K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.Ngọn nến thứ nhất nói: "Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người".Ngọn nến thứ hai lên tiếng: "Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi".Đến lượt mình,...
Đọc tiếp

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói: "Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người".
Ngọn nến thứ hai lên tiếng: "Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi".

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: "Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?".
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến
- Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt? – cậu bé sửng sốt nói.
Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: "Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

a,Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên?

b, Em hiểu thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ nhất:Tôi là hiện thân của hòa bình.Cuộc đời sẽ như thế nếu ko có tôi?Tôi thực sự quan trọng cho mọi người?

c,Em hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ 2:Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.Hơn tất cả,mọi người đều phải cần đến tôi

d,Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên.Vì sao?

gấp lắm ạ

1

Tham khảo:

Câu 1 :

-Hai BPTT là :

+Điệp từ : tôi

+Liệt kê  : ."....Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?"

Câu 2 : "Lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người?"

→→Ta có thể hiểu ngọn nến thứ nhất này là ngọn nến đại diện cho sự hòa bình không có chiến tranh phi nghĩa. Hòa bình vô cùng quan trọng bởi lẽ hòa bình mang lại cuộc sống hạnh phúc, yên đềm ấm lo cho con người. Giup nhân loại ngày càng tiến bộ và phát triển. Bởi vậy nếu như không có hòa bình thì cuộc sống sẽ bị đảo lộn, cuộc sống sẽ bị phá hủy, chiến tranh sẽ chia rẽ con người và để lại bao mất mát, bi thương. Vì vậy, hòa bình là vô cùng quan trọng.

Câu 3 : "Lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi" 

→→Ta có thể hiểu rằng ngọn nến thứ hai đại diện cho lòng trung thành . Trong cuộc sống lòng trung thành vô cùng quan trọng. Bởi lẽ lòng trung thành sẽ tạo ra lòng tin và giúp con người gắn bó với nhau hơn và ta cũng luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý. Ngược lại nếu ta không có lòng trung thành thì sẽ dễ gây mất niềm tin và mọi người sẽ không tin tưởng . Bởi vậy lòng trung thành là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người.

Câu 4 :

-Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên : trong cuộc sống chúng ta phải có niềm tin, niềm hy vọng. Bởi lẽ đây nếu ta có niềm tin, hy vọng vào bản thân thì ta sẽ cố gắng nỗ lực bản thân mình để đạt được thành công . Niềm hy vọng, niềm tin sẽ giúp ta có động lực vượt qua thử thách, khó khăn trong mọi hoàn cảnh .

 

Nguồn: https://hoidap247.com/cau-hoi/3038982

29 tháng 7 2022

a,Thiếu vị ngữ

b,Tiếu vị ngữ

c,Thiếu chủ ngữ hoặc bộ phận chính

d,Thiếu chủ ngữ hoặc bộ phận chính

 

29 tháng 7 2022

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: "Đức tính khiêm tốn và giản dị của con người"

Vd: có thể dẫn từ một câu nói về sự khiêm tốn/giản dị, dẫn từ đức tính của Bác Hồ, những người có đức tính đó, câu chủ đề khẳng định liên quan đến khiêm tốn và giản dị,...v...v..

Thân bài:

1.Giải thích:

Khiêm tốn là gì?

--> Là phẩm chất tốt đẹp của con người, cần thiết với mọi người. Là luôn cho rằng mình còn yếu kém và cần học hỏi nhiều hơn.

Giản dị là gì?

--> Là tính cách sống đơn giản, không cầu kỳ và xa hoa. Là sống biết những gì vừa đủ với mình, không mong cầu điều gì quá cao sang.

2. Phân tích và bàn luận:

- Thứ nhất, khiêm tốn sẽ đi đôi với giản dị. Người có sự khiêm tốn không bao giờ sống cẩu tha, xa hoa cầu kỳ.

- Thứ hai, với mỗi con người thì đức tính khiêm tốn giản dị cần được nắm giữ. Đó là truyền thống tốt đẹp mà ông cha để lại.

- Trong cuộc sống, con người cần biết khiêm tốn để bản thân ngày một phát triển tốt đẹp hơn; cần biết giản dị để có được sự thoải mái, sự sống nhẹ nhàng.

- Theo em, không cần quá gò bó bắt buộc mình khiêm tốn giản dị. Mà cái đó vốn xuất phát từ sự thành thực, chúng ta nên rèn luyện nó chứ không nên ép mình có nó.

3. Kết luận, nhận xét:

- Người có cả sự khiêm tốn và giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng. (D/c: Bác Hồ)

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề một lần nữa.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

29 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu câu thơ.

Vd: có thể dẫn từ hoàn cảnh sáng tác tác phẩm của tác giả, lòng yêu quê  hương, ....v..v...

Thân đoạn:

1. Khái quát nội dung đoạn trích.

+ Là sự bộc lộ sâu sắc tình cảm thương quê yêu hương của tác giả thông qua việc song hành tả những cảnh vật quen thuộc quê nhà.

2. Phân tích và bàn luận.

+ Đầu tiên, với khổ thơ:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng tre

Quê hương là đêm trăng tỏ 

Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Tác giả đã cực kỳ thành công trong việc đưa ra suy nghĩ, cảm xúc của mình dành cho quê hương. Cầu trẻ nhỏ ở đây còn ẩn dụ đến hình ảnh một con đường mang tên "cuộc đời", là tuổi thơ của bao con người. Mẹ về, mẹ lại lấy nón lá ma che nắng cho trẻ, ý nói rằng thời thơ ấu của tác giả được người mẹ mình yêu thương rất nhiều. Đó là hình ảnh đầu tiên của quê hương trong lòng tác giả.

Với hình ảnh thứ hai, tác giả lại nói quê là đêm trăng tỏ và gợi đến hình ảnh hoa cau rụng nhiều làm sân ngoài nhà trắng xóa.

+ Tiếp đến, là khổ thơ còn lại:

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai ko nhớ 

Sẽ ko lớn nổi thành người."

Sự sâu sắc, ý nghĩa trong lời thơ lại càng được nâng cao hơn. Và lời nhắn nhủ đầy nhẹ nhàng nhưng lại rất thấm: sẽ không ai lớn nổi thành người (trở thành một con người đàng hoàng) nếu như không nhớ về quê hương của mình (nơi mà mình sinh ra).

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại cảm nhận của mình về tấm lòng yêu quê hương đất nước của tác giả.

- Liên hệ đến bản thân về tình yêu quê hương.

28 tháng 7 2022

(cái từ sau từ "tích cực" và "bạn bè" đẹp qá không biết từ gì)

Tính từ: lung linh, tích cực, thành thật, nghĩa tình, cọc cạch, mù mịt, thủy chung, phì nhiêu, ồn ào, sum suê.

Động từ: giúp đỡ, học tập, nuôi nấng, đón nhận, đùm bọc, tâm sự.

Danh từ: ánh sáng, trường học, bạn bè, đất đai, chùa chiền, chim chóc, chim muông, đường sá, sách vở.

28 tháng 7 2022
 Danh từ Động từTính từ
ánh sáng, trường học, bạn bè, vòng cấm?,  đất đai, chùa chiền, chim chóc, chim muông, đường sá,  sách vở, giúp đỡ, học tập, nuôi nấng, đón nhận, đùm bọc, tâm sự, lung linh, tích cực,  thánh thót, nghĩa tình, cọc cạch, mù mịt, thủy chung, phì nhiêu, ồn ào, sum suê

Sau từ ''tích cực'' chị không nhìn ra là từ gì?

28 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ trên

Vd: có thể thông qua hoàn cảnh sáng tác của tác giả, tình cảm yêu thương vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, tấm lòng biết ơn của con cháu khi được hưởng sự bình yên của các vị anh hùng đổ máu đổi lấy,..v.v

Thân đoạn:

Bao quát bài thơ:

Luận 1: Trước tiên là khái quát nội dung đoạn trích, thủ thuật sử dụng biệt pháp tu từ khéo léo của tác giả.

- Nội dung đoạn trích: chủ yếu là các con chữ tạo thành bài thơ trên là các từ đoàn kết để bộc lộ cảm xúc của tác giả với Bác, sự ca ngợi tấm lòng của Bác và phẩm chất hết mình với đời của Bác.

- Bài thơ lần lượt sử dụng biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ (thương) và ( so sánh)

Đi sâu vào bàn luận, phân tích: 

- Thứ nhất là về hình ảnh "dòng sông chảy nặng phù xa"

+ Theo nghĩa đen: đó là hình ảnh con sông có đầy phù xa bồi đắp

+ Theo nghĩa bóng: ở đây, tác giả muốn nói đến tấm lòng của Bác rất rộng lớn, bao la và sâu rộng. Đó là một tấm lòng sâu sắc, tấm lòng cao cả đầy tình yêu thương mà Bác dành cho cuộc đời, con người Việt, thiên nhiên. Rồi hơn cả thế, "chảy nặng phù xa"; liệu tác giả đơn thuần chỉ là đang miêu tả con sông?. Không phải, phù xa ở đây ẩn ý đến tình thương, nặng ở đây ẩn ý đến là đẩy. Gom lại, đó là tác giả đang muốn so sánh việc bạn hết mình cho hết thảy mọi việc với dòng sông. Và qua đó, tô đậm lên phẩm chất, tấm lòng Bác đầy nặng tình yêu thương, cũng vì thế mà Bác mới luôn cố gắng, phấn đấu nỗ lực, hết mình với hết thảy.

Kết luận, nhận xét:

- Với biện pháp so sánh nổi bật ở bài thơ trên, tác giả dễ dàng tăng lên phẩm chất, con người cao đẹp của Bác. Bác siêng năng, cố gắng nỗ lực hết mình cho hết thảy mọi việc nước nhà, Bác như mọt dòng sông chảy nặng phù xa.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại tình cảm/ sự nghưỡng mộ của mình dành cho Bác.

28 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là chuyến về thăm quê nội cách đây 1 tuần...)

Thân bài:

Nêu lên hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm đó?

Diễn ra trong bao lâu? Với những ai?

Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó:

+ Em đã đi đâu?

+ Đã làm những gì?

+ Đã được gặp những ai?

...

Cảm xúc của em về những trải nghiệm đó?

Những trải nghiệm đó để lại cho em những kỉ niệm gì?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em đối với trải nghiệm đó. 

_mingnguyet.hoc24_

28 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Từ nhỏ bố mẹ đã phải đi làm xa, chỉ cuối tuần mới về với em nên trong gia đình, người em yêu thương cũng như thân thiết nhất là ông em...)

Thân bài:

Giới thiệu khái quát về ông em ? (Ông em bao nhiêu tuổi?, trước đây làm nghề gì? Ông em là người như thế nào?...)

Tình cảm của ông dành cho em: 

+ Khi bố mẹ đi vắng?

+ Khi em đi học?

+ Khi em bị ốm?

...

Kể một vài trải nghiệm với ông?

Tình cảm của ông đối với mọi người trong nhà?

Cảm xúc của em về ông? Tình cảm của em dành cho ông?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em đối với ông. 

_mingnguyet.hoc24_

28 tháng 7 2022

a) “Bàn tay ta làm nên tất cả

     Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

- BPTT: hoán dụ

Phân tích tác dụng: từ biện pháp hoán dụ lấy một bộ phận trên cơ thể là "bàn tay" để chỉ đến sự lao động của cả cơ thể, tác giả đã thành công làm cho câu thơ thêm giàu sức gợi cảm đến người đọc, truyền tải thông điệp" nỗ lực lao động chăm chỉ thì dù chuyện gì cũng giải quyết được" một cách nhẹ nhàng nhưng rất thấm.

b) “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

- BPTT: ẩn dụ

Phân tích tác dụng: ý muốn gợi tả đến màu sắc hoa lựu (màu lựu đỏ rực như lửa) làm cho cách diễn đạt của tác giả thêm giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Đồng thời qua đỏ chỉ đến việc mùa hè đã sắp đến rồi.

c)  Lỗi rồi

d)  “Tuổi xuân má nửa môi hồng

- BPTT: ẩn dụ

Phân tích tác dụng: ẩn dụ ở đây là dụ đến hình ảnh tuổi xuân (tức cô gái trẻ) và môi hồng (chỉ đến người con gái đẹp đẽ). Qua 2 ý trên, ta thấy được tác giả (người nói) đang gợi đến hình ảnh và dáng vẻ của một tiểu thư đài cát đẹp đẽ và các cô gái đang độ tuổi xuân xinh xắn.

e) “Thuyền im bến mỏi trở về nằm

       Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

- BPTT: ẩn dụ

Phân tích tác dụng: ý nói hình ảnh "thuyền" là nói đến hình ảnh người dân làng chài sau một ngày lao động vất vả. Qua đó làm cho đoạn thơ thêm giàu hình ảnh, sự diễn đạt thêm phần tinh tế và hay hơn.

i)“Em trở về, người con gái quang vinh

Cả nước ôm em, khúc ruột của mình”

- BPTT: hoán dụ

Phân tích tác dụng: gợi "khúc ruột" chỉ đến điều quan trọng nhất của con người, cũng nói đến nhân vật trữ tình "em" là một phần không thể thiếu của cả nước (người dân).

28 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ qua tác giả, hoàn cảnh của người sáng tác.

Vd: có thể dẫn từ thời gian/ hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ trên, dẫn từ lòng yêu quê hương của bản thân, từ câu nói về tình yêu quê hương,..v.v..

Thân đoạn:

Đi vào bàn luận, phân tích:

- Khái quát bài thơ, ta có thể thấy tác giả như sử dụng cách thức song hành khi vừa bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình với quê hương và nhân vật "em", vừa xen kẽ với đó là tả lại cảnh đẹp quê mình một cách tự hào mà khéo léo điêu luyện.

+ Với các câu thơ như: " Em yêu từng sợi nắng cong./ Em yêu chao liệng cánh cò./ Em yêu khói bếp vương vương./Em yêu mơ ước đủ màu."

--> Người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được tình cảm yêu quê sâu sắc của tác giả, dễ thấy là trong biện pháp điệp ngữ (em yêu). Cái nhân vật em đấy yêu tất cả những gì ở quê nhà mình, yêu thiên nhiên, yêu con vật, yêu khói bếp. Nhân vật em rất đỗi giản dị, hồn nhiên, trong sáng và là một con người yêu quê, yêu nhà thuần khiết. Từ ấy, dễ thấy nhân vật em ở đây là tác giả đang ẩn mình gợi tả nhân vật, thật chất cũng là đang gợi tả chính mình.

Mở rộng hơn:

+ Chi tiết hơn, với câu "Em yêu mơ ước đủ màu", tác giả không đơn thuần là đang diễn đạt việc mình yêu nhiều màu sắc mà nhà thơ còn nói đến khát vọng ước mơ tuổi trẻ với cuộc đời. 

- Tiếp đến, xen kẽ với cái tình yêu thương quê hương da diết ấy là những câu thơ miêu tả khéo léo cảnh vật làng quê:

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò.

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm.

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao.

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua.

Dễ nhận thấy, sợi nắng cong liên quan đến con sông lấp lánh, cánh đồng liên quan đến cánh cò, mái lá nhà màu nâu liên quan đến khói bếp, cầu vồng liên quan đến đủ màu.

--> Từ cái sự song hành khéo léo, tinh tế này. Tác giả thành công cho được tính liên kêt chặt chẽ vào câu thơ, tính mạch lạc cho lời thơ của mình.

+ Đặc biệt hơn: là cái phép ẩn dụ được ẩn chứa trong hai câu thơ cuối bài: "Em yêu mơ ước đủ màu./ Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua."

--> Ấy là nhà thơ đang ẩn dụ đến đến khát vọng mơ uớc tuổi trẻ và lời nhắn nhủ chân thành, thực tế rằng" dù có chuyện gì khó khăn, chông gai thì cuối cùng cầu vồng vẫn hiện ra bởi cầu vồng sẽ luôn xuất hiện sau khi trời mưa, và trời mưa thì không thể nào mà không tạnh".

Kết luận, nhận xét:

- Vậy là chỉ trong 8 dòng thơ trên, nó không chỉ gợi cho người đọc lòng yêu thương quê nhà của tác giả mà còn gợi đến lời nhắn nhủ ý nghĩa.

- Phải nói, Hoàng Thanh Tâm đã vô cùng xuất sắc trong cách song hành giữa biểu cảm và miêu tả, một mặt bày tỏ tình yêu thương, một mặt khác lại là đang ẩn ý đến việc khoe các cảnh vật quê hương mình với lòng tự hào của một con người yêu mảnh đất quê nhà.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại cảm nhận của mình khi đọc xong bài thơ trên.

Nhận thức, liên hệ lòng yêu quê hương đến bản thân mình và mọi người.