bài 10 :gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ và gạch 2 gạch dưới bọ phận vị ngữ sau câu văn sau :
Mãi đến năm nay , khi đã lên lớp 5, tôi mới để ý đến 1 loài hoa .
mng giúp tớ vs ạ , tớ đang cần rất gấp ạ, cảm ơn mng nhiều ạ, tớ sẽ tick nhaa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”
Khi lời bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên,em cảm thấy nhớ đến cây bàng hơn, loài cây gắn liền với tuổi học trò.Cây bàng trong trường em được cô hiệu trưởng trồng cách đây rất lâu rồi. Mỗi ngày khi bước vào tới cổng trường, nó luôn rung rinh những tán lá như đang chào đón em.
Cây bàng sừng sững tựa chiếc ô xanh khổng lồ đang rung rinh những chiếc lá,hoa trong gió.Đôi lúc em thấy rễ của nó giống như những con rắn đang nằm ngủ say sưa dưới gốc cây già.Thân cây to khoác một chiếc áo sần sùi,có phần gai góc một chút.Cành cây vươn dài,loằng ngoằng như những bím tóc của trẻ con.Tán lá rộng như mái che khổng lồ. Hoa bàng mọc theo từng cụm, li ti, gió thổi qua thôi đã đủ làm hoa rụng đầy sân tạo thành một bức thảm trắng vàng xinh đẹp. Có vẻ bạn bàng chỉ thích tiết trời ấm áp của mùa xuân và mùa hạ,đó là lúc cây đẹp nhất,tỏa ra những sức sống căng tràn với những trồi non xanh mơn mởn rồi đến những tán lá xum xuê. Nhưng khi mùa đông đến,tiết trời lạnh lẽo này hình như đã khiến bàng trút bỏ đi những chiếc áo xanh mơn mởn để chìm vào giấc ngủ đông và đón chờ mùa xuân đến.
Cây bàng có rất nhiều lợi ích, các bạn học sinh thường dùng lá bàng để quạt mát vào những ngày hè nóng nực. Ngoài ra,lá bàng được lau sạch có thể dùng để gói xôi. Còn hạt trong quả bàng là món ăn vặt của tụi học trò nghịch ngợm vào mỗi giờ ra chơi. Vào những ngày hè oi ả, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em ngồi chơi lúc nghỉ giữa giờ, xua tan đi phần nào cái nóng oi ả của nắng hè.
Em rất thích cây bàng vì những lợi ích mà cây đã mang lại. Em mong sau này có thể trồng được một cây bàng thật to lớn.
(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...
→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Các thầy cô giáo đối với em luôn là những người cha, người mẹ thứ hai, em luôn kính trọng và yêu quý các thầy cô. Trong số các thầy cô đã và đang từng dạy em, em có ấn tượng sâu sắc nhất với cô giáo dạy Tiếng Việt của em.
Cô Hiền hiện đang giáo viên dạy môn Tiếng Việt của em, cô mới tốt nghiệp đại học ra trường được hai năm nên còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Cô Hiền có dáng người cao ráo, thân hình cân đối, dáng đi của cô nhẹ nhàng, thanh thoát với mái tóc đen dài ngang vai khẽ đung đưa. Cô giáo em có nụ cười rất tươi, ánh mắt cô lúc nào cũng hiền từ và giọng nói trầm ấm truyền cảm. Cô giáo của em hiền như chính tên gọi của cô vậy, cô chưa từng quát mắng học sinh nặng lời mà luôn nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên răn. Cô Hiền là một người giáo viên dạy giỏi, trong giờ cô giảng bài ai cũng say sưa lắng nghe, giọng cô đọc văn trầm ấm truyền cảm như đi vào lòng người. Chữ của cô rất đẹp, từng nét chữ cô viết phấn trên bảng giống như chữ được in bằng máy rất đều đẹp. Trong một lần em quên vở tập viết cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và còn đưa cho em một quyển vở mới gọi là tặng cho em để em chăm chỉ tập viết.
Em rất biết ơn cô giáo của em và luôn ghi nhớ những lời cô dặn dò, em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học tập thật tốt xứng đáng với mong đợi của cô.
bài làm:
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
chucbanhoctot
#tranhuyentuanh
CN : tôi
VN : còn lại
TN : Mãi đến năm nay , khi đã lên lớp 5