K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2022

Vấn đề: Liệu Tấm có thực sự là một cô gái tốt bụng, hiền lành khi xúi Cám tắm nước sôi để trắng và lấy thịt Cám làm mắm đem về cho bà dì ghẻ ăn không?.

20 tháng 9 2022

Tham Khảo

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nổi bật nhân vật Ngô Tử Văn - một con người khảng khái, cương trực, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Một mình chàng dám đương đầu với hồn ma tên tướng giặc, và dù phải xuống tận Minh ti, chàng vẫn không hề sợ hãi, rút lui. Diêm Vương công minh đã suy xét kĩ lưỡng mọi việc, xử đúng người đúng tội, giải oan cho Tử Văn. Truyện kết thúc bằng nhiều chi tiết li kì, hấp dẫn, giàu ý nghĩa. Sau khi trừng phạt hồn ma tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương đã ban thưởng Tử Văn khá hậu hĩnh: Vương nghĩ Tử Văn có công trừ hại, truyền cho vị thần đền kia, từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về. Chi tiết này khắc hoạ thêm một lần nữa sự công minh của Diêm Vương. Việc ban thưởng cho Tử Văn chứng tỏ Diêm Vương đứng về lẽ phải, có thiện chí đối với hành động dũng cảm của kẻ sĩ. Cho Tử Văn được trở lại làm người, có lẽ Diêm Vương không chỉ muốn trả dại sự công bằng cho chàng mà còn muốn duy trì sự tồn tại của khí phách hiên ngang, dũng cảm, của tinh thần khảng khái trên cõi trần. Tử Văn sẽ là sứ giả mang lại sự yên bình cho nhân dân chốn dương gian.

Việc Tử Văn được sống lại là phán quyết của Diêm Vương nhưng việc chàng được giới thiệu, đề cử vào chức phán sự đền Tản Viên là do Thổ công hết lòng xin cho: Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy mà hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vậy xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Hành động của Thổ công là hành động trả nghĩa Tử Văn. Nhờ chàng mà vị thần này được trở lại cai quản ngôi đền vốn bị hồn ma tướng giặc họ Thôi cướp mất. Nhận chức quan phán sự, Tử Văn sẽ phải chết, nhưng Thổ công khuyên rằng: Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Tất nhiên, một người như Tử Văn có lẽ không vì danh tiếng mà hám chức danh đó. Lí do chính yếu khiến chàng ưng thuận lời đề nghị của Thổ công là với chức phán sự, chàng sẽ có cơ hội mang lại công lí, chính nghĩa cho cuộc đờị. Hơn nữa, để Tử Văn nhận chức phán sự cũng là cách Nguyễn Dữ bất tử hoá hình tượng con người cương trực, khảng khái. Chẳng thế mà sau khi Tử Văn chết rồi, có người còn nhìn thấy chàng ngồi trên xe, cưỡi gió mà biển mất. Những người như Tử Văn không thể chết mà phải sống mãi mãi để cuộc đời này được yên ổn, để mọi điều tai chướng bị tiễu trừ. Chi tiết kì ảo được Nguyễn Dữ xây dựng vừa thể hiện thái độ- ngợi ca, vừa thể hiện ước mơ công lí của nhà văn.

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khảng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy.

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.

18 tháng 9 2022

Đoạn văn tham khảo:

Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện. Điều thú vị là cả hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri ân tri kỉ. Bời họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Họ có tâm hồn nghệ sĩ.

18 tháng 9 2022

Tham khảo:

Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.

18 tháng 9 2022

1. Lỗi sai: 2 câu văn trên không có sự liên kết, liên quan với nhau và rời rạc không thống nhất một chủ đề với nhau.

18 tháng 9 2022

Tham khảo 

 Chữ người tử tù là một ánh văn chương đặc sắc kết tinh lý tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà giam là phần sáng tạo đặc sắc nhất trong thiên truyện này. Qua đây khí phách hiên ngang và thiên lương của Huấn Cao.

   Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính đó là cuộc tương phùng kỳ ngộ của những liên tài tri kí giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thây thơ lại. Là người nắm giữ quyền lực nơi để lao tăm tối, quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trong cái tài. Là người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần "Bẻ khoá vượt ngục", Huấn Cao xuất hiện giữa để lao trong vai một tử tù đang chờ ngày lĩnh án. Cuộc gặp gỡ của những nhân cách cao đẹp này trở thành cuộc đối đầu giữa tử tù và cai ngục. Thư pháp vốn là một môn nghệ thuật cao sang. Lẽ thường không bao giờ có cánh thưởng thức nghệ thuật ấy ở nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu. Vậy mà việc cho chữ của Huấn Cao lại diễn ra vào đêm cuối cùng của cuộc đời tại nhà ngục như thế Về thời gian: cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra ở nhà tù áp  khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân miêu tả hai lần cái "ánh sáng đỏ rực", "cái lửa đám cháy rừng rực"... Ánh sáng ấy đã xua tan đẩy lùi bóng tối dày đặc trong phòng giam buổi đêm, ánh sáng của lương tri, thiên lương đã xua tan đẩy lùi bóng tối của bạo tàn chính tại nơi ngục tù này. Anh sáng ấy đã khai tâm, cảm hoá những con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiên.

    Huấn cao là một con người văn võ toàn tài. Huấn Cao là kẻ sĩ tài tử, tài hoa được nhiều người mến mộ. Chữ của ông Huấn là "một báu vật trên đời", tượng trưng cho cái đẹp, cái cao quý trong thiên hạ. Nổi bật trên nền thời gian, không gian, ánh sáng đặc biệt ấy là hình ảnh tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ" như đang dồn hết sinh lực để cho ra đời những con chữ "vuông tươi tắn, nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người"... Rồi còn dõng dạc khuyên bảo, răn dạy đạo lý, cách sống với ngục quan. Đó là tư thế làm chủ, tự tin, đường hoàng của một nghệ sĩ tài hoa đang chuyển giao cái đẹp, bất tử hoá cái Đẹp. Việc Huấn Cao tặng chữ quản ngục vào đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường không chỉ để đền đáp một tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" mà còn là hành động lưu giữ bảo tồn truyền thống văn hoá đồng thời truyền bá khát vọng tự do, chuyển giao nhân cách tự do. Tương phản với tư thế, hành động ấy viên quản ngục thì "khúm núm" cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu Ô chữ đặt trên phiến lụa óng, còn thầy thơ lại "run run bưng chậu mực". Sau khi nghe lời khuyên chân tình "tìm chỗ khác mà ở... để giữ lấy thiên lượng cho lành vững... kẻo nhem nhuốc đi cái đời lương thiện..." của Huấn Cao, ngục quan cảm động vái tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!" Đúng là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ với sự chuyển hoá quyền lực rõ rệt. Quyền lực không thuộc về kẻ nắm giữ xiềng gông mà thuộc về cái Đẹp và người sáng tạo ra cái Đẹp. Từ sự chuyển giao quyền lực này - Tài hoa - Khí phách - Thiên lương của Huấn Cao cứ rực sánLời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao nơi cuối truyện có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử! Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của Nguyễn Tuân với bạn đọc: Cái Đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng cái Đẹp không thể sống chung với cái Ác; Muốn thưởng thức cái đẹp phải có thiện lương. Lơid khuyên đấy đã cho thấy được một tâm hồn lương thiện của Huấn Cao. 

  Đêm cuối trước ngày ra pháp trường trong tư thể cổ đeo gông chân vướng xiềng , vậy mà Huấn Cao vẫn ung dung điểm tô bức thư pháp. Đó là những con chữ thể hiện hoài bão tung hoành ở đời mỗi người: Ngày hôm sau lên đoạn đầu đài, vậy mà ông vẫn ung dung dành cái đêm của cuộc đời mình, dành những thời khắc cuối cùng ấy để ung dung sáng tạo vẻ đep cho đời. Huấn Cao giống như một ngôi sao băng trước khi từ biệt vũ trụ vẫn để lại một vệt sáng cho đời, một luồng ánh sáng rạng rỡ tuyệt vời.

  Huấn Cao chính là người đại diện cho cái đẹp và thiên lương trong sáng. Chính con người ông đã cho chúng ta thấy rằng cái đẹp luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh. Và tâm hồn của bạn sẽ không bao giừo bị ô uế nếu bạn không cho phép