K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề :"ô nhiễm môi trường" 

Vd: có thể dẫn từ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, một văn bản nói về ô nhiễm môi trường đang được quan tâm, câu khẳng định liên quan đến ô nhiễm môi trường,....v.v..

Thân đoạn:

1. Giải thích:

Ô nhiêm môi trường là gì?

-- >vd: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại ...

2. Nguyên nhân ô nhễm môi trường:

- Một số người không hiểu rõ, kỹ được tầm quan trọng của môi trường.

+ Điều đó xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân, từ đó vô tư xả rác bừa bãi nơi công cộng làm cho môi trường ngày thêm ô nhiễm.

- Tình trạng khai thác rừng trái phép kiếm lợi nhuận từ cây gỗ quý ngày một cao, bên cạnh đó là sự khai thác cát quá nhiều để phục vụ cho kinh tế. 

3. Bàn luận về vấn đề:

- Ô nhiễm môi trường ngày một cao hơn, điều đó vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của ta và vừa ảnh hưởng đến muôn loài. 

+ Chúng ta cần ra tay bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. 

- Suy cho cùng rằng, ô nhiễm môi trường được sinh ra từ ô nhiễm ý thức con người. Chúng ta cứ bừa bãi vứt rác, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều và chính điều ấy sẽ ngày càng đẩy ta đến cái chết.

4. Giải pháp cho vấn đề này:

- Mỗi người cần biết rõ được tầm quan trọng của thiên nhiên, từ đó hình thành suy nghĩ tốt đẹp là không làm hại đến nó bằng mọi cách: không xả rác nơi công cộng, ít sử dụng bao bì ni lông mà thay vào đó là túi giấy, tái chế đồ đạc,..v..v..

- Không chỉ người dân mà các chính quyền, ban quản lý môi trường cần ghắt gao hơn với việc chặt phá rừng, khai thác cát, săn bắt động vật quý hiếm,....

--> Điều đó cần được loại bỏ ngay hoàn toàn.

- Tuyên truyền khẩu hiệu bảo vệ rừng.

- Nhắc nhở mọi người khi họ có việc làm làm ô nhiễm môi trường.

+ .....

5. Liên hệ đến bản thân:

- Em cũng đang tự nhắc nhở bản thân bảo vệ môi trường bằng khả năng của mình.

Kết đoạn:

Tổng kết và khẳng định lại suy nghĩ của mình.

- Gửi thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người thông qua đoạn văn trên.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá?
Câu 4: Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Câu 5: Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản? Đặt tên nhan đề như vậy có thỏa đáng không?Vì sao? Tìm một số thành ngữ có ý nghĩa tương tự.

(Giải giúp mình với ạ)

1
29 tháng 7 2022

Câu 1 : Văn bản : Tức nước vỡ bờ

- Tác giả : Ngô Tất Tố

Câu 2 : PTBĐ chính : tự sự

- ND chính : Chị Dậu xin tha cho chồng nhưng không được nên chống lại tên cai lệ.

Câu 3 : 

- Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính lệ (cai : viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế đọ thực dân phong kiến ; lệ : lính phục vụ hầu hạ quan.)

`->` Đây là danh từ chung.

- Vai trò : đi thu sưu thuế của những người trong làng để nộp lên cho quan.

Câu 4 : 

- Vị thế xã hội : 

+ Cai lệ là chức mà được nhà nước bảo vệ.

+ Chị Dậu là người nông dân lao động thấp cổ bé họng.

- Thái độ :

+ Cai lệ hống hách, hung hăng.

+ Chị Dậu nhún nhường và phán kháng.

- Tính cách :

+Cai lệ : độc ác, hung hăng.

+ Chị Dậu : hiền lành, chất phác và mạnh mẽ.

`=>` Cách xưng hô của Chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến chỗ phản kháng lại (gọi mày xưng bà). Từ đây, ta thấy được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị khi bị ép bức đến cùng cực.

Câu 5 : Ý nghĩa nhan đề : ẩn dụ đến việc khi con người ta bị ép đến cùng cực thì sẽ phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt như khi nước đầy thì sẽ tràn khỏi bờ đê.

- Đặt tên như vậy thỏa đáng. Bởi vì tác giả muốn lên tiếng ngợi ca được tinh thần mạnh mẽ và đồng thời phê phán hiện thực chèn ép người nông dân khổ cực ngày xưa.

- Một số thành ngữ tương tự : Con giun xéo mãi cũng quằn

      Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước trong biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có...
Đọc tiếp

      Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước trong biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

      Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

      Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

      Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

                       (Theo Quà tặng cuộc sống, SGK Ngữ văn 7 tập hai, NXB Giáo dục)

1. Chỉ ra hai từ Hán Việt có trong văn bản trên.

1
29 tháng 7 2022

2 từ Hán Việt : kỳ lạ, bất hạnh.

29 tháng 7 2022

Câu 1 : Tác phẩm : Sống chết mặc bay

- Tác giả : Phạm Duy Tốn.

Câu 2 : Ý nghĩa : phản ánh sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ của bọn mang danh quan phụ mẫu trước sự sống còn của nhân dân .

Câu 3 : 

Nghệ thuật tương phản, đối lập :

- Một bên là ngoài trời mưa tầm tã, nước sông càng ngày càng lên cao; một bên là không gian trong đình,thắp đèn sáng, nhãn nhã, đường bệ, nguy nga.

`->` Tác dụng : phơi bày bức tranh hiện thực đời sống của phong kiến ngày xưa, thể hiện niềm thương xót của tác giả đối với người nông dân ngày xưa.

Câu 4 : 4 câu ca dao : (tham khảo nhé)

-   Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
      Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

- Cơm cha áo mẹ đã từng

Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người

Cơm người khổ lắm mẹ ơi!

Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.

- Cha mẹ giàu, con thong thả,
Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.
Sáng mai kiếm củi trên ngàn
Chiều về xuống biển mò hang cua còng.

- Đêm ơi hỡi đêm, trông cho mau sáng!
Ngày ơi hỡi ngày, tắt ráng cho mau!
Để em ra khỏi nhà giàu,
Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.

(Câu 4 thì mình tìm trên mạng thôi nhé:"))

29 tháng 7 2022

thanks bạn ;))))

 

29 tháng 7 2022

Hình ảnh ẩn dụ: khúc ruột

Hình ảnh hoán dụ: cả nước

Tác dụng: Giúp cho câu thơ trở nên giàu sức gợi hình gợi cảm, giàu hình ảnh

Cho thấy tình yêu thương của cả nước dành cho người chiến sĩ. Tình yêu đó bao la và quan trọng như yêu lấy ''khúc ruột của mình''. Thể hiện niềm tự hào của cả nước với người chiến sĩ. 

29 tháng 7 2022

2,

- Đoạn trích là lời của Vũ Nương.

- Nói với Trương Sinh

- Trong hoàn cảnh Trương Sinh chuẩn bị đi lính.

`->` Qua lời nói trên, em thấy được Vũ Nương là một người chủng thủy, thùy mị, nết na,luôn giữ gìn khuôn phép , luôn giữ vợ chồng thuận hòa .

29 tháng 7 2022

1, Nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.

2,

- Đoạn trích là lời của Vũ Nương.

- Nói với Trương Sinh

- Trong hoàn cảnh Trương Sinh chuẩn bị đi lính.

`->` Qua lời nói trên, em thấy được Vũ Nương là một người chủng thủy, thùy mị, nết na,luôn giữ gìn khuôn phép , luôn giữ vợ chồng thuận hòa .

Câu 2. Tập làm văn ( 3 điểm)Mẹ và quảNhững mùa quả mẹ tôi hải đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcKhi mặt trời khi như mặt trăngLũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bị và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôiVà chúng tôi thứ quả ngọt trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hảiTôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ...
Đọc tiếp

Câu 2. Tập làm văn ( 3 điểm)

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hải được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Khi mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bị và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hải

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quá non xanh ?

( Nguyễn Khoa Điềm)

“ Ở khổ thơ cuối cùng, nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh như “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” làm cho ý thơ nghe có vẻ nhẹ; nhưng thực ra nó có sức nặng lay thức tất cả chúng ta. Những đứa con trên cõi đời này hãy sống sao cho mẹ yên lòng thanh thản. Đừng tự biến mình thành thứ quả sâu, quả độc làm đau lòng mẹ; rồi khi cài lên ngực mình bông hồng trắng, mà hối hận thì đã quá muộn màng!.........Qua bài thơ Mẹ và quả , nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn bày tỏ tình cảm yêu thương và biết ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng của mình đến người mẹ kính yêu. Đồng thời qua bài thơ mang một làn sóng lan toả yêu thương nhắn nhủ đến bạn đọc hãy yêu thương những bậc sinh thành của mình khi còn có thể.”

Từ những lời tâm sự của tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong khổ thơ cuối cùng (phần in đậm), viết bài văn với nhan đề “ Hãy dành tặng cho mẹ những mùa quả ngọt !”,

0