K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2019

Tham khảo:

Thủ đô Hà Nội – vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, tạo nên dấu ấn riêng của vùng đất này như: Chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, bún thang, bún ốc… Nhưng trong đó, không thể không kể đến kem Tràng Tiền với một phong cách thưởng thức thật độc đáo.

Đến phố Tràng Tiền, chúng ta sẽ bắt gặp một cửa hàng kem với rất nhiều người đứng xếp hàng mua cho mình từng chiếc kem. Đó có thể là những du khách nước ngoài, nhưng cũng có thể là những người dân lao động bình thường, cả trẻ em và những bạn học sinh.

Không có bàn ghế, người ăn kem ở phố Tràng Tiền chỉ có thể đứng nhấm nháp để tận hưởng vị ngọt mát lạnh của kem tan nhanh trên đầu lưỡi. Rất nhiều người “nghiện” món này. Vào mùa hè, lượng khách tại đây càng đông, đặc biệt là vào chiều tối.

Mặc dù mỗi ngày sản xuất hơn 30.000 que kem nhưng kem Tràng Tiền vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Cũng chính bởi hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng, chất lượng được đảm bảo nên kem Tràng Tiền luôn giữ được vị thế hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn.

Dù là món ăn quen thuộc và gần gũi nhưng ít ai biết kem Tràng Tiền đã ra đời đã khá lâu rồi, từ những năm 1958. Ban đầu, người ta chỉ biết đến kem Tràng Tiền với hương vị đậu xanh truyền thống rất đặc trưng, nhưng với những ý tưởng ẩm thực mới lạ, giờ đây người thưởng thức có thể chọn cho mình rất nhiều những hương vị kem khác nhau.

Kem vị cốm là sự kết hợp của cốm, vani, sữa và hương dừa mang đến cho khách hàng hương vị của cốm truyền thống. Kem đậu xanh là sự kết hợp trứng, sữa, hương vị dừa và hương vị đậu xanh tự nhiên, sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình. Kem sô cô la Tràng Tiền là sự kết hợp của ca cao, sữa bột béo, sữa dừa, tinh dầu. Còn kem sữa dừa chính là sự hòa quyện của trứng, sữa, vani, không thể thiếu là hương vị béo ngậy của dừa. Tìm đến kem Tràng Tiền, thực khách cũng có thể chọn cho mình những que kem que, kem ốc quế mang nhiều hương vị khác nhau để có những trải nghiệm khác nhau.

Với người Hà thành hay những du khách nước ngoài khi tới Hà Nội thì việc dạo quanh phố cổ hay một vòng Hồ Gươm rồi chậm lại bên cửa hàng kem Tràng Tiền để thưởng thức hương vị thơm ngon, tinh túy của những que kem, mang đến cảm giác thật thú vị về con người cũng như ẩm thực nơi đây.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 11 2019

đề gì mà lạ ghê chưa thấy bao giờ luôn á

Giúp mình làm đề kiểm tra này với: I. Trắc nghiệm: 1. văn bản"cổng trường mở ra" viết về nội dung gì? A. miêu tả quang cảnh ngày khai trường B. bàn về vai trò của nhà trường C. kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường D. tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con 2 nhân vật chính trong chuyện " cuộc chia tay của những con búp...
Đọc tiếp

Giúp mình làm đề kiểm tra này với:

I. Trắc nghiệm:

1. văn bản"cổng trường mở ra" viết về nội dung gì?

A. miêu tả quang cảnh ngày khai trường

B. bàn về vai trò của nhà trường

C. kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường

D. tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con

2 nhân vật chính trong chuyện " cuộc chia tay của những con búp bê" là ai?

A người bố

B cô giáo

C hai anh em

D những con búp bê

3 bài ca dao " công cha như núi ngất trời..." là lời của ai?

A lời của người con nói với cha mẹ

B lời của ông nói với cháu

C lời của người mẹ nói với con

D lời của ông, bà, cha, mẹ nói với con cháu

4 cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người có đặc điểm chung là gì?

A gợi nhiều hơn tả

B tả rất chi tiết những hình ảnh tiêu biểu nhất

C chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất

D chỉ liệt kê các địa danh chứ không miêu tả

5 bài"sông núi nước nam" thường được gọi là gì?

A hồi kèn xung trận

B khúc ca khải hoàn

C áng thiên cổ hùng văn

D bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên

6 vẻ đẹp cảnh trí côn sơn trong bài-bài ca côn sơn- là vẻ đẹp như thế nào?

A tươi tắn và đầy sức sống

B yên ả thanh bình

C kì ảo và lộng lẫy

D hùng vĩ và náo nhiệt

7 bài thơ " qua đèo ngang " thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

A yêu say sưa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước

B đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của thiên nhiên

C buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn

D cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước

8 chủ đề bài thơ" cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" là gì?

A đăng sơn ức hữu(lên núi nhớ bạn)

B vọng nguyệt hoài thương(trông trăng nhớ quê)

C sơn thủy hữu tình( non nước hữu tình)

D tức cảnh sinh tình( trước cảnh sinh tình)

II Tự luận

câu 1: ghi lại 4 câu ca dao được mở đầu bằng cụm từ "thân em..."?

câu 2: viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhạn của em về bài thơ" bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.(khoảng một trang giấy, không được chép trên mạng)

1
24 tháng 11 2019

I. Trắc nghiệm:

1. văn bản"cổng trường mở ra" viết về nội dung gì?

A. miêu tả quang cảnh ngày khai trường

B. bàn về vai trò của nhà trường

C. kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường

D. tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con

2 nhân vật chính trong chuyện " cuộc chia tay của những con búp bê" là ai?

A người bố

B cô giáo

C. hai anh em

D những con búp bê

3 bài ca dao " công cha như núi ngất trời..." là lời của ai?

A lời của người con nói với cha mẹ

B lời của ông nói với cháu

C lời của người mẹ nói với con

D. lời của ông, bà, cha, mẹ nói với con cháu

4 cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người có đặc điểm chung là gì?

A gợi nhiều hơn tả

B tả rất chi tiết những hình ảnh tiêu biểu nhất

C chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất

D. chỉ liệt kê các địa danh chứ không miêu tả

5 bài"sông núi nước nam" thường được gọi là gì?

A hồi kèn xung trận

B khúc ca khải hoàn

C áng thiên cổ hùng văn

D. bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

6 vẻ đẹp cảnh trí côn sơn trong bài-bài ca côn sơn- là vẻ đẹp như thế nào?

A tươi tắn và đầy sức sống

B. yên ả thanh bình

C kì ảo và lộng lẫy

D hùng vĩ và náo nhiệt

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 11 2019

Các bước làm một bài văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm;
- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.
Bước 2: Lập dàn bài
- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;
- Sắp xếp các ý trong từng phần.
Bước 3: Viết thành văn
- Lựa chọn giọng văn;
- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;
- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.
Bước 4: Kiểm tra lại bài viết
- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;
- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
- Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn.

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 11 2019

Tham khảo:

1.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Chúc bạn học tốt!
24 tháng 11 2019

bài này cậu chép trên mạng.

24 tháng 11 2019

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì xa xôi em chưa một lần về chơi quê nội. Hè lớp ba vừa rồi em theo bố về thăm nội, và đó là lần đầu tiên em nhìn thấy một con ngựa kéo xe.

Chiếc xe thổ mộ cũ kĩ càng làm nổi bật hình ảnh con ngựa xinh đẹp, dáng vẻ rất cường tráng. Con ngựa cao hơn một mét khoác một bộ lông màu nâu bóng mượt. Thân hình nó thon lằn chắc nịch. Bờm nó dài được chải thắng cắt tỉa cẩn thận. Đầu ngựa dài, hai lai to, dựng đứng. Hai lỗ mũi ươn ướt phập phồng. Ngực nó nở nang, bốn chân cao to mang móng sắt. Người ta xỏ dây thừng vào mũi ngựa để làm dây cương và choàng qua vai nó cái ách gỗ của cỗ xe thổ mộ. Đứng tại ngã ba đường, chủ xe và chú ngựa kiên nhẫn đón khách. Chú ngựa được cho ăn cỏ và uống nước pha với đường đen trong cái xô luôn luôn móc theo xe. Chú ngựa uống nước trong xô đuôi không ngừng ve vẩy hết sang phái lại sang trái. Chiếc xe chỉ có dăm chỗ ngồi. Khi bố con em ngồi vào chỗ, bác xe ngựa ra roi cho ngựa chạy. Chú ngựa chạy đều đều khá nhanh còn bác chủ xe khề khà nói chuyện. Chú ngựa gõ móng sắt lên mặt đường nghe lộp cộp, lộp cộp làm em nhớ tới bài hát bố dạy em hát khi em còn bé: "Ngựa phi, ngựa phi đường xa…"'

Nuôi ngựa rất có ích vì ở nông thôn ngựa là sức kéo thay cho xe vận tải nhẹ. Vùng núi cao, dốc núi gập ghềnh, ngựa cũng giúp con người đỡ nhọc nhằn chùn chân, mỏi gối. Cho nên dù thời hiện đại xe cộ máy móc không thiếu nhưng người dân nông thôn và miền núi vẫn thích nuôi ngựa.

Ngựa là con vật khỏe mạnh, có nghĩa và trung thành với chủ. Trong chiến tranh, ngựa giúp người chiến đấu chống quân thù. Trong thời hòa bình, ngựa giúp nhân dân ta sản xuất. Hình ảnh chú ngựa và xe thổ mộ thật thanh bình, nên thơ, chân chất, mộc mạc như hương đồng gió nội của quê mẹ ngọt ngào.

24 tháng 11 2019
https://i.imgur.com/X37Zh5U.jpg