K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2020

Mẫu 1 :Tôi đang ngồi học, đêm đã buông xuống tĩnh mịch từ lâu, chợt nghe đâu đây tiếng gió thổi lao xao lùa vào gian phòng khe khẽ. Chợt, nhìn sang chiếc hộp gỗ trên bàn học, đó là hộp đựng bộ que tính bố đã tự tay làm cho tôi. Trong lòng tôi bỗng dưng dưng một niềm cảm xúc yêu thương bố lạ kì, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bố tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, mái tóc cũng đã điểm bạc. Nước da ngăm đen, rám nắng, và có chút chai sạn. Mỗi lần nhìn vào gương mặt ấy, khóe mắt tôi lại thấy cay cay, những tháng năm lăn lộn, không quản nắng mưa đã bôn ba trên mọi nẻo đường chở hàng nuôi tôi khôn lớn. Có những lúc, nhìn người ta đi ngoài đường, quần là áo lượt xe ô tô hạng sang tôi lại xót xa nhớ về người cha ấy của tôi. Lẽ ra giờ này bố cũng có thể như thế, nhưng vì tôi, vì đàn con thân yêu, bố đã hi sinh cả thanh xuân và sức lực của mình để gắng sức nuôi chúng tôi nên người. Tôi tự nhủ mình sẽ phải học thật tốt đê không phụ lòng mong mỏi của bố. Những cánh tay to, chắc khỏe, gân guốc đã lo toan, chèo chống cho gia đình này không biết bao phen sóng gió. Tôi cũng không dám tưởng tượng nếu không có bố, cuộc đời chị em tôi sẽ đi về đâu.

Bố tôi là người rất hiền lành và tốt bụng. Nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bố để chị em tôi được dễ dãi, mơn chớn. Ông rất yêu các con của mình. Có gì ngon bố cũng để giành phần chúng tôi, vậy mà những đứa trẻ non nớt không hiểu chuyện như chúng tôi lại chưa làm được điều ấy. Công việc bên ngoại, bên nội, của hàng xóm láng giềng có ai nhờ đến bố đều giúp đỡ rất nhiệt tình. Có lẽ chính vì vậy mà bố được rất nhiều người quý mến, kính trọng, tin tưởng. Bố hay kể cho tôi nghe về tổ tiên tôi ngày trước, nhắc tôi phải biết uống nước nhớ nguồn. Những bài học nhân sinh, bài học về cách làm người của bố đã lớn dần lên cùng tháng năm, cho tôi những hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống, cội nguồn dân tộc.

Bố là cả một khoảng trời để chú chim non bé nhỏ là tôi được thỏa sức vẫy vùng. Thuở ấu thơ, tôi hay cùng bố ra bờ sông câu cá, bố dạy tôi tập bơi, dạy tôi cách thả diều, cách làm những chiếc đèn kéo quân vui tết trung thu. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng ấy của tôi đã được làm hồng lên bởi tình yêu thương, sự chỉ bảo ân cần của bố. Thỉnh thoảng, nhìn chiếc áo phai màu, sờn vai bố đang mặc tôi lại ùa về kỉ niệm những đêm đông bố đã chịu lạnh để tôi được cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp và ra ngoài làm việc. Bố đã hi sinh cho tôi nhiều lắm, tuổi thanh xuân, sức lực và cả tình yêu bao la vô bờ ấy, bố dồn cả vào trái tim non nớt của tôi, che chở, ủ ấm nó để nó không bao giờ chịu những vết trầy xước gì. Tôi cảm thấy mình thật sự là một đứa trẻ may mắn vì được lớn lên trong tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp như vậy.

Có thể thời gian trôi đi, tôi rồi cũng sẽ trưởng thành lên, và ai ai cũng vậy. Nhưng những bài học sâu sắc, những kỉ niệm, và tình cảm bao la mà bố giành cho tôi sẽ là hành trang nâng bước tôi trong suốt chặng đường dài bây giờ và mãi cả sau này nữa.

Nhớ đúng !

29 tháng 12 2020

Mẫu 2:

Trong gia đình, người mà tôi thân thiết nhất có lẽ là chị. Chị gái luôn là người bạn đồng hành với tôi từ nhỏ đến lớn. Hình ảnh về chị luôn để lại trong tôi một tình cảm dịu dàng, yêu thương và trìu mến.

Chị em tôi từ nhỏ đã rất thân thiết. Chị hơn tôi 5 tuổi, hiện tại đang là một cô nữ sinh duyên dáng. Chị có dáng người dong dỏng cao, mảnh khảnh như cây mai. Mái tóc chị đen láy, dài đến ngang lưng, trông xa như một làn suối nhỏ. Chị yêu mái tóc của mình lắm, chăm sóc nó rất kĩ. Từ mái tóc chị lúc nào cũng thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ của những loài thảo mộc như bồ kết, lá bưởi... Nước da chị trắng nõn nà làm cho không ít người phải ghen tị vì con gái nông thôn ít ai có làn da mịn màng như thế. Khuôn mặt chị đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm, vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh. Nổi bật trên khuôn mặt thanh tú là đôi mắt bồ câu đen láy và đôi lông mày lá liễu. Người ta vẫn nói: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Ẩn sau đôi mắt chị là cả một thế giới nội tâm vô cùng sống động, phong phú. Chị rất hay cười, mỗi lần chị cười lại để lộ ra chiếc răng khểnh thật đáng yêu.

Bố mẹ bận rộn với công việc, từ nhỏ, chị đã thay bố mẹ giúp chăm sóc tôi. Lúc còn bé, chị ru tôi ngủ bằng những câu ca dao ngọt ngào, đến tối lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích li kì, hấp dẫn. Cũng chính là chị đã dạy tôi làm việc nhà, những việc nữ công gia chánh như thêu thùa, may vá, nấu ăn. Những lần có chuyện buồn, không biết kể cho ai, tôi lại tâm sự với chị. Chị đóng vai một người bạn lắng nghe hết những tâm tư của tôi, đưa cho tôi những lời khuyên chân thành, quý giá. Không chỉ là một người bạn, chị còn là một cô giáo nhiệt tình khi mỗi tối đều hướng dẫn tôi làm bài. Tuy rất cưng chiều tôi nhưng đôi khi chị vẫn vô cùng nghiêm khắc khi tôi lười học mải chơi hay quên làm việc nhà. Tôi vẫn nhớ những lần mình bị ốm mà bố mẹ lại đi vắng, chỉ có hai chị em ở nhà. Một tay chị chăm sóc cho tôi, đút cho tôi từng thìa cháo. Chị có phần già dặn hơn bạn bè cùng trang lứa. Sau giờ học, chị thay mẹ quán xuyến công việc trong nhà, có những gì tốt nhất cũng luôn ưu tiên tôi trước.

Tôi thật may mắn khi có một người chị vừa hiền lành, chu đáo, lại dịu dàng, tinh tế như thế. Tôi tự hứa sẽ ngoan ngoãn hơn nữa để chị không phải phiền lòng.

Nhớ đúng !

29 tháng 12 2020

mong các bạn làm cho mình nhé

29 tháng 12 2020

các quan hệ từ: với, và

29 tháng 12 2020

Theo t nhớ về kiến thức lớp 7 của t thì có lẽ bà inafy lấy cảm hứng từ bài '' Qua Đèo Ngang '' của Bà Huyện Thanh Quan

29 tháng 12 2020

                                  Nhảy qua Đèo Ngang bỗng mốt đà

                                     Đập đầu vào đá máu tuôn ra 

                                   Lom khom dưới núi tìm y tá

                                   Y tá theo trai không có nhà

                                   Đau đầu chảy máu em sắp chết

                                  Nhìn đi nhìn lại chẳng thấy ai

                                  Khắc lên bia mộ bản thông báo

                                 Nhảy qua Đèo Ngang nhớ lấy đà

29 tháng 12 2020

Động từ : đứng, nghe, reo, thu vào.

Danh từ : đỉnh núi, Ngự, tiếng, trông, tầm mắt, toàn cảnh, khinh thành, Huế.

Nhớ đúng !

29 tháng 12 2020
Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt số 1

Mọi người đều biết đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt vùng này vùng khác, tộc người này và tộc người khác không phải là quyền thế, không phải là vũ khí mà là ngôn ngữ, kể từ khi biết nói đến lúc chết đi chúng ta không thể tách rời khỏi tiếng mẹ đẻ.

Trước đây tôi không hiểu sao cộng đồng nói tiếng Anh lại chia thành hai loại: một là cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Mĩ và cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Anh. Tại sao đều dùng chung một thứ tiếng lại phải phân thành hai loại như thế để sự giao tiếp thêm khó khăn? Đến khi lớn lên tôi mới bắt đầu hiểu vấn đề này. Thử nghĩ xem, bất luận về phương diện nào Mĩ cũng đứng đầu thế giới, đã thế thì cớ gì phải dùng tiếng Anh kiểu Anh?

Nhưng tôi cho rằng, Mĩ giàu nhưng cũng rất nghèo nàn! Nói quá lên rằng, ngoài tiền bạc ra, Mĩ nghèo đến nỗi chẳng có gì khác nữa. Thiếu bề dày văn hóa, không có ngôn ngữ riêng, tuy lớn mạnh nhưng không có lịch sử. Nói đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao Mĩ lại phải dùng tiếng Anh kiểu Mĩ rồi!

Đúng thế, đó là vì Mĩ không có ngôn ngữ riêng, đối với những người Anh di cư đến Mĩ họ sớm đã không phải là người Anh nữa, đương nhiên họ cũng không thể nói tiếng Anh thuần túy, vì thế họ chọn cách nói tiếng Anh kiểu Mĩ. Độc lập không chỉ là một chiến thắng quân sự, không chỉ là đọc tuyên ngôn độc lập mà độc lập là một dấu hiệu, một kí hiệu, một thứ ngôn ngữ. Vì thế, theo tôi nước Mĩ giành độc lập thực sự kể từ khi dùng tiếng Anh theo kiểu Mĩ.

Theo cách nhìn của tôi thì văn hóa luôn là một khái niệm mơ hồ, chúng ta thường kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Giữ gìn bản sắc văn hóa mấy nghìn năm của dân tộc nhưng phải giữ thế nào, giữ bằng cách nào đây? Còn nhớ năm trước có một cô gái Việt kiều trạc tuổi tôi về nước, vốn là anh em họ với nhau nhưng cô gái đó chẳng mở miệng lấy một câu; một lần tình cờ tôi nghe hai bố con họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh chuẩn như người Anh thực sự, lúc đó tôi vô cùng ngưỡng mộ nên nói với bố: “Bố ơi, con thích học tiếng Anh, chị Việt kiều nói tiếng Anh rất chuẩn!”.

Bất ngờ bố nói như nước lạnh dội vào đầu tôi rằng “Họ không phải là người Việt”, lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu ngụ ý trong lời nói của bố. Mãi đến giờ tôi mới ngộ ra rằng, một con người không nói được tiếng mẹ đẻ thì mãi mãi là những người con du đãng không thể trở về đất mẹ quê hương, dù có đi khắp bốn phương trời cũng không thể nào tìm được cảm giác tự hào dân tộc, không tìm lại được sự nhớ nhung cái gì đó thiêng liêng… thật đáng thương!

Tiếng mẹ đẻ là suối nguồn văn hóa dân tộc, là gốc rễ đất nước, là miền đất cuối cùng có thể giữ gìn được sự trong sáng để nuôi dưỡng nền văn hóa, chúng ta có thể quên cách chúng ta cầm đũa để ăn nhưng không thể quên tiếng Việt và hãy gìn giữ cho miền đất văn hóa này ngày càng trong sáng.

Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt số 2

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.

Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ.

Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?

Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ! Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Có bài văn nhé !!

29 tháng 12 2020

                                                          bốn là bố bạn nhé

29 tháng 12 2020

Bốn là bố

29 tháng 12 2020

K nha bạn !!!

29 tháng 12 2020
a) Đoạn văn trên biểu đạt nội dung mùa xuân Bắc Việt, sử dụng phương thức biểu cảm là chủ yếu.

''mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...'' ( ngữ văn 7- tập 1)

a.đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

-  Cảnh sắc ấm áp , đẹp tươi của màu xuân ở Hà Nội . Qua những lời văn êm đềm , mềm mại tác giả bộc lộ tình cảm sâu sắc của mình về quê hương dấu yêu

b. nêu tên tác phẩm , tác giả đoạn trích?

=>Trích từ văn bản Mùa xuân của tôi của Tác giả Vũ Bằng

c. liệt kê các từ láy có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

=> riêu riêu , lành lạnh , xa xa 

=> Td : Tăng sắc gợi hình gợi cảm cho câu văn , làm cho câu văn trở nên sinh động 

d.giải thích nghĩa của từ ''lành lạnh'' ? đặt câu với từ đó ?

=> Nghĩa là cảm giác hơi (hơi )lạnh 

vd : Thời tiết hôm nay lành lạnh

e. đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? nêu tác dụng?

=> Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ : mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt . 

Td : làm cho đoạn văn giàu âm điệu, tràn đầy cảm xúc   làm nổi bật tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.