K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Bạn tham khảo dàn ý này mà viết thành bài văn nhé!

Mở bài:

- Giới thiệu về mẹ.

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

Thân bài:

- Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

- Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).

- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).

- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.

- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).

- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).

- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).

Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.

28 tháng 11 2019

Tham khảo dàn ý:

I. Mở bài

– Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thư hay bài hát liêu quan đến mẹ:

MẸ TÔI

Bạn đừng cười khi trông thấy mẹ tôi

Ngày với tháng cứ mang đôi sọt rách

Chiếc xe đạp lâu năm ốc vít kêu cành cạch…

Tấm áo cũ nhàu mòn rách cả hai vai.

Bạn đừng cười khi mỗi buổi sớm mai

Mẹ thức giấc từ canh hai mờ mịt

Lọ mọ nồi xoong, thái rau gà, rau vịt

Rồi lại vội vàng, rối rít đạp xe.

Bạn đừng cười khi thấy mẹ dừng xe

Và nhặt nhạnh từng thanh tre, thanh gỗ

Mẹ bảo "Mấy thứ này không có dùng thì khổ

Tiền chẳng có nhiều, nhặt cho đỡ phải mua."

Bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua

Vẫn còng lưng vượt qua từng con dốc

Những thứ mẹ mang nào vỏ chai, giấy lốc

Sắt vụn, nhôm, đồng… một lũ nhóc lớn khôn.

Bạn đừng cười khi gió rét mùa đông

Sương lạnh ngắt, từng cơn giông ập tới

Vẫn có một người khom lưng đạp xe rất vội

Sóng gió cuộc đời không ngăn nổi vòng lăn.

Bạn đừng cười, cười trên những gian nan

Những lo toan mà mẹ tôi chịu đựng

Cả cuộc đời mẹ vẫn đang gồng sức

Để gia đình có những khúc ca vui.

Tôi tự hào vì có mẹ của tôi

Một người mẹ luôn lôi thôi, lem luốc

Nhưng trái tim có ai so bì được

Cả tấm lòng, là ngọn đuốc sáng soi.

Cầu mong Người sẽ ở mãi bên tôi!

(Trích “Những bài thơ hay về mẹ”)

– Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là…?

II. Thân bài

1. Miêu tả Mẹ

– Vóc dáng, ngoại hình:

+ Lớn tuổi: Theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.

+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: Tóc mẹ đă có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.

+ Đôi mắt: Vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.

+ Nụ cười: Ấm áp, hồn hậu

+ Đôi bàn tay: Gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.

+ Vóc người: Cân đối.

+ Trang phục: Thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.

– Tính cách:

+ Đối với mọi người xung quanh: Luôn quan tâm, giúp đỡ.

+ Đối với gia đình: Luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.

+ Đối với bản thân: Nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.

2. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ

– Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.

– Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê cùa bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.

– Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.

– Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.

– Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.

– Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.

– Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.

– Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.

2. Cảm nhận về Mẹ

– Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.

– Không gì có thể thay thế cho mẹ.

III. Kết bài

– Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.

– Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ mình nữa.

Chúc bạn học tốt!

Cho đoạn văn sau :     Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt , không hiểu sao tôi thấy ân hận quá . Lâu nay , mải vui chơi bè bạn , chẳng lúc nào tôi chú ý đến em ...Từ đấy , chiều nào tôi cũng đi đón em . Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.     Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể sẽ xa nhau mãi mãi . Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ thôi....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

     Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt , không hiểu sao tôi thấy ân hận quá . Lâu nay , mải vui chơi bè bạn , chẳng lúc nào tôi chú ý đến em ...Từ đấy , chiều nào tôi cũng đi đón em . Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

    Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể sẽ xa nhau mãi mãi . Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ thôi. Một giấc mơ thôi.

1. Xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn văn

2. Nêu ý nghĩa của đoạn văn

3. Nêu nội dung của đoạn văn

   Các bạn làm ơn giúp mình với, mai mình làm bài kiểm tra rồi, mình cần trước 11h nhé các bạn làm ơn giúp mình với mình cảm                                                                                                ơn rất nhiều

3
27 tháng 11 2019

link giải

https://h.vn/hoi-dap/question/702421.html

hok tốt hơn nhé

27 tháng 11 2019

Bạn ơi người ta bảo ko thể truy cập được. Bạn có thể copy bài từ đó sang đây giúp mình được ko

Câu 1: Tại sao da ếch lại phải ẩm ướt ? Câu 2: Khi quan sát sự sinh sản của cá chép và ếch đồng, Linh nhận thấy cá chép và ếch đồng đều thụ tinh ngoài nhưng số lượng trứng trong mỗi lần để của cá chép lại nhiều hơn rất nhiều so với ếch đồng. Vì sao lại có những sự khác nhau như vậy ?Câu 3: Ở vùng quê, vào những buổi tối nhiều người dân đi soi ếch. Đặc biệt vào mùa sinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Tại sao da ếch lại phải ẩm ướt ? 

Câu 2: Khi quan sát sự sinh sản của cá chép và ếch đồng, Linh nhận thấy cá chép và ếch đồng đều thụ tinh ngoài nhưng số lượng trứng trong mỗi lần để của cá chép lại nhiều hơn rất nhiều so với ếch đồng. Vì sao lại có những sự khác nhau như vậy ?

Câu 3: Ở vùng quê, vào những buổi tối nhiều người dân đi soi ếch. Đặc biệt vào mùa sinh sản, họ còn bắt được nhiều đôi ếch một lúc

a) Theo em, tại sao người dân lại đu bắt vào buổi tối mà không phải ban ngày ? 

b) Việc bắt các đôi ếch vào mùa sinh sản có ảnh hương như thế nào tới sự đa dạng của các loài ếch và các loài khác ? 

Câu 4: Tại sao số lượng trứng trong mỗi lần đẻ của các chép lên đến hàng vạn ?

Câu 5: Quan sát các bể cá cảnh chúng ta thấy người ta thường trồng cây thủy sinh trong đó, vậy việc trồng cây thủy sinh có tác dụng gì ?

Câu 6: Theo em, cá có dùng mũi để thở như mũi người không ? Vì sao

3

Mình chưa học đến nên ko biết 

27 tháng 11 2019

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

- Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

27 tháng 11 2019

-NGUYỄN KHUYẾN:

''TA VỚI TA''

TA1:TÁC GIẢ                               TA2 ; KHÁCH

=>CHỈ SỰ THÂN MẬT.HAI MÀ LÀ MỘT

-BÀ HUYỆN THANH QUAN;

''TA VỚI TA''

TA;TÁC GIẢ

=>CHỈ SỰ CÔ ĐƠN

27 tháng 11 2019

-Giống nhau:

+Đều là những từ kết thúc 2 bài thơ. 

+Đều thể hiện trạng thái, tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. 

-Khác nhau:

+Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang", cụm từ "ta với ta" dùng để chỉ một người đó chính là tác giả, đang đứng trước khung cảnh bao la, mênh mông nơi núi đèo bát ngát và thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi. 

+Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà", từ ta thứ nhất chỉ tác giả Nguyễn Khuyến, từ ta thứ hai chỉ người bạn. Đây là sự đồng nhất trọn vẹn giữa nhà thơ và người bạn, tuy hai mà như 1. Qua đó nói lên tình cảm bạn bè cao đẹp, tri âm, tri kỉ. 

P/s: đây là ý kiến của t. Có gì sai thì ib.

27 tháng 11 2019

Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

Chúc bạn học tốt!
*Các bài làm văn ngắn: 1.Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nhận của em về nội dung chính của khổ thơ cuối từ cháu chiến đấu hôm nay đến trứng hồng tuổi thơ của bài Tiếng gà trưa. 2.Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) trình bày cảm nhận của em về nội dung bài thơ Qua Đèo Ngang. 3.Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của người mẹ dành cho con. 4.Trong văn...
Đọc tiếp

*Các bài làm văn ngắn:

1.Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nhận của em về nội dung chính của khổ thơ cuối từ cháu chiến đấu hôm nay đến trứng hồng tuổi thơ của bài Tiếng gà trưa.

2.Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) trình bày cảm nhận của em về nội dung bài thơ Qua Đèo Ngang.

3.Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của người mẹ dành cho con.

4.Trong văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan, người mẹ có nói: ''Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra''.

Em hiểu ''thế giới kì diệu'' đó là gì? Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu những điều em học tập được từ ''thế giới kì diệu''.

5.Từ nội dung bài Bánh trôi nước và các bài ca dao than thân đã học, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (10-15 dòng) nêu suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ, gạch chân 1 quan hệ từ được dùng trong đoạn văn.

6.Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tấm lòng người mẹ.

7.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ văn bản Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

---Hết---

2
27 tháng 11 2019

1.

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.
Tiếng gà trưa là một bài thơ hay, tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gà chính là tiếng gọi của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến. Cảm ơn nhà thơ đã cho chúng em hiểu được những tình cảm tuy giản dị mà rất đỗi thiêng liêng mà em có thể (ghi nhớ) mãi trong tim. Những tình cảm mà trong cuộc sống hiện đại rất dễ bị (quên lãng). Qua đó, em còn hiểu được ý chí quyết tâm chiến đấu vì quê hương của các bậc cha anh, từ đó cố gắng học tập và sống sao cho xứng đáng .

2.

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

3.

Từ bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển Thái Bình, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc, mẹ – chỉ một từ thôi sao mà thiêng liêng quá đỗi. Mẹ như người thầy, người chị chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, thất bại trong học tập, chia tay với người yêu. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Mẹ vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì cả, có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, mẹ chỉ im lặng, mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta. Mẹ luôn động viên, tin tưởng vào quyết định của ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến mẹ nhiều hơn nữa, có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt. Mẹ yêu thương, chăm sóc ta từng li từng tí, vậy mà vẫn còn nhiều kẻ không biết trân trọng, yêu quí mẹ của mình, có những người con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ mình, không làm tròn chữ hiếu, đạo làm con. Hỡi những ai đang còn có mẹ bên mình, hãy trân trọng những phút giây quí báu này: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ?”.

5. Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến. Quan hệ từ: là, và, với. 7. Giống câu 5. Chúc bạn học tốt!
27 tháng 11 2019

Bài 4:

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
27 tháng 11 2019

Tham khảo:

Thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thôi cũng đủ tạc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng khiến cho dòng cảm xúc trong ta mãi không chịu ngừng suy tư.

Bài thơ này được Bác sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947 nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Ngay từ nhan đề bài thơ ta cũng có thể đoán ra được không gian trong bài, đó vào thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)

Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.

Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bống trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người.

Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự xếp sắp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.

Chúc bạn học tốt!

TL
27 tháng 11 2019

được thì lại tốt bạn ak!xin thưa với bạn là ko ai viết băng tay hoặc đánh máy đâu chỉ có copy mạng và ghi tham khảo lên trên thôi.Ko có ai tự làm đâu?

28 tháng 11 2019

“Bàn tay mẹ, bế chúng con...
Bàn tay mẹ, chăm chúng con...”
Lời bài hát như in sâu vào tâm trí của em, gợi nhớ cho em những công lao nâng niu, chăm sóc của mẹ dành cho em trong suốt 13 năm qua. Ôi! Mẹ sao mà tuyệt vời!
Chắc hẳn, người mẹ của mỗi chúng ta đều có đôi bàn tay gầy gầy xương xương. Đó là do mẹ đã làm việc, kiếm tiền nuôi chúng ta khôn lớn và chịu đựng nhiều vất vả. Đọc đoạn đầu của câu chuyện, em chợt ngẫm lại những điều mẹ đã làm cho em mà trước đây, em chưa từng một lần nghĩ tới. Em cũng được lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng đã cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay ấy. Nhưng chúng ta đã có khi nào quan tâm và thật sự hiểu được ý nghĩa của những việc mà mẹ đã làm cho chúng ta chưa? Ngay giây phút này đây, em mới thấm thía được những điều ấy và cảm thấy thương mẹ biết dưỡng nào.
Đôi bàn tay mẹ đã chịu nhiều vất vả để nuôi em khôn lớn đến nay. Những chiếc áo ấm em mặc vào mùa đông, những bữa cơm ngon hàng ngày,...Tất cả đều ướt đẫm mồ hôi của bàn tay mẹ. Khi em nghịch ngơm và để bị chầy xước, mẹ đã nâng đỡ em, xoa dịu những vết thương đó. Nếu em là một cây con thì đôi bàn tay mẹ là ánh nắng giúp cho cây thêm sức sống. Câu chuyện này lại khiến cho em hồi tưởng về thời thơ ấu của em. Từ ngày đầu tiên cắp sách đến trường, đương nhiên, em đã phải đối diện với biết bao là khó khăn. Bạn mới, thầy cô mới, trường lớp mới, cả một thế giới mới. Nhưng chính đôi bàn tay gầy xương của mẹ đã nâng đỡ, dìu bước cho em thêm nghị lực để đứng vững và bước tiếp trên con đường bao gian nan ấy. Cũng như tác giả và bao người khác, mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh giúp đỡ em. Đôi bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy em viết những nét chữ đầu tiên. Mẹ tần tảo sớm hôm, làm những việc cực nhọc để lo cho gia đình, lo cho em ăn học. Và những đêm khuya, em bỗng thức giấc, thấy mẹ đang ngồi đánh bóng đôi giày em mang, may vá thật kĩ chiếc áo mà hàng ngày em mặc đến trường làm em cảm thấy day dứt, cảm động trước những việc ấy. Em muốn nói với mẹ rằng: “mẹ ơi, trời khuya lắm rồi! Mẹ vào ngủ đi! Đừng làm nữa!”. Nhưng em lại không thể nói được, chẳng hiểu vì sao? Có thể em chưa đủ dũng cảm để bày tỏ tình cảm sâu kín của mình với mẹ nhưng em cũng có thể lặng lẽ làm điều gì đó để mẹ vui lòng. Đọc đến đoạn 2, em tự trách mình, tại sao bấy lâu nay, em chưa hề quan tâm ai thật sự hiểu rõ những cực nhọc, vất vả của mẹ. “Trên thế gian này, còn điều gì kì diệu và quý giá hơn đôi bàn tay của mẹ”. Đôi bàn tay ấy đã cho em có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Dù cho đôi bàn tay ấy chai sần, vất vả nhưng êm ái, dịu dàng và luôn đầy ắp tình yêu thương ấm áp. Những cảm nhận trên đã cho chúng ta thấy được công lao trời biển của những người mẹ dành cho chúng ta. Sau này, nếu có trưởng thành thì em vẫn khao khát được quay trở lại vòng tay yêu thương của mẹ. Em đã từng nghe qua những dòng thơ, trong lòng dâng lên biết bao nỗi niềm:
“Khi mẹ không còn dỗ dành con
Là lúc mẹ không lau nước mắt cho con
Là lúc mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ nay hóa trắng”
Ôi! Thời gian ơi! Hãy trôi thật chậm để em có thêm giây phút ở bên mẹ và có thể đền đáp công lao to lớn ấy! Mẹ ơi! Chờ con lớn lên, con sẽ giúp mẹ! Một lần nữa, em thật sự biết ơn tạo hóa đã cho em một người mẹ thân yêu luôn quan tâm, chăm sóc cho em. Em biết ơn nhiều lắm.

28 tháng 11 2019

rất hayhaha

27 tháng 11 2019

Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra​ BÀi làm :

- Các điệp ngữ là : con kiến ; leo ; cành cụt; cành .

Tác dụng :

+ Là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng ,hành động ... của bài thơ, sự bế tắc của sự việc

+ Làm tăng tính biểu cảm, sinh động củ bài thơ ...

Bạn k cho mk nha làm giúp bạn rồi đấy

27 tháng 11 2019

Trong chương trình văn 7 ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

Chúc bạn học tốt!