K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Đáp án D

Từ những năm 90 khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Cam pu chia được giải quyết ổn thỏa, tình hình chính trị và khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN đã mở rộng cánh cửa để đón chào các thành viên mới. Sau hội nghị thượng đỉnh tại Ba-li (Inđônêxia), Việt Nam và lào trở thành quan sát viên của tổ chức này. 3 năm sau, vào ngày 28 -7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

22 tháng 9 2017

Đáp án B

Hội nghị Trung ương lần thứ 23 nhận định: “Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch, còn địch thì đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn được tình thế sụp đổ đến nơi của nguỵ”. Bộ Chính trị khẳng định: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian ngắn nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm”.

6 tháng 11 2018

Chọn đáp án C.

Đoạn trích trên đề cập đến ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước (1945 – 1954)

26 tháng 5 2019

Đáp án A

Nhân dân Nam Kì ngay từ ngày đầu Pháp đặt chân đến xâm lược đã kiên quyết đấu tranh chống Pháp với nhiều nhật vật tiêu biểu như:

*Từ 1858 đến 1862:

- Nguyền Tri Phương

- Dương Bình Tâm

- Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...

*Từ 1862 đến trước 1874:

- Trương Định

-  Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân...

=> Nhân dân không kiên quyết chống Pháp, không có người lãnh đạo không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX

9 tháng 10 2018

Chọn đáp án D.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bên cạnh hai giai cấp cũ ở địa chủ và nông dân, còn xuất hiện thêm lực lượng xã hội mới gồm:

- Giai cấp mới: công nhân.

- Tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản.

10 tháng 5 2018

Chọn đáp án B.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa, do toàn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống lại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Không chỉ dựa vào quân đội để tiến hành chiến tranh, mà chúng ta đánh giặc bằng sức mạnh của cả dân tộc. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, chúng ta đã phát triển và kết hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng quân sự và chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; phát triển và kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy.

1 tháng 5 2017

Đáp án D

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hội nghị Ianta đã được triệu tập, một trong ba mục tiêu của Hội nghị là phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Trong nội dung cụ thể của Hội nghị Ianta, nội dung này cũng là nội dung quan trọng nhất và được tranh luận sôi nổi. Mục tiêu của mối quốc gia bản chất cho cùng vẫn là quyền lợi của mỗi quốc gia, dân tộc.

=> Bản chất của Hội nghị Ianta (2-1945) là Hội nghị phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

21 tháng 1 2018

Chọn đáp án A.

Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao.

3 tháng 1 2018

Đáp án D

Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại và buộc phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

2 tháng 9 2017

Đáp án C

Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thưức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.