K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2020

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

   Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

   Anh em nào phải người xa, 
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

hãy kể ra nhữHãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".ngohuenhi 2017-05-03 02:03:04b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:- Biết bản thân là Thái y phục vụ trực...
Đọc tiếp

hãy kể ra nhữ

Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

ngohuenhi 2017-05-03 02:03:04

b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:

- Biết bản thân là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói “tôi có mắc tội”

- Qủa cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”

- Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.

→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân

 

ng

1

-Là một người nhân hậu ,không chỉ giỏi y học mà còn hết lòng vì người khác

- không hề né tránh dù bệnh nhân máu mủ dầm dề

- Là người có bản lĩnh ,cứng cỏi ,không phân biệt giàu nghèo

Lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà con ca ngợi ông chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua nhân đức.

=> Ca ngợi tấm lòng nhân ái cao cả của Thái y lệnh , người có trí tuệ hơn người cùng tấm lòng đáng quý

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

0
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu          (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gẩy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.          (2) Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

          (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gẩy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

          (2) Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

                                                          (Trích Thạch Sanh – Truyện cổ tích)

1.Tìm các số từ, lượng từ trong đoạn văn. Chỉ ra ý nghĩa của các số từ, lượng từ đó.

 

2. Xác định các từ mượn trong đoạn (1). Chọn 1 từ và giải thích nghĩa của từ đó, nêu cách vừa giải thích nghĩa.

          3. Thạch Sanh xét xử mẹ con Lý Thông thế nào? Cách xét xử đó đã cho thấy Thạch Sanh là người thế nào?

          4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về kết cục của mẹ con Lý Thông.

 Giúp mình với ạ!!! Mình cần gấp lắm!!

0
26 tháng 12 2020

 Kính gửi cô Yến thương nhớ,

   Em là Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 3C của cô, đứa học trò "bé hạt tiêu" mà cô vẫn gọi một cách trìu mến. Lên lớp 5, em được bầu làm lớp phó phụ trách việc học tập của lớp 5B do thầy Ngọc phụ trách. Em thay mặt 24 bạn học sinh cũ lớp 3C hiện đang học lớp 5B gửi lời thăm cô và kính chúc cô được nhiều sức khoẻ.

   Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20-11-2005), trường ta tổ chức thật rầm rộ. Các thầy cô giáo cũ, học sinh cũ về dự lễ đông vui lắm. Trước ngày lễ, chúng em mong ngóng cô, và hi vọng được gặp lại cô sau hơn hai năm trời xa cách. Nhưng rồi, chúng em rất buồn vì chờ mãi không thấy cô trở về thăm trường và dự lễ. Sau đó, thầy Thuyết, cô Minh, thầy Ngọc mới cho chúng em biết là từ ngày cô vào Đà Nẵng ở với gia đình người con trai và cháu nội, sức khoẻ của cô không tốt lắm, phải đi viện mổ khối u... Chúng em chỉ cầu mong cô sớm bình phục, sống vui khoẻ trong lòng con cháu và những học sinh yêu quý của cô.

   Cô Yến ơi ! Hình ảnh cô với nét mặt hiền hậu, với giọng nói dịu dàng, với tình thương bao la..., cô đã để lại trong tâm hồn chúng em bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động. Lời cô dạy trong giờ Tập viết, giờ Chính tả: "Nét chữ tả nết người", chúng em khắc sâu vào trong lòng mãi mãi. Mẹ bạn Huấn, bà bạn Quang, bố bạn Thịnh..., nay vẫn nhắc lại kỉ niệm về cô, khi bị đau ốm được cô vào bệnh viện thăm hỏi. Ông nội em vẫn thường xuyên kể về cô với tất cả tấm lòng quý trọng. Ông nội em gửi lời thăm cô và gia đình.

   Một lần nữa, em xin thay mặt các bạn học sinh cũ lớp 3C kính chúc cô được dồi dào sức khoẻ; chúc toàn thể gia đình cô gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Nhớ đúng !

26 tháng 12 2020

Thôi chịu rồi chị

26 tháng 12 2020

Đó là Bác Hồ [Hồ Chí Minh], người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp thống nhất và bảo vệ nước nhà của Bác - Việt Nam. Nên mới có câu "Cả đời người là của nước non".

Bác không có cháu chắt, nhưng nhân dân thân mến gọi là "Bác", nên mới có câu "người không con mà triệu con."

26 tháng 12 2020

Bác Hồ

26 tháng 12 2020

Nội dung chính của đoạn văn trên là tả quá trình cốm làng Vòng được tạo và miêu tả quang cảnh của làng Vòng khi tới cánh đồng lúa.

Câu chứa biện pháp tu từ (BPTT): "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mà về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." BPTT so sánh ngang bằng (như)

26 tháng 12 2020

Tại đất nước Liên Xô, vùng đất của những con người anh hùng. Năm đó, quân phát xít kéo sang xâm lược, chúng hoành hành cướp bóc trắng trợn, đi tới đâu cũng nổ súng bắn giết nhiều người vô tội, trong nước lòng dân oán hận vô cùng.

Một buổi chiều, chúng âm mưu và thực hiện cuộc càn quét vào một ngôi làng nọ, khi vào thì không thấy ai, những tưởng quân du kích trốn đi rồi nên chúng an tâm lắm. Nhưng khi trời vừa tối thì nghe tiếng súng ở đâu nổ vang trời, quân phát xít hoảng loạn, tay chân run rẩy, miệng lập cập: "Bắn ở....ở ...đâu thế?".

Tên lính từ ngoài hớt hải chạy vào, không kịp thở:

- Thưa chỉ huy... bắn nhau ở ngoài bìa rừng bên kia. Một tên du kích đã bị bắt.

Một chú bé mặc chiếc áo sơ mi xanh với hàng cục trắng bị mấy tên lính dẫn vào. Chú tầm 13, 14 tuổi gì đó với nước da trắng trẻo cùng ánh đôi mắt ánh lên nỗi căm tức quân thù. Tên sĩ quan nhìn chăm chăm vào chú bé, quát lớn: "Mày là ai?". Chú bé trả lời trong niềm kiêu hãnh: "Tao là du kích".

- "Thế đội du kích tụi mày hoạt động ở đâu? Nói ngay, không tao bắn chết bây giờ?". Cậu bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: "Tao không biết".

Đêm đó, bọn chúng tra tấn chú bé dã man hòng lấy thông tin nhưng em không hé nửa lời. Cuối cùng, em bị bắn lúc trời vừa sáng.

Đêm tiếp theo, quân du kích tiến đánh vào kho tàng của bọn phát xít, nơi chúng đóng quân. Quân đội của chúng bị tổn thất nặng nề, kho lương thực cùng vũ khí bị phá hủy, nhưng một em nhỏ trong quân du kích bị chúng bắt. Tên sĩ quan bần thần kinh ngạc khi trước mắt mình là chú bé mang áo sơ mi xanh với hàng cúc trắng mà hắn ra lệnh quân bắn chết hôm qua.

Bằng giọng điệu hách dịch, hắn lại hỏi: Mày là ai?

Chú bé tự hào trả lời: "Tao là du kích". Hắn thấy thật điên rồ, mọi chuyện thật điên rồ, đất nước này ma quỷ đến như thế ư?, lạy chúa tôi!". Rồi hắn điên cuồng ra lệnh lập tức treo cổ em. Chao ôi! Thật khốn khổ! Chúng xem mạng người như cây cỏ, bắn giết chẳng nương tay.

Đêm thứ ba, quân du kích tiếp tục đột phá, tấn công trực tiếp vào sở chỉ huy. Quân phát xít chạy tán loạn, bắt sống bọn đầu não, trong đó có tên sĩ quan chỉ huy đêm qua. Quân dù kích đêm hắn vào rừng. Khi được mở băng bịt mắt, hắn bàng hoàng khi thấy một chú bé mang áo sơ mi với hàng cúc trắng đứng cạnh một người du kích đứng tuổi, khuôn mặt đầy nghiêm nghị và cương trực. Hắn quỳ sụp xuống dưới chân cậu, hai tay chắp lạy, miệng không ngớt lời van xin: " Xin ngài làm ơn tha tội cho tôi, tha tội cho tôi, tôi đâu ngờ ngài lại chết đi sống lại như phù thủy thế này?". Giờ đây, khi được người phiên dịch cho biết sự thật, hắn mới nhận ra rằng hai đứa bé mà hắn thẳng tay giết chết hôm trước là anh trai của chú bé đứng trước mặt mình - con của người du kích đứng tuổi. Hắn vò đầu bứt tai thét lên một tiếng rồi gục xuống trong đau khổ.

Cuối cùng, kẻ độc ác kia phải đền tội, lòng dũng cảm của các em nhỏ chống phát xít thật ngời sáng và cao đẹp biết bao. Quân lính có thể giết chết thể xác các em, nhưng chẳng bao giờ có thể giết chết được lòng yêu nước vô bờ bến trong trái tim những người chiến sĩ nhỏ.

26 tháng 12 2020

Tại đất nước Liên Xô, vùng đất của những con người anh hùng. Năm đó, quân phát xít kéo sang xâm lược, chúng hoành hành cướp bóc trắng trợn, đi tới đâu cũng nổ súng bắn giết nhiều người vô tội, trong nước lòng dân oán hận vô cùng.

Một buổi chiều, chúng âm mưu và thực hiện cuộc càn quét vào một ngôi làng nọ, khi vào thì không thấy ai, những tưởng quân du kích trốn đi rồi nên chúng an tâm lắm. Nhưng khi trời vừa tối thì nghe tiếng súng ở đâu nổ vang trời, quân phát xít hoảng loạn, tay chân run rẩy, miệng lập cập: "Bắn ở....ở ...đâu thế?".

Tên lính từ ngoài hớt hải chạy vào, không kịp thở:

- Thưa chỉ huy... bắn nhau ở ngoài bìa rừng bên kia. Một tên du kích đã bị bắt.

Một chú bé mặc chiếc áo sơ mi xanh với hàng cục trắng bị mấy tên lính dẫn vào. Chú tầm 13, 14 tuổi gì đó với nước da trắng trẻo cùng ánh đôi mắt ánh lên nỗi căm tức quân thù. Tên sĩ quan nhìn chăm chăm vào chú bé, quát lớn: "Mày là ai?". Chú bé trả lời trong niềm kiêu hãnh: "Tao là du kích".

- "Thế đội du kích tụi mày hoạt động ở đâu? Nói ngay, không tao bắn chết bây giờ?". Cậu bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: "Tao không biết".

Đêm đó, bọn chúng tra tấn chú bé dã man hòng lấy thông tin nhưng em không hé nửa lời. Cuối cùng, em bị bắn lúc trời vừa sáng.

Đêm tiếp theo, quân du kích tiến đánh vào kho tàng của bọn phát xít, nơi chúng đóng quân. Quân đội của chúng bị tổn thất nặng nề, kho lương thực cùng vũ khí bị phá hủy, nhưng một em nhỏ trong quân du kích bị chúng bắt. Tên sĩ quan bần thần kinh ngạc khi trước mắt mình là chú bé mang áo sơ mi xanh với hàng cúc trắng mà hắn ra lệnh quân bắn chết hôm qua.

Bằng giọng điệu hách dịch, hắn lại hỏi: Mày là ai?

Chú bé tự hào trả lời: "Tao là du kích". Hắn thấy thật điên rồ, mọi chuyện thật điên rồ, đất nước này ma quỷ đến như thế ư?, lạy chúa tôi!". Rồi hắn điên cuồng ra lệnh lập tức treo cổ em. Chao ôi! Thật khốn khổ! Chúng xem mạng người như cây cỏ, bắn giết chẳng nương tay.

Đêm thứ ba, quân du kích tiếp tục đột phá, tấn công trực tiếp vào sở chỉ huy. Quân phát xít chạy tán loạn, bắt sống bọn đầu não, trong đó có tên sĩ quan chỉ huy đêm qua. Quân dù kích đêm hắn vào rừng. Khi được mở băng bịt mắt, hắn bàng hoàng khi thấy một chú bé mang áo sơ mi với hàng cúc trắng đứng cạnh một người du kích đứng tuổi, khuôn mặt đầy nghiêm nghị và cương trực. Hắn quỳ sụp xuống dưới chân cậu, hai tay chắp lạy, miệng không ngớt lời van xin: " Xin ngài làm ơn tha tội cho tôi, tha tội cho tôi, tôi đâu ngờ ngài lại chết đi sống lại như phù thủy thế này?". Giờ đây, khi được người phiên dịch cho biết sự thật, hắn mới nhận ra rằng hai đứa bé mà hắn thẳng tay giết chết hôm trước là anh trai của chú bé đứng trước mặt mình - con của người du kích đứng tuổi. Hắn vò đầu bứt tai thét lên một tiếng rồi gục xuống trong đau khổ.

Cuối cùng, kẻ độc ác kia phải đền tội, lòng dũng cảm của các em nhỏ chống phát xít thật ngời sáng và cao đẹp biết bao. Quân lính có thể giết chết thể xác các em, nhưng chẳng bao giờ có thể giết chết được lòng yêu nước vô bờ bến trong trái tim những người chiến sĩ nhỏ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-cau-chuyen-nhung-chu-be-khong-chet-46362n.aspx
Những chú bé không chết là câu chuyện cảm động những cậu bé yêu nước, bên cạnh bài Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài kể chuyện khác như: Kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội. Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng, Kể chuyện về một gia đình hạnh phúc, Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa.

Nhớ đúng !