu cảm thán

+ Thể hiện sự kính trọng, yêu mến, khâm phục ngưỡng mộ, tự hào trước vẻ đẹp kiên cường ,vững vàng của các cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bám trụ ở nhà giàn giữa biển khơi.

Văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của hai kiểu ngôn ngữ này trong đoạn trích sau: a. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà...
Đọc tiếp

Văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của hai kiểu ngôn ngữ này trong đoạn trích sau: 

a. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có… Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa những tiếng bom rơi đạn nổ.

b. Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

a. Đoạn văn là tâm sự của một bác sĩ Đặng Thùy Trâm giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.  Ở đoạn văn trên, sử dụng ngôn ngữ trang trọng:

+ Chọn lọc sử dụng từ ngữ: cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng”; thời đại; tiền tuyến, tuổi trẻ , những tiếng bom rơi đạn nổ..

+ Diễn tả tâm sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu cho lý tưởng cách mạng của tác giả.

b. Đoạn văn trên là những dòng nhật kí của bác sĩ Đặng Thùy Trâm khi nhận được thư của mẹ ở nơi chiến trường bom đạn. Vì thế, đoạn văn sử dụng ngôn ngữ thân mật. Cụ thể:

- Cách xưng hô thân mật: “ mẹ - con”, “ mẹ của con ơi”

- Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc: “ thấm nặng yêu thương”, “ trái tim khao khát nhớ thương của con”

- Thể hiện sự nhớ thương gia đình da diết, xót xa và nỗi đau buồn khi phải xa nhà của tác giả 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản:

+  Cần phải tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn và phải luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn. 

(Khi thấy tình hình thay đổi nhưng mục tiêu tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ thì Đại tướng đã kiến quyết thay đổi phương châm, cách đánh, dù cách đánh ấy đã thành nghị quyết, đang triển khai.)

+ Biết chờ thời cơ. 

- Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống hiện nay:Là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ huy:

+ Phải bám sát tình hình thực tiễn, nhận định đánh giá những thuận lợi khó khăn và giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng

+ Phát huy trí tuệ tập thể gắn liền với tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu

+ Người chỉ huy cần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” vì: 

- Việc thay đổi chuyển từ phương châm đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc ngay ở thời điểm then chốt khi giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu. 

+ Trước đó, để mở 82 km đường và kéo pháo vào trận địa , là kết quả của mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã đổ ra. Nếu thay đổi kế hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa. 

+ Trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháo vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch → Ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người 

- Ý nghĩa của trận đánh: trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến được hình thành dần trong tính toán của cả hai phía tham chiến trong chiến dịch Đông- xuân 1953-1954. Trước khi ra chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng rằng: “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”

→   Đây là quyết định đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Cuối cùng, quyết định ấy đã tạo ra chiến thắng để thúc chín năm kháng Pháp, mở ra một trang sử mới cho Việt Nam và ghi một dấu son chói lọi vào lịch sử quân sự thế giới.

→  Thể hiện sự sáng suốt và tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: tầm nhìn chiến lược sắc bén, dám quyết định và chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc để đưa ra quyết định đặc biệt quan trọng ấy. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Ở phần hai của văn bản đã kể lại cuộc họp vào sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cán bộ trong Đảng uỷ để bàn về quyết định thay đổi phương châm tác chiến.

- Người kể chuyện: đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ngôi thứ nhất- là người trực tiếp tham gia cuộc họp → đảm bảo tính khách quan, chính xác của sự việc.

→  Nhận xét:

- Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã cho người đọc thấy được khung cảnh toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời đối thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang…

- Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng. 

- Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Trong đoạn trích “Quyết định khó khăn nhất” do nhà văn Nguyễn Hữu Mai thực hiện đã ghi lại hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp khi phải đưa ra quyết định khó khăn nhất: thay đổi phương châm chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “ đánh chắc tiến chắc”- mang ý nghĩa quyết định đối với chiến thắng lịch sử  lừng lẫy Điện Biên Phủ 

- Đoạn trích kể lại khách quan sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; nhân vật xuất hiện trong văn bản: đồng chí Hoàng Minh Phương, đồng chí Vi Quốc Thanh, đồng chí Hoàng Văn Thái, … là những người nhân vật có thật.

- Trong văn bản trên, dựa trên ấn tượng và hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đọc có thể hình dung hoàn cảnh và quá trình đưa ra quyết định khó khăn nhất của đại tướng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất”:

- “Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.”

- “ Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận… Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng”

- “ Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “ đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…”

- “ Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”.

- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất: "Đánh chắc thắng…”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Văn bản kể lại sự kiện: Trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi đã nắm rõ tình hình thực địa. Điều này được ông cho là “ Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình.

- “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “ đánh nhanh thắng nhanh” sang “ đánh chắc tiến chắc”.

- Người kể lại: đại tướng Võ Nguyên Giáp

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Bài học dân chủ nội bộ: cần ghi nhận, tôn trọng ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân trong một tập thể.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh: đánh chắc thắng.

→  Thể hiện tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ: trận chiến phải đánh chắc chắn thắng.