K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

thơ j bạn ơi :)))

24 tháng 7 2022

Suy nghĩ:

+ Trang phục của học sinh khi đến trường phải lịch sự, đầy đủ quần áo, khăn quàng và bảng tên. Lúc mang dép quai hậu thì phải mang, lúc nào cần mang giày thì phải mang giày.

+ Trang phục học sinh khi đến trường, học sinh phải mặc đúng trang phục của trường vì qua đó cũng thể hiện sự tôn trọng của ngôi trường mình đang theo học.

+ Không bỏ áo ra ngoài khi chưa ra về, mặc đồng phục nghiêm túc và không nên lấy khăn quàng ra đùa giỡn. Vì đó cũng là sự tôn trọng đến ngôi trường của mình và chính trang phục của mình.

24 tháng 7 2022
24 tháng 7 2022

nhắc đến vùng quê chắc chắn ai cũng nghĩ đến một thứ rất gần gũi với các bác nông dân đó chính là cánh đồng.Đồng lúa rộng mênh mông,thường là nơi những đứa trẻ thả diều và nô đùa.Đồng quê cũng là một nơi rất yên bình và nhẹ nhàng.Cánh đồng là người bạn thân nhất với tôi,nó là nơi tâm sự,là chốn thả hồn bay hòa nhập với hương thơm lúa chín mỗi khi đến mùa.Đến khi cấy,nhìn từ xa,cánh đồng như một tấm thảm xanh mướt.

mình chưa nhập học lớp 6 nên chắc nó ko hay đâu :)))thông cảm nha!

25 tháng 7 2022

Những khi chiều về, em thích ngắm cảnh cánh đồng lúa quê hương. Mới ngày nào đó còn là những hàng mạ xanh tươi mà này đã vào độ thu hoạch. Lúc này đây cả cánh đồng mang màu vàng như một tấm lụa khổng lồ. Thân lúa nghiêng mình trĩu hạt. Những hạt lúa đã vào độ chín, hạt vàng, chắc nịch, to và căng tròn như những hạt chanh non. Ánh hoàng hôn dần buông, trời đã về chiều, trên triền đê, mấy chú bò cũng dắt dìu nhau ra về. Tiếng sáo trong veo của những bạn nhỏ mục đồng cất lên nghe thanh bình đến lạ. Xa xa là tiếng nói tiếng cười của các bác nông dân ra thăm ruộng phấn khởi vì một vụ mùa thắng lợi. Cuối cùng thì bao giọt mồ hôi, bao vất vả cũng được đáp xứng đáng. Yêu biết mấy cánh đồng quê hương, thương biết mấy những người nông dân hiền lành, một nắng hai sương bên nương lúa, bờ mương

24 tháng 7 2022

Đề 9:

Câu 1: 

Thành ngữ: lòng chim dạ cá

Câu 2:

Qua lời than của Vũ Nương, ta thấy được nàng là người có vẻ đẹp son sắt, chung thủy, yêu thương chồng con. Đồng thời, nàng nguyện chịu tất cả điều khổ sở để chứng minh mình không hề có người khác, vẫn luôn giữ gìn trinh tiết. Từ đó, cũng có thể thấy nàng là người con trọng danh dự, phẩm chất của mình và nàng không sợ gì cả bởi nàng thật sự trong sạch. Qua phẩm hạnh của Vũ Nương, chúng ta cũng biết được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn luôn mạnh mẽ, chăm chỉ, luôn giữ gìn mình, luôn thủy chung, yêu thương chồng con.

Đề 10:

Câu 1: 

Được dẫn bằng cách trực tiếp.

Dẫn cách khác: Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng vào nói vọng vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa rồi.

Câu 2: 

Em cảm nhận được vẻ đẹp luôn biết tha thứ cho lỗi lầm của người làm tổn thương, bức mình đến chết. Vẻ đẹp biết ơn biết nghĩa và tấm lòng tha thiết khi không thể trở về bên chồng, sự yêu thương của nàng dành cho chồng vẫn còn đó mãi mãi không mất đi.

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng: "Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cách lung linh huyền ảo". Theo em, Nguyễn Dữ đã muốn cho cái kết câu chuyện này là cái kết thoải mái, có hậu nhưng lại không biết làm cách nào để dẫn một tình thế đang đau buồn thành hạnh phúc. Khéo léo và tinh tế, nhà văn cho thêm chi tiết kỳ ảo rằng Vũ Nương sẽ biến mất đi không trở về được nữa, nhưng đan xen với nói là chi tiết Trương Sinh đã nhận ra lầm lỗi của mình và được Vũ Nương tha thứ. Có thể nói rằng, cái kết thúc của câu chuyện là kết thúc bi kịch nhưng đem lại sự thoải mái của cả nhân vật, tác giả và người đọc. Cũng có thể, đúng như ý kiến đó nói rằng sự bi kịch vẫn tiềm ẩn trong sự lung linh huyền ảo mà nhà văn tạo ra, đúng thật vậy vì cuối cùng hai vợ chồng vẫn không thể ở với nhau mà chia lìa đôi bên. Và chính cái tính kiêu ngạo, không tin tưởng vợ, gia  trưởng của Trương Sinh cũng đã tạo ra cái kết ấy. Nói chung, sự bi kịch ở cái kết là một sự bi kịch khi hai người phải chia xa, gương vỡ không thể lành. Nhưng bên cạnh đó cái kết cũng có hậu khi mà Trương Sinh đã nhận ra sai lầm của mình và được người vợ của mình tha thứ.

24 tháng 7 2022

Tham khảo cách làm ạ:

Mở đoạn:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề

Vd: dẫn từ tác giả đến tác phẩm,..v.v

Thân đoạn:

Nêu khái quát nội dung đoạn trích, thân phận của Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.

Bàn luận:

Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều:

" Kiều càng sắc sảo mặn mà" -> Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.

"làn thu thủy": vẻ đẹp của đôi mắt trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu.

"nét xuân sơn": vẻ đẹp của đôi lông mày như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.

-> Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.

=> Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" khiến thiên nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.

=> Dự cảm về số phận, cuộc đời lênh đênh sau này.

Tài năng của Thúy Kiều:

Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa

"Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm"

Kiều am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương:

"Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương"

---> Đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm: "Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

-> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn "Bạc mệnh".

=> Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

Kết đoạn:

Khái quát lại vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích.

Nêu cảm nhận của mình.

24 tháng 7 2022

Bạn viết một bài ví dụ được không ?

 

24 tháng 7 2022

Chỉ:

1.Nói ngọt lọt đến xương

Kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

2.Nói nặng quá

Kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

3.Giọng nói chua loét

Kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

24 tháng 7 2022

1) Các từ "ngọt", "chua" trong "nói ngọt lọt đến xương" và trong "nói chua loen loét" vốn chỉ sự cảm giác của vị giác, đã được chuyển sang thính giác "nói". Tương tự qua cụm từ "nói nặng quá", từ "nặng" vốn chỉ sự cảm giác của xúc giác.

⇒ Đây là hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 tháng 7 2022

Chỉ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Tác dụng: tăng giá trị miêu tả cho câu thơ, làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm và gây hấp dẫn hơn với người đọc.

24 tháng 7 2022

- Biện pháp so sánh: Mặt trời xuống biển được ví như hòn lửa

* Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho câu thơ từ đây gợi mở cho độc giả liên tưởng tới một khung cảnh thiên nhiên đầy kĩ vĩ,huy hoàng,tráng lệ như thần thoại

24 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề:

Vd: dẫn về hiện tượng nhận định: "Hãy luôn thay đổi chính mình" hoặc lời xúi dại man rợ nhất lịch sử là:" Hãy là chính mình".

--> dẫn vào vấn đề nghị luận (Từ đó thấy được, phải trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là điều cần thiết)

Thân đoạn:

Giải thích: phiên bản tốt hơn của chính mình là gì?

--> Là luôn học hỏi, tìm tòi, phát triển/ hoàn thiện bản thân.

+ Là luôn cố gắng nỗi lực hạn chế khuyết điểm của bản thân về tính cách, cách làm việc,.... Và nâng cao ưu điểm bản thân.

+ Luôn biết mình còn thiếu sót gì để sửa chữa, khiến cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

Bàn luân và phân tích:

Phân tích:

Tại sao lại nói: "Phải trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình" là điều cần thiết?

--> Bởi:

+ xã hội ngày càng phát triển, hàng ngàn hàng vạn người ngoài kia đều  đang nỗ lực hết mình cho tương lai sau này của họ. Mình không có lý do để làm biếng - không hoàn thiện bản thân.

+ để mình trở nên có giá trị hơn, nâng cao địa vị bản thân trong mặt mọi người.

+ tương lai chúng ta ra sao phụ thuộc vào việc làm của ta hiện tại. Hiện tại nỗ lực thì tương lai sung sướng, hiện tại lười biếng thì tương lai cực khổ.

Bàn luận:

+ Chúng ta không thể nào sống mà cứ là chính mình!. Chúng ta cần trở thành một con người mới mẻ tốt đẹp, cần bỏ đi khuyết điểm và phát triển ưu điểm bản thân.

+ Con người ta sinh ra không có ai hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm. Ấy nhưng nếu không cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, những khuyết điểm nhỏ đó của mình có thể là hòn đá lớn ngăn mình đi tới tương lai thành công.

+ "Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình": đó cũng là một lời khuyên, một lời cổ vũ khích lệ tinh thần phát triển bản thân dành cho tất cả mọi người.

Lợi ích của việc biết hoàn thiện bản thân:

+ Được mọi người xung quanh yêu quý, xã hội tôn trọng.

+ Càng ngày càng đi đến gần tương lai tốt đẹp.

+ Bên cạnh đó, còn tránh được bệnh tất nếu biết hoàn thiện bản thân ở phương diện hoạt động thể dục.

Mở rộng vấn đề:

+ Tuy nhiên, cần biết chừng mực, đừng đánh mất bản thân mình. 

+ Xin chớ hiểu lầm rằng 2 từ "hoàn thiện" và "thay đổi". Hoàn thiện là giúp bản thân mình trở nên tốt hơn, còn thay đổi là đánh mất chính mình.

Dẫn chứng:

Hiện nay, có một số bộ phận các bạn trẻ chỉ biết dựa dẫm vào người thân mà không biết tự đứng trên đôi chân của mình, không lo cho tương lai và không khiến bản thân đi thêm được bước nào trên con đường thành công.

Kết đoạn:

Tổng kết và khẳng định lại vấn đề.

24 tháng 7 2022

Câu trên sai

Câu đúng: "Uống nước nhơ nguồn" hoặc "Ăn quả nhứ kẻ trồng cây"

24 tháng 7 2022

bn ns cx đúng nhưng câu trả lời của mk là ko đúng cx ko sai vì mn ns họ uống nước trái câyok