K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm) Bài đọc: Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười      Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.      Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân...
Đọc tiếp

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)

Bài đọc:

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười

     Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.

     Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

     Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy chìm dần vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

Theo TRUONGLEDUAN.edu.net

1
14 tháng 4 2024

 

Bài học từ câu chuyện trên là về tinh thần lạc quan và lòng nhân ái. Dù cậu bé mù và gặp phải khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh ta vẫn biết tạo ra niềm vui và hy vọng cho mình và những người xung quanh. Bức tranh mỉm cười mà cậu bé vẽ là một biểu tượng cho sức mạnh của tinh thần và lòng biết ơn. Bố của cậu bé cũng là một ví dụ về lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ người khác trong thời khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta cần luôn giữ tinh thần lạc quan và biết đến sự quý trọng của mỗi nụ cười và lòng tốt đẹp trong cuộc sống.

     
14 tháng 4 2024

 

Em có thể khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Thác Thác Tuyền ở Quảng Ngãi. Nằm giữa một khu rừng rậm phong phú, thác nước cao vút đổ xuống tạo ra một cảnh quan tuyệt đẹp và hùng vĩ. Âm thanh của nước rơi và hơi mát của suối tạo nên một không gian yên bình và thư thái, rất thích hợp cho việc thư giãn và tận hưởng thiên nhiên. Cảnh sắc quanh năm thay đổi, từ mùa xuân tươi mới đến mùa thu rực rỡ, mỗi mùa đều mang lại một vẻ đẹp độc đáo riêng. Thác Thác Tuyền không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi để con người tìm lại bình yên và hòa mình vào với thiên nhiên tuyệt vời.

14 tháng 4 2024

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn.

Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía, nguyên liệu làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương nổi tiếng đất nước.

Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng lớn có độ sâu lý tưởng đang được khởi công xây dựng. Trong tương lai Dung Quất sẽ trở thành một cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam cùng với thành phố Vạn Tường hiện đại. Quảng Ngãi mảnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.

Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa, bãi tắm Sa Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, di tích kiến trúc thành cổ Châu Sa, nằm kề bên bờ bắc của sông Trà gần cửa biển, các di tích văn hoá Sa Huỳnh, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng…

Đến Quảng Ngãi, du khách có dịp thăm lại chiến trường xưa, những di tích lịch sử như căn cứ địa Ba Tơ, chiếc nôi cách mạng ở miền Trung; di tích khởi nghĩa Trà Bồng, vùng đất của những rừng quế bạt ngàn; chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ; chiến thắng Ba Gia; chiến thắng Vạn Tường, với nhiều dấu tích chiến trường xưa oanh liệt. Quảng Ngãi là vùng đất có lợi thế về di sản văn hóa, biển đảo và là vùng đất của những biến động địa chất hàng triệu năm kiến tạo. Từ huyện đảo Lý Sơn sống động về văn hóa, lịch sử, hình thành từ những lớp nham thạch núi lửa trên biển, đến vùng ven biển, đồng bằng hay vùng núi cao đều chứa đựng những bí ẩn, đầy kỳ thú của vũ điệu thời gian từ thuở khởi nguồn sự sống.

Quảng Ngãi đã chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá ở các bãi biển Mỹ Khê, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Vạn Tường, Khe Hai… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội, tâm linh, nghiên cứu, giáo dục, thăm lại chiến trường xưa… đã và đang khai thác tốt. Đồng thời, du lịch sinh thái cũng đang phát triển mạnh tại các điểm như: Suối Chí, Thác Trắng, Suối nước nóng Nghĩa Thuận, Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bãi Dừa…

Ngoài ra, sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các dịch vụ trải nghiệm như câu cá, mực, soi đêm, lặn ngắm san hô… ở các huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như Lý Sơn, Bình Sơn; hay trải nghiệm văn hóa đồng bào Hrê và tìm hiểu Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ; du lịch miệt vườn tại huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ)… cũng đã thu hút nhiều du khách.

14 tháng 4 2024

  Câu tục ngữ "Ổi Nguyên Khê, lợn sề Thạch Lỗi" là một câu tục ngữ dân gian phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Câu tục ngữ này thường được sử dụng để chỉ ra sự không đồng nhất, không phù hợp giữa hai vật hoặc hai người.Trong câu tục ngữ này, "Ổi Nguyên Khê" và "lợn sề Thạch Lỗi" là hai từ ngữ đại diện cho hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về tính cách, đặc điểm và đặc tính. "Ổi Nguyên Khê" thường được biết đến là một loại trái cây ngọt ngon, thơm ngon, tượng trưng cho sự tinh khôi, thanh cao. Trong khi đó, "lợn sề Thạch Lỗi" lại là hình ảnh của một con lợn xấu xí, bẩn thỉu, không được người ta ưa thích.Từ đó, câu tục ngữ này thường được sử dụng để chỉ ra sự không hợp nhau, không đồng nhất giữa hai vật hoặc hai người. Nó thể hiện sự đối lập, sự không thích hợp, không phù hợp giữa hai thứ khác nhau.Tuy nhiên, câu tục ngữ này cũng có thể được hiểu theo cách khác, đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái tốt và cái xấu. Nó cũng có thể là một lời nhắc nhở về việc không nên đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoại hình mà cần phải nhìn vào bản chất, tính cách và phẩm chất của họ.Tóm lại, câu tục ngữ "Ổi Nguyên Khê, lợn sề Thạch Lỗi" là một câu tục ngữ phổ biến trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự đối lập, không phù hợp giữa hai vật hoặc hai người và cũng là lời nhắc nhở về việc không nên đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoại hình.

Cho xin tick đee

14 tháng 4 2024

Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.

Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.

Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

đây nha

14 tháng 4 2024

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

15 tháng 4 2024

Olm chào em, người sáng lập ra Olm là thầy Phạm Thọ Hoàn, nguyên giảng viên trường Đại Học sư Phạm Hà Nội, giáo viên trường thpt chuyên Thái Bình. 

14 tháng 4 2024

Ui ngân à t học chung thi đội tuyển vs m nè

14 tháng 4 2024

con

4
456
CTVHS
14 tháng 4 2024

@Lương Nhật Anh con j?

14 tháng 4 2024

khổ 1: hình ảnh bếp lửa -> gợi nỗi nhớ bà của người cháu 

khổ 2: những kỉ niệm năm lên 4