K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2022

Quy tắc của hỏi đáp là không đăng những câu hỏi linh tinh nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì bạn hãy hỏi CTVHS ,CTVVIP hoặc giáo viên olm.vn nếu ko có thắc mắc bạn vui long ko đăng những câu hỏi linh tinh lên diễn đàn nhé!!!

2 tháng 5 2023

Bài đó dễ lắm bạn

23 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý:

Mở đoạn:

Giới thiệu khái quát về quê em (Quê em ở đâu, em có sống ở gần quê không hay sinh ra ở quê?...)

Thân đoạn: 

Giới thiệu về khung cảnh quê em lúc sáng:

+ Bầu trời

+ Thời tiết

+ Con người

+ Mọi vật xung quanh

...

Vào lúc sáng sớm em thích ngắm gì? Làm gì?

Cảm nhận, tình cảm của em đối với quê hương?

Kết đoạn:

Bày tỏ tình cảm của em đối với quê hương. 

23 tháng 7 2022

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn

Bạn tham khảo nhé.

23 tháng 7 2022

1) Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

2)Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

3) “Trời nắng giòn tan”

Trời nắng gay gắt đến mức khiến cho mọi vật trở nên khô héo.

4)”Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về”Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

5) “Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”. Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” (hoa râm bụt đang nở)

23 tháng 7 2022

Sáng sớm ra đồng xem

Ồ chú chim đang hót

Kìa cái cây đang cười

Mẹ em đang làm nông

Chao ôi, mồ hôi đẹp!

20 tháng 9 2022

Trứng rán cần mỡ
Bắp rán cần bơ
Yêu không cần cớ
Chỉ cần cậu cơ.

:D

23 tháng 7 2022

Tham khảo ạ:

Trước lầu Ngưng Bích, từng ngày, tôi cứ ngồi thơ thẩn, mắt nhìn về phía vô định, tựa nhưng chẳng có gì có thể ảnh hưởng đến ta. Khuôn mặt kỳ sắc đượm vẻ buồn khiến cho khu lầu bỏ hoang này càng vắng lặng hơn. Gió thổi làm vài cọng tóc tôi khẽ bay, nhưng chẳng làm tôi quan tâm như người có thể xác nơi này mà linh hồn đã bay đi đi tìm lối thoát cho sự giam cầm của Tú Bà ở Lầu Ngưng Bích – cái tên thật đẹp nhưng lại khác xa với vẻ ngoài của nó. Đây là khu lầu bị bỏ hoang nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông là nước. Nó cao ngất, đứng trên lầu như sắp với được Mặt Trăng.Từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy những dãy núi xa xăm, cồn cát bụi bay mịt mù. Thúy Kiều tôi đã quen với việc suốt ngày ở trong cái lầu buồn tẻ, sớm quen với việc trò chuyện cùng cây cỏ hoa lá nơi đây. Hôm nay lại là một ngày mới trôi qua trong lầu Ngưng Bích, mọi thứ dường như chẳng thay đổi kể từ ngày bị Tú Bà giam lỏng nơi đây, tôi vẫn phải ở nơi này, gió lạnh lẽo vẫn thổi vào. Nhớ lúc bị Mã Giám Sinh mua, tủi nhục biết bao, tưởng chừng phải làm vợ người ta, ai ngờ đâu, vừa một khắc, đã phải trở thành con cờ của Tú Bà, giúp mụ kiếm tiền, phải vào chốn thanh lâu mà tôi kinh tởm nhất. Ngay cả tôi cũng kinh tởm bản thân mình. Nhưng biết làm sao bây giờ,để đổi lấy sự bình yên cho phụ mẫu và em gái, tôi đành lòng đem bán tấm thân mình cho người khác. Buồn tủi, cô đơn biết bao nhiêu, một mình trong đêm, hình ảnh người đàn ông mà tôi hằng đêm thương nhớ lại hiện ra trong tâm trí.

23 tháng 7 2022

Câu 1:

Trong hoàn cảnh Phan Lang cũng là người được Linh Phi cứu, đưa xuống Thủy Cung, Phan Lang đã thấy Vũ Nương là người cùng làng nên ân cần bất chuyện hỏi thăm.

Câu 2:

Chỉ ông bà tổ tiên ở nhà và Trương Sinh.

Câu 3:

Câu: 

Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

=> Phép liên kết: phép nối 

Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

=> Phép liên kết: phép nối

Câu 4:

Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương:

+ Nàng là người có đức hạnh cao đẹp, lo lắng, quan tâm cho người nhà.

+ Là người trong sạch, có tấm lòng son sắt quyết về để rửa tiếng xấu.

23 tháng 7 2022

Tham khảo:

Nội dung: nói lên tình cảm thương yêu vạn vật của 2 đứa trẻ. Chúng quan tâm, lo lắng cho số phận của những chú chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Hạnh phúc khi thấy bầy chim non an toàn bay vào bờ.

23 tháng 7 2022

THAM KHẢO

Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về cuộc phiêu lưu của hai anh em Mên và Mon, với tấm lòng nhân hậu, hai cậu bé quyết tâm đi cứu tổ chim chìa vôi vì mưa bão có thể bị nước sông nhấn chìm. Đến khi rạng sáng, khi nhìn thấy bầy chim non cất cánh bay lên từ bãi cát giữa sông, hai anh em Mên và Mon cảm thấy xúc động, vui vẻ khó tả

Hãy viết mở bài phân tích đoạn văn dưới đây:Đón cháu ngoại, Giả mẫu xót thương trẻ mồ côiVũ Thôn quay lại, thấy Trương Như Khuê, người vùng này, là bạn đồng liêu và cũng bị cách chức như mình. Từ ngày bị cách, y về ở nhà. Khi được tin tòa Trung Thư xin cho những người ấy được phục chức, y liền chạy vạy các nơi. Gặp Vũ Thôn, y vội lại chào và báo tin. Vũ Thôn mừng lắm, nói chuyện mấy câu rồi hai...
Đọc tiếp

Hãy viết mở bài phân tích đoạn văn dưới đây:

Đón cháu ngoại, Giả mẫu xót thương trẻ mồ côi

Vũ Thôn quay lại, thấy Trương Như Khuê, người vùng này, là bạn đồng liêu và cũng bị cách chức như mình. Từ ngày bị cách, y về ở nhà. Khi được tin tòa Trung Thư xin cho những người ấy được phục chức, y liền chạy vạy các nơi. Gặp Vũ Thôn, y vội lại chào và báo tin. Vũ Thôn mừng lắm, nói chuyện mấy câu rồi hai người từ giã chia taỵ Lãnh Tử Hưng biết chuyện, vội hiến một kế, bảo Vũ Thôn nhờ Lâm Như Hải nói giúp với Giả Chính ở trong kinh. Vũ Thôn lĩnh ý, từ biệt về nhà, tìm tờ quan báo xem thì quả có thực. Hôm sau hắn đem chuyện đó bàn với Lâm Như Hải. Như Hải nói:

- May quá! Từ khi nhà tôi mất, nhạc mẫu tôi ở Kinh thường lo cháu gái không ai trông nom, có lần đã cho người nhà mang thuyền đến đón. Nhưng vì cháu hãy còn mệt chưa đi được ơn ông dạy cháu bấy lâu, chưa biết lấy gì cảm tạ. Gặp dịp này lẽ nào tôi lại không hết lòng báo đáp. Xin ông cứ yên tâm. Tôi định viết thư nhờ ông anh vợ giúp đỡ, gọi là tỏ chút lòng thành. Trong thư tôi đã nói rõ cả rồi, có phí tổn gì ông cũng đừng nghĩ đến.

(Trích chương 3 tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần)

 

1
23 tháng 7 2022

Không nói thì có lẽ ai cũng biết rằng Tào Tuyết Cần - Tào Dần là một nhà thơ, nhà văn rất nổi tiếng và tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc rất nổi tiếng. Đặc biệt là đoạn trích: "Đón cháu giả ngoại....đừng nghĩ đến trong chương 3, tấm lòng giúp đỡ, sự biết ơn biết nghĩa của những nhật vật đã được thể hiện qua cuộc đối thoại, hoàn cảnh của họ.

23 tháng 7 2022

Tham khảo cách làm bài ạ:

1. Giới thiệu vấn đề:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận :"Làm sáng tỏ tấm lòng thủy chung son sắc của Vũ Nương"

2. Giải quyết vấn đề

2.1 Giải thích nhận định

Nhận định đã nêu lên hai vấn đề nổi bật của nhân vật Vũ Nương:

- Người phụ nữ hội tụ nhiều phẩm chất đáng quý.

- Số phận nhiều đắng cay, bất hạnh.

=> Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.

2.2 Chứng minh nhận định

a. Vũ Nương hội tụ vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách

Vũ Nương là người phụ nữ “tính đã thùy mì nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”, vẻ đẹp của nàng được thể hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh rõ nét:

* Vũ Nương là một người vợ thủy chung

- Khi chồng ở nhà: hiểu tính chồng hay ghen tuông, với vợ phòng ngừa quá mức, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép, cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa.

- Khi tiễn chồng đi chinh chiến:

+ Rót chén rượu đầy, nói lời ngọt ngào nồng đượm tình yêu thủy chung

+ Bày tỏ mong ước lớn lao: cuộc sống gia đình yên ấm, mong chồng được bình yên trở về.

+ Xót thương, cảm thông cho những vất vả, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng.

+ Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong da diết của mình với chồng.

- Trong những ngày tháng xa chồng:

+ Nhớ chồng da diết, nỗi nhớ triền miên, khắc khoải theo thời gian.

+ Luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng (trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản)

- Khi chồng nghi ngờ, ruồng rẫy:

+ Nhẫn nhục van xin, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng có nguy cơ tan vỡ, khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.

- Sống dưới thủy cung: vẫn nặng tình với quê hương, chồng con.

* Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo

- Chồng ra trận, nàng thay chồng chăm sóc mẹ

- Mẹ chồng ốm, nàng hết lòng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn.

- Mẹ chồng mất, nàng lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ

* Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con

- Nàng yêu thương, lo lắng chăm sóc cho con khi chồng ra trận.

- Chỉ cái bóng mình trên vách để dỗ dành con, giúp con khỏi thiếu thốn tình cha.

* Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, bao dung.

- Nàng chọn cái chết để minh oan cho mình, để tự bảo vệ nhân phẩm của mình. Lời than trước khi chết như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và nhân phẩm trong sạch của nàng – một người phụ nữ bạc mệnh.

- Dù ở thủy cung, nàng vẫn luôn buồn bã, nhung nhớ về quê cũ, chồng con, vẫn mong được trở về, giải nỗi oan khuất, gửi trâm cho Phan Lang để nhắn lời tới chồng.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về nói lời từ tạ, không hề oán trách chồng một lời, chỉ còn lại tình nghĩa da diết.

b. Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

* Số phận bất hạnh:

- Cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương là con nhà kẻ khó, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về -> mối quan hệ kẻ giàu người nghèo khiến nàng luôn sống trong mặc cảm, không có tiếng nói trong gia đình, luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh bất hòa vì chế độ nam quyền.

- Là một người vợ trẻ có cái thú vui nghi gia nghi thất mà luôn phải sống trong cảnh xa chồng cô đơn, một mình gánh vác công việc nhà chồng, chăm lo cho mẹ chồng ốm đau, con thơ dại.

- Mong đợi mỏi mòn, rất mực thủy chung gìn giữ nhưng ngày chồng trở về lại nghi oan, ghen tuông, đánh đuổi, chửi mắng, đối xử tệ bạc. Nàng phải tự vẫn ở bến sông Hoàng Giang để tỏ tấm lòng trinh bạch, son sắt của mình.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Từ chiếc bóng trên vách và lời nói ngây thơ của bé Đản

+ Thói ghen tuông mù quáng, chuyên quyền của Trương Sinh

- Nguyên nhân gián tiếp:

- Lễ giáo phong kiến hà khắc: Thái độ khinh thường phụ nữ và uy quyền tối thượng có tính chất quyết định của người đàn ông trong gia đình. Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, ghen tuông không cho Vũ Nương cơ hội để giải thích. Cách hành xử của Trương Sinh đối với vợ là cách hành xử của xã hội phong kiến coi rẻ và chà đạp lên thân phận, nhân phẩm người phụ nữ. Trương Sinh là con đẻ của chế độ trọng nam khinh nữ.

- Chiến tranh phi nghĩa: vợ chồng đang sống thuận hòa phải chia li à thời gian xa cách, dẫn đến hiểu nhầm.

- Cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối: Trương Sinh nhà giàu, Vũ Nương là con nhà kẻ khó, đồng tiền làm đen bạc thói đời, khiến nàng bị coi rẻ.

3. Tổng kết.

-  Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến: chế độ nam quyền chà đạp lên số phận của người phụ nữ. (cuộc hôn nhân không bình đẳng, tính cách của Trương Sinh; cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh)

-  Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc (Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận oan trái bi thương, cái chết của nàng là sự đầu hàng số phận nhưng lại là điều tất yếu; Dù Trương Sinh có lập đàn giải oan nhưng Vũ Nương cũng không trở lại, hạnh phúc thực sự đã tan vỡ, không thể có lại)

- Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương: người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ thương con, người phụ nữ bao dung, vị tha, trọng nhân phẩm và tình nghĩa

- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ. (qua những chi tiết kì ảo cuối truyện)

23 tháng 7 2022

Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu". Rồi từ đó mở ra nấc thang đưa con người đến ánh sáng của giá trị nhân đạo, để tồn tại khát khao tốt đẹp với đời. Và cái điều ấy đã được ông thể hiện rõ qua tác phẩm "Tắt đèn". Ông xây dựng lên hình ảnh chị Dậu. Chị là người phụ nữ nông dân cam chịu nhẫn nhục, giàu tình yêu thương và có sức phản kháng tiền tàn mạnh mẽ. Tại sao lại nói chị như vậy?. Đầu tiên là qua gia cảnh khó khăn của chị, chị thuộc tầng lớp nhân dân thấp cổ bé họng, sống trong xã hội phong kiến bất công thời xưa. Gia đình chị bị ép nộp tiền sưu, tiền thuế nặng nề; không chỉ thế, chị còn phải đóng luôn cả cho người em chồng đã mất vào 3 năm trước. Chị đau lòng đứt ruột bán chính đứa con gái của mình, ấy thế trớ trêu thay số tiền ấy chỉ đủ cho người chồng của chị. Còn phần thuế vô lý của người em, chị biết lấy đâu được khi mà nhà nghèo không còn gì nữa cả. Thế tại sao lại nói chị biết cam chịu nhẫn nhục, giàu tình yêu thương?. Ấy là vì khi bị đối xử như vậy, lính xông vào nhà với thái độ hách dịch để đòi thuế vô lý; chị vẫn nhịn, chị vẫn xưng con kêu ông cùng thái độ cầu xin thứ thuế vô lý đó. Chị nhịn vì thương chồng, thương con mình. Nhưng không được, sự tàn bạo ác độc của bọn chúng đã che mất đi bản tính yêu thương của con người. Chúng không hề có lương tâm, chạnh lòng khi vẫn muốn bắt người chồng đang ốm đau vừa bị đánh đập ra mà hành hạ tiếp. Cuối cùng, khi sức chịu đựng của con người ta có giới hạn, ai mà sống nổi khi không có quyền cơ bản của mình?. Khi mà cứ bị ức hiếp, chèn ép tới bước đường cùng vì sự vô lý. Chị phản kháng lại, chị vùng lên đòi lại công bằng cho bản thân mình với hình ảnh đánh lại bọn lính. Chị không nhịn nữa, nhịn nữa thì chúng làm càn đến bao giờ?, không thể nhịn mãi được. Từ đó, ta có thể thấy hoàn cảnh, số phận của người dân lúc bấy giờ là sự chèn ép đến bước đường cùng, sự bóc lột, ức hiếp dành cho họ. Thật đáng thương thay!.