K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2022

Tham khảo nha:

Trong hai đoạn thơ cuối bài, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim Chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của Cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-cam-nhan-hai-kho-tho-cuoi-bai-luom-a85829.html#ixzz7aFhbG4OS

27 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay là vấn đề giao thông...)

Thân bài:

Nêu cụ thể vấn đề đó là gì? (Ví dụ: Tắc nghẽn giao thông, lạng lách, lấn chiếm lòng lề đường...)

Nêu lên tình trạng về giao thông hiện nay? (Tự sự)

+ Tốt hay xấu? (Miêu tả)

+ Có xảy ra thường xuyên không? (Miêu tả)

Dẫn chứng cụ thể:

Ví dụ: Tình trạng tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm ở các đô thị...

Nêu lên quan điểm của em về tình trạng đó (Biểu cảm)

Em hãy đề xuất 1 vài biện pháp khắc phục...?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa về vấn đề đó đó. 

_mingnguyet.hoc24_

27 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề :"Lòng tự trọng của con người"

Vd: có thể dẫn từ câu nói của ai đó, hiện tượng đạo lý trong cuộc sống,...v..v

Thân đoạn:

Giải thích:

Lòng tự trọng của con người là gì?

--> Là sự tôn trọng tối thiểu của mình dành cho bản thân chính mình, là giữ gìn danh dự, phẩm chất và nhân cách con người mình. Hay dễ hiểu hơn, lòng tự trọng là tấm lòng tự tôn trọng chính mình.

Đi sâu vào bàn luận, phân tích:

Luận 1: Lòng tự trọng là điều tối thiểu đơn giản, là tượng trưng cho nhân cách tự tôn trọng bản thân của ta.

- Ai cũng cần có lòng tự trọng để gìn giữ sự trong sạch của con người mình.

Luận 2: Ngoài ra lòng tự trọng của con người còn có thể hiểu là cái tôi của mình.

Vd: người có lòng tự trọng sẽ không đi ăn xin khi mình khỏe mạnh hoặc không có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

Dẫn chứng:

Trong học tập, người có lòng tự trọng sẽ không học hành làm biếng mà luôn copy bài người khác.

Trong công việc, người có lòng tự trọng sẽ không nhận bất kỳ sự giúp đỡ không trong sạch nào. Họ cũng không mưu mẹo, bày trò lừa đảo để có chiến thắng.

Trong xã hội, người có lòng tự trọng sẽ không hạ thấp mình vì đồng tiền.

Luận 3:

- Lợi ích của con người có lòng tự trọng là:

+ Được xã hội, mọi người tôn trọng bản mình. 

+ Mình sẽ là một con người có giá trị, có cuộc sống đứng đắn đàng hoàng. Điều đó còn giúp ta có một nhân phẩm, tính cách tốt đẹp vô giá.

+ Luôn sống thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc với đời.

- Tác hại của một con người không có lòng tự trọng:

+ Bị khinh thường, tự hạ thấp giá trị bản thân.

+ Dẫn tới làm ra một số việc xấu, không hay với người khác.

+ Sống trong nhục nhẽ, sống hèn.

Luận 4:

Mở rộng vấn đề:

- Tuy nhiên, cũng có một số người phải bán lòng tự trọng bản thân vì hoàn cảnh. Điều đó không thể trách họ được.

Liên hệ bản thân:

- Bản thân em cũng đang tôn trọng bản thân mình.

- Em sẽ không vì điều gì mà bỏ lòng tự trọng của mình khi không có hoàn cảnh đặc biệt.

Kết đoạn:

Khẳng đinh, tổng kết lại vấn đề.

Đưa lời nhắn nhủ, thông điệp về lòng tự trọng đến mọi người.

Đề 2: "Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêm( Tự tìm tiếp).....Lưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con"1. Lựa chọn đáp án đúng ( C1-C8)C1. Dặc trưng cho thấy Bt trên thuộc thể thơ lục bátA. Dòng thơ có nhịp 3/3, 4/4 số câu không hạn địnhB. Dòng thơ xếp thành cặp, 1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếngC. mỗi dòng thơ gieo vần câu 6, 8D. Trong cặp lục bát đối xứng nhau ở tiếng 1,...
Đọc tiếp

Đề 2: 

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

( Tự tìm tiếp).....

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con"

1. Lựa chọn đáp án đúng ( C1-C8)

C1. Dặc trưng cho thấy Bt trên thuộc thể thơ lục bát

A. Dòng thơ có nhịp 3/3, 4/4 số câu không hạn định

B. Dòng thơ xếp thành cặp, 1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng

C. mỗi dòng thơ gieo vần câu 6, 8

D. Trong cặp lục bát đối xứng nhau ở tiếng 1, 3, 5

C2. Những Hình ảnh nào dưới đây được miêu tả trong bài thơ?

A. Tre, măng tre

B. Lá tre, cành tre

C. Tre, gốc tre

D. Lũy tre, măng tre

C3. Câu thơ "Nòi .... cong/ Chưa ....thường" sử dụng BPTT nào ?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

C4. 4 câu thơ đầu nói đến phẩn chất nào của người Việt Nam

A. Chăm chỉ, vượt khó

B. Chia sẻ, gắn kết

C. Vượt khó khăn, đùm bọc

D.  Đùm bọc, đoàn kết

C5. Câu "Có manh áo cộc... con'' gợi cho em điều gì?

A. Măng tre được bọc một lớp vỏ

B. Sự hi sinh của mẻ cho con

C. Mẹ nhường áo cho con

D. Mẹ che chở cho con

C6. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung đoạn thơ?

A. Miêu tả vẻ đẹp đầy sức sống của tre

B. Công dụng hữu ích của tre măng tre

C. Tre là biểu tượng phẩm chất con người Việt Nam

D. Giới thiệu nguồn gốc tre, măng tre

2. Trả lời câu hỏi.

C9. Bài thơ '' Tre Việt Nam'' của Nguyễn Du đã thể hiện thái độ, tình cảm gì với cây tre.

C10. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã nói đến phẩm chất nào của người Việt Nam

II. Viết

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về công của tre trong (quên mất rồi)

1
27 tháng 7 2022

Lần sau có viết đề cũng viết cẩn thận nha em. 

C1. Dặc trưng cho thấy Bt trên thuộc thể thơ lục bát

A. Dòng thơ có nhịp 3/3, 4/4 số câu không hạn định

B. Dòng thơ xếp thành cặp, 1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng

C. mỗi dòng thơ gieo vần câu 6, 8

D. Trong cặp lục bát đối xứng nhau ở tiếng 1, 3, 5

C2. Những Hình ảnh nào dưới đây được miêu tả trong bài thơ?

A. Tre, măng tre

B. Lá tre, cành tre

C. Tre, gốc tre

D. Lũy tre, măng tre

C3. Câu thơ "Nòi .... cong/ Chưa ....thường" sử dụng BPTT nào ?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

C4. 4 câu thơ đầu nói đến phẩn chất nào của người Việt Nam

A. Chăm chỉ, vượt khó

B. Chia sẻ, gắn kết

C. Vượt khó khăn, đùm bọc

D.  Đùm bọc, đoàn kết

C5. Câu "Có manh áo cộc... con'' gợi cho em điều gì?

A. Măng tre được bọc một lớp vỏ

B. Sự hi sinh của mẹ cho con

C. Mẹ nhường áo cho con

D. Mẹ che chở cho con

C6. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung đoạn thơ?

A. Miêu tả vẻ đẹp đầy sức sống của tre

B. Công dụng hữu ích của tre măng tre

C. Tre là biểu tượng phẩm chất con người Việt Nam

D. Giới thiệu nguồn gốc tre, măng tre

9.

Bài thơ ''Tre Việt Nam'' đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu quý cây tre của nhà thơ. Ngoài ra, nhà thơ còn gửi gắm sự tự hào, yêu thương những phẩm chất quý giá của con người VN qua hình ảnh cây tre. Cây tre đã thể hiện những phẩm chất quý giá của người VN: 

10 .

Giản dị, đùm bọc và đoàn kết, hi sinh hết lòng cho con.

Tham khảo :

Bạn bè có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trước hết, bạn bè là những người có cùng chung sở thích, lý tưởng, mục tiêu… Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tuy chúng ta có thể dễ dàng trở thành những người bạn bè của nhau. Nhưng muốn trở thành những người bạn thân thiết thì cần phải trải qua một quá trình. Khi cả hai người đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, không quản ngại mà giúp đỡ nhau. Tình bạn chân chính bắt nguồn từ sự đồng cảm và thấu hiểu. Chúng ta đã từng nghe đến rất nhiều tình bạn đáng trân trọng. Tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi… Đó đều là những tình bạn đáng ngưỡng mộ và cảm động. Bởi vậy mà Các Mác mới khẳng định rằng: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.

“Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!’”1. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Nói với ai? Ở đâu? Nói trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn văn em thấy giống thể loại nào trong văn học cổ? 2 Kể...
Đọc tiếp

“Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!’”

1. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Nói với ai? Ở đâu? Nói trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn văn em thấy giống thể loại nào trong văn học cổ?

 2 Kể tên một văn bản được sang tác theo thể loại vừa xác định (ghi rõ tên tác giả). Cho biết mục đích viết của văn bản đó?

3. Em hiểu như thế nào là “ăn ở hai lòng”? Từ đó em hiểu gì về mục đích của người nói và tính cách của họ?

4. Thế nào là “dụ”? Cho biết nội dung của lời phủ dụ?

1
27 tháng 7 2022

1. Đoạn văn là lời nói của vua QT với các quan thần ở Nghệ An. 

Câu nói được nói khi vua QT đang chiêu mộ binh sĩ ở Nghệ An. 

Đọc đoạn văn em thấy giống thể loại Hịch

2. Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn

Mục đích: Kêu gọi các quan lại, binh sĩ đứng lên chống giặc. 

3. 'Ăn ở hai lòng: Sống không thực lòng, một mặt tốt, một mặt xấu. 

Mục đích của người nói: Khuyên răn binh sĩ nên một lòng trung thành và sẽ xử phạt người có ý phản bội.

Tính cách: Cương trực, dũng cảm, trung thành, một lòng vì nước.

4. Dụ: Là lời chiêu mộ, kêu gọi binh sĩ của vua, chúa...

ND: Khẳng định chủ quyền non sông, đất nước

Yêu cầu quân sĩ một lòng

Hết lòng vì non sông, đất nước...

 

Tham khảo :

Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ. Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.

Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.

Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn...

Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.

Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi.

Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.

Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết. Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điều tốt đẹp.

27 tháng 7 2022

Tham khảo:    

     Đang rửa rau, cắm cơm giúp mẹ em chợt nhớ lại ngày đầu tiên làm những công việc. Đó quả là một kỉ niệm đáng nhớ mà em không thể nào quên: lần đầu tiên tự đi chợ nấu cơm.

   Em rất thích nấu nướng nhưng từ nhỏ em chưa bao giờ được tự tay vào bếp. Mỗi khi em muốn động vào con dao hay bếp thì mẹ đều ngăn lại vì nói em còn nhỏ, em chưa biết làm sẽ dễ bị thương. Thế nên dù thích đến mấy em cũng chỉ có thể ngồi gọn ở phía bàn ăn chăm chú nhìn từng cử chỉ của mẹ khi nấu ăn. Em ước gì có thể lớn thật nhanh để được nấu những món mình thích.

   Đó là chuyện của hai năm trước, hiện tại em đã nấu được khá nhiều món ăn. Việc em bắt đầu được tự nấu ăn là một kỉ niệm thật đáng nhớ. Hôm ấy là một ngày cuối tuần, em được nghỉ ở nhà. Như bình thường cả nhà sẽ cùng nhau ra công viên chơi hay đi xem phim. Nhưng đúng ấy, bố em đi côn tác xa, còn mẹ em thì có việc đột xuất cần giải quyết ở cơ quan nên đều đi vắng. Trước khi đi mẹ đã dặn em ở nhà trông nhà cẩn thận, không được tự ý mở cửa cho người lạ, đến buổi trưa mẹ sẽ về. Sau khi mẹ đi em ngồi xem bộ phim hoạt hình yêu thích, rồi lấy truyện tranh ra đọc, lấy bánh ra ăn. Đến buổi trưa, em cảm thấy hơi đói, nhìn vào đồng hồ đã gần đến mười hai giờ. Em thắc mắc không biết mẹ bận gì mà mãi chưa về, em chạy ra gọi một cuộc điện thoại cho mẹ:

   - Mẹ ơi, trưa nay mẹ có về nhà không ạ?

   - Trên cơ quan có nhiều việc cần giải quyết quá, giờ mẹ vẫn chưa xong, con đói thì lấy tạm bánh ra ăn nhé, lát mẹ về mẹ mua đồ ăn cho sau nhé! – Mẹ nói.

   Em đành cúp máy và quay về phòng đọc truyện chờ mẹ về. Bụng tuy đói nhưng em không muốn ăn bánh vì sáng nay em đã ăn bánh này rồi. Trong đầu em chợt nảy ra ý tưởng: “Hay là mình tự nấu ăn nhỉ?”. Nghĩ vậy em chạy ra bếp mở tủ lạnh, nhưng trong tủ chỉ còn vài quả trứng, không còn rau xanh. Em liền chạy vào lấy tiền tiêu vặt của em, cầm chìa khóa ra mở cổng đi mua rau. Em đã ra phía chợ ở đầu ngõ để mua một mớ ra muống. Em thấy ở đấy có dưa chuột nên em đã mua thêm một ít dưa chuột định về vì mẹ rất thích ăn. Vừa đi trên đường em vừa hí hửng, nghĩ thầm trong lòng: “Chắc mẹ sẽ rất ngạc nhiên đây”.

   Về đến nhà em bắt đầu căm cơm, nhặt rau muống, em nhớ lại trong đầu cách ngày thường mẹ nấu để làm theo. Em vo gạo nhưng đến lúc đong nước em cũng cho theo cảm tính, không biết như thế nào là vừa. Sau đó em rửa sạch rau để chuẩn bị nấu. Em lấy cái nồi to nhất, đun một nồi nước luộc rau thật to. Đợi mãi nước chưa sôi nên em đã ra gọt dưa chuột. Em thấy mẹ hay dùng con dao gọt mướp để gọt nên em làm theo. Công việc này thật đơn giản. Nước sôi em cho rau muống vào luộc, không hiểu sao em làm như mẹ mà rau muống lại không có màu xanh. Sau đó em đặt chảo lên để ốp trứng, vì cho lửa quá to nên em làm cháy quả đầu tiên, em đành phải bỏ nó đi. Em ốp lại hai quả mới, lần này đã thành công hơn rồi, chỉ bị cháy một chút thôi nhưng trong không được đẹp mắt lắm. Em hì hục làm hơn một tiếng, cuối cùng đã bày xong thành quả của mình lên bàn ăn, chỉ chờ mẹ về thưởng thức thôi.

   Một lúc sau, tiếng chuông cửa vang lên, mẹ về, tay xách theo một túi đồ ăn sẵn. Em lon ton chạy ra đón mẹ và dắt mẹ vào ngay trong bếp và khoe ngay:

   - Mẹ ơi, con tự nấu cơm chờ mẹ đấy. Mẹ hãy thử tay nghề đầu bếp của con nhé!

   Mẹ em vẫn chưa hết ngạc nhiên, đứng nhìm mâm cơm một lúc mẹ mới ngồi xuống. Mẹ gắp từng món để thưởng thức. Mẹ vừa ăn vừa khen em nấu khéo vì những món em nấu không cần cho nhiều gia vị cầu kì. Khi mẹ nhìn lên nồi nước luộc ra muống to trên bếp mẹ chỉ bật cười. Từ sau hôm đó mẹ mới biết em cũng có thể tự nấu ăn nên mẹ bắt đầu dạy em những món đơn giả. Bây giờ em đã nấu được thành thạo khá nhiều món.

   Em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm ấy. Em nghĩ cũng cần có những lúc mình quyết tâm làm việc mình yêu thích.

*Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi bên dưới văn bảnĐầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì...
Đọc tiếp

*Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi bên dưới văn bản

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

(Nguồn internet)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Tìm trạng ngữ trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm

trọng và thờ ơ của người dân”.

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: Theo tác giả, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm của Việt Nam là gì?

*Bài 2: Đồng bằng sông Cửu Long

Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba

Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái

Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi…

 

Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu

Bàn chân quen vẫn lắm bước vụng về

Chẳng dốc đèo sao nhiều phen trượt ngã

Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuya? (Đồng bằng sông Cửu Long, Thai Sắc, NXB HCM)

Câu 1. Vẻ đẹp trù phú, xanh tươi của Đồng bằng sông Cửu Long được tác giả gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

1
27 tháng 7 2022

Bài 1:

Câu 1: PTBĐ chính là thuyết minh

Câu 2:

Trạng ngữ: Đầu tiên.

Câu 3:

Nội dung chính:

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

+ Thống kê số liệu về ô nhiễm ở Việt, đưa ra các thông tin báo động đỏ về ô nhiễm môi trường.

Câu 4:

Nguyên nhân chính là: sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em bảo vệ môi trường và ý thức kém của một bộ phận người dân. 

Bài 2:

Câu 1:

Qua những từ ngữ, hình ảnh: dòng hương hoa trái, miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi.

Câu 2:

BPTT: nhân hóa 

(Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba/ Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu)

BPTT: so sánh 

(Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái

Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi…)

--> Hiệu quả nghệ thuật của 2 biện pháp tu từ là: tô đậm vẻ đẹp của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trù phú, xanh tươi; con người nhân hậu, thật thà, chất phác, nghĩa tình.

27 tháng 7 2022

Mùa hè có những buổi chiều rất êm dịu.

Hè có những cánh đồng thơm hơi của đất.

Buổi sáng mùa hè có cái nắng rất nhẹ nhàng thoải mái.

Trên những vòm cây, các chú ve đang lập giàn đồng ca rất điêu luyện.

Hè đến là hoa phượng nở rộ, đỏ cả một góc trời.

Những cơn gió trở thành thứ được mọi người yêu thích nhất trong mùa hè.

Cơn mưa mùa hè đẹp đẽ, xoa dịu sự nóng nực của muôn loài.

Cứ khi hè về là những dãy bằng lăng trước lớp em được nhuộm màu tím.

Mùa hè đến và đem theo những sự nhộp nhịp, nô nức, sự cháy bỏng.

Chuẩn bị vào hè là những ngọn gió giao mùa kéo nhau về.

phương châm cách thức

27 tháng 7 2022

Liên quan đến phương châm lịch sự ạ.