K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4

a. Hành vi của ông Q là không đúng và vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự. Việc cấm con trai không được đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự là một hành động không hợp pháp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho con trai của ông.
b. Theo quy định của pháp luật, việc không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, vi phạm hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
c. Nếu em là con trai của ông Q, em nên tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc tham gia khám sức khỏe và thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với quốc gia. Em có thể tìm hiểu về quy trình và quy định liên quan để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh vi phạm hình phạt.

28 tháng 4

`text{Tham khảo}`

a. Việc làm của ông Q không phù hợp với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Theo luật, mọi công dân nam đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi được gọi. Việc cấm con trai không đi khám sức khỏe và tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật.

b. Hành vi của ông Q có thể bị xử lý theo quy định hiện hành. Cụ thể, người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

c. Nếu tôi là con trai của ông Q, tôi sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. Tôi sẽ tham gia khám sức khỏe và nhập ngũ nếu đủ điều kiện. Đồng thời, tôi sẽ tìm hiểu về các trường hợp được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự để xem xét có phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình không và thực hiện theo đúng quy trình pháp luật nếu cần thiết. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng mọi hành động của mình đều tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Em không đồng tình với ý kiến trên vì toàn dân tộc phải đối phó với nhiều nguy cơ như chiến tranh phi nghĩa, do đó chúng ta luôn phải cảnh giác và bảo vệ tổ quốc

TT
tran trong
Giáo viên
27 tháng 4

em không đồng tình với ý kiến đó vì mặc dù hiện nay tổ quốc không có chiến tranh nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn, mất an ninh trậ tự xã hội, xung đột cục bộ. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn ra sức chống phá nhà nước với nhiều hình thức tinh vi cho nên cần phải bảo vệ tổ quốc.

25 tháng 4

a)Theo em, ông A đã vi phạm pháp luật. Mặc dù pháp luật chỉ cấm hành vi buôn bán và sử dụng ma tuý, nhưng chứa ma tuý cũng được coi là một hành vi liên quan đến việc tàng chứa chất ma túy.
Vậy ông A vẫn vi phạm pháp luật

b)

Tk

1) Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

Những câu có chứa chất ma túy hiện nay có thể kể đến như: cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa, cây anh túc hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

2) Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

3) Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

4) Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.

5) Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

6) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

7) Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

Đây là điểm mới của luật phòng chống ma túy năm 2020 so với trước đây. Người được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện xét nghiệm ma túy, cai nghiện ma túy mà có hành vi chống lại, cảm trở là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

8) Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.

9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

10) Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy. Đây cũng một điểm mới của Luật Phòng chống ma túy năm 2020, Theo đó những hành vi hướng dẫn sản xuất hay hướng dẫn sử dụng chất ma túy, quảng cáo, tiếp thị dù là gián tiếm vẫn sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

11) Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

Đây cũng là một điểm mới của Luật Phòng chống ma túy năm 2021, điều này xuất phát từ thực tiễn tâm ý của người dân thường kỳ thị, dè chừng đối với những người sử dụng chất ma túy, Tthậm chí còn có các trường hợp vu khống, đánh đập những đối tượng này. Việc này không chỉ đến từ những người xa lạ mà nó còn xuất phát từ người thân và bạn bè. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, quyền con người của những người sử dụng ma túy, gây cản trở rất nhiều đến quá trình cai nghiện cũng như hòa nhập với cộng đồng của họ. Vì vậy quy định này rất nhân văn nhằm bảo vệ quyền con người của những người đã làm đường đi theo con đường này, tạo điều kiện để họ sớm cai nghiện và hòa nhập với cộng đồng.

12) Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

Như vậy, so với luật trước đây thì Luật Phòng chống ma túy năm 2021 quy định thêm 3 hành vi bị cấm liên quan đến ma túy. Điều này nhằm đảm bảo cập với tình hình thực tiễn hiện nay khi mà các hoạt động liên quan đến ma túy ngày càng tinh vi, số lượng tội phạm ma túy có xu hướng ngày càng tăng và nguy hiểm hơn, khi mà các quy định trước đây chưa thể bao quát được tất cả hành nguy hiểm cho xã hội. Ngoài việc quy định các hành vi cấm thì những nhà làm luật, người thực thi pháp luật cần tiến hành phổ biến các quy định đến với người dân, để nhân dân  nhận thức được những hành vi sai trái, đặc biệt phổ biến các chế tài sẽ phải gánh chịu trong trường hợp thực hiện các hành vi trên để hạn chế các hành vi vi phạm và các quy định có thể thực thi một cách hiệu quả nhất.

26 tháng 4

`text{Tham khảo}`

Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 của Việt Nam, không chỉ việc buôn bán và sử dụng ma túy bị cấm mà còn cả việc tàng trữ, vận chuyển, lưu giữ chất ma túy mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp của ông A, việc giữ 30 gam hêrôin và 200 viên thuốc lắc mà không được phép là vi phạm pháp luật về ma túy.

Pháp luật Việt Nam cấm các hành vi sau liên quan đến ma túy:
`-` Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lưu giữ trái phép chất ma túy.

`-` Sử dụng trái phép chất ma túy.

`-` Môi giới, cổ vũ, tạo điều kiện cho việc sử dụng trái phép chất ma túy.

`-` Lợi dụng hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

25 tháng 4

`text{Tham khảo}`

1. Bầu cử: Tham gia bầu cử là cách trực tiếp nhất để công dân có tiếng nói trong việc lựa chọn những người đại diện cho mình trong các cơ quan quản lý nhà nước.
2. Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội: Gia nhập và hoạt động trong các tổ chức như đảng phái chính trị, hội đồng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, hoặc các hội, nhóm cộng đồng.
3. Đóng góp ý kiến: Gửi ý kiến, kiến nghị, phản ánh đến các cơ quan nhà nước thông qua các cuộc họp cộng đồng, diễn đàn trực tuyến, hoặc qua các kênh tiếp nhận thông tin chính thức.
4. Tham gia giám sát và phản biện: Tham gia vào các hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
5. Tham gia tình nguyện: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các dự án phát triển cộng đồng, góp phần vào việc quản lý xã hội từ cơ sở.

`-` Ví dụ: Một công dân tham gia vào cuộc họp cộng đồng để đóng góp ý kiến về kế hoạch phát triển đô thị mới, hoặc tham gia vào một chiến dịch tình nguyện giáo dục cho trẻ em nghèo.

Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, em sẽ:
`+` Tìm hiểu thông tin: Luôn cập nhật thông tin về các chính sách, quy định mới và các vấn đề xã hội hiện hành.

`+` Nâng cao kiến thức: Học hỏi và trau dồi kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước và kỹ năng xã hội.

`+` Tham gia tích cực: Đăng ký tham gia các hoạt động cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội, và không ngần ngại đóng góp ý kiến của mình.

`+` Phát huy tinh thần trách nhiệm: Luôn ý thức về trách nhiệm cá nhân trong việc đóng góp vào sự phát triển của xã hội và quản lý nhà nước.

`+` Sẵn sàng hợp tác: Làm việc cùng với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để thúc đẩy các sáng kiến và dự án có lợi cho cộng đồng.

a) Em không tán thành việc làm của P vì làm như vậy là không thực hiên được nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trong việc xây dựng , bảo vệ và giữ vững độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập , chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

a: Em không tán thành việc làm của P. Vì P làm như vậy là thiếu trách nhiệm với quốc gia

b:Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam

24 tháng 4

Việc làm tốt trong việc bảo vệ tổ quốc là

-Không vi phạm pháp luật

-Bảo vệ biển 

-Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

-bảo vệ tổ quốc

Những việc chưa thực hiện tốt là:

-Bán thông tin tuyệt mật

-Không tham gia các hoạt động

-Vi phạm pháp luật

-Không có ý thức bảo vệ tổ quốc

 

TT
tran trong
Giáo viên
24 tháng 4

a. H chưa làm tròn bổn phận của cháu với bà trong gia đình:

- Không phụ giúp bà kiếm tiền và công việc trong gia đình.

- Không quan tâm đến sức khoẻ của bà.

- tham gia vào tệ nạn ma tuý.

H không làm chủ được bản thân đã tham gia vào tệ nạn xã hội là tệ nạn ma tuý. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

b. Để tuân thủ đạo đức và pháp luật em đã có các việc làm sau:

- kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô...

- giúp bố mẹ việc nhà khi rảnh như lau nhà, trông em.

- đi bộ đến trường em luôn đi trên vỉa hè và chú ý quan sát.

- em vứt rác đúng nơi quy định.

23 tháng 4

B em hi

22 tháng 4

theo em kết luận của bạn hằng là sai. Vì bạn hùng vị phạm kỉ luật chứ không phải vi phạm hành chính như bạn Hằng kết luận.

TT
tran trong
Giáo viên
22 tháng 4

Đề bài đang nhầm giữa bạn Hùng và Hưng, bạn Hằng và bạn An.

Tham khảo: Việc kết luận của bạn lớp trưởng là hoàn toàn không đúng.

bạn Hưng trốn học, bỏ tiết đi chơi điện tử là vi phạm kỷ luật nhà trường, không phải là vi phạm hành chính vậy nên không phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà trường. Tuy nhiên, bạn phải chịu trách nhiệm kỷ luật của nhà trường theo đúng quy định.

22 tháng 4
a/ Em không đồng tình với ý kiến trên. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không chỉ thuộc về cán bộ và người lãnh đạo mà còn là quyền của tất cả công dân. Mỗi người dân đều có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc quản lý xã hội, đóng góp ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng.b/ Theo pháp luật Việt Nam, công dân từ 18 tuổi trở lên mới được tham gia ứng cử và bầu cử.
TT
tran trong
Giáo viên
22 tháng 4

a. Em không đồng ý. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền của tất cả công dân Việt Nam.

b. Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Đồng thời, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng quy định:

Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.