K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2022

- Hai câu mở rộng thành phần:

Tác phẩm "Trong lòng mẹ" được tác giả Nguyên Hồng sáng tác để kể về tuổi thơ cay đắng của ông, sự buồn tủi chỉ mình người biết.

Cậu bé Hồng không chỉ yêu thương người mẹ của mình mà cậu còn có ý chí mạnh mẽ quyết tâm bẻ vỡ mảnh gỗ mang tên "những hữu tục cổ xưa" đã chì chiết mẹ mình.

- Hai câu bị động:

Thật sung sướng thay khi cuối cùng thì cậu bé Hồng đáng thương đã cảm nhận được hơi ấm từ người mẹ của mình sau bao năm xa cách.

- "Trong lòng mẹ" được sáng tác để kể về tuổi thơ đắng cay của một cậu bé mà bây giờ đã là nhà văn.

9 tháng 8 2022

2 câu mở rộng thành phần:

Bé Hồng vội đuổi theo chiếc xe kéo đang đi .

Bé Hồng khóc khi nói chuyện với người cô độc ác.

2 câu bị động:

Tuổi thơ đắng cay,tủi cực được bé Hồng trải qua .

Những lời cay độc về người mẹ bị bà cô dùng để làm  xa cách tình cảm của hai mẹ con bé Hồng.

9 tháng 8 2022

Từ "xuân" trong ví dụ đầu tiên được dùng với nghĩa gốc.

Từ "xuân" trong ví dụ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển.

9 tháng 8 2022

a.

Cụm chủ vị: cho con

b.

Cụm chủ vị: bạn mới vẽ hôm họ.

c.

Cụm chủ vị: đội bóng lớp tôi sẽ thắng.

d.

Cụm chủ vị: bạn Lan sẽ đạt giải nhất môn toán.

9 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Dẫn dắt câu chuyện và giới thiệu kỉ niệm đó (có thể dẫn từ hoàn cảnh kỉ niệm đó xảy ra)

Thân đoạn:

- Nêu thời gian, địa điểm mà kỉ niệm sâu sắc của em xảy ra.

- Ví dụ đó là chuyến đi chơi của mình ở đâu đó

+ Tả khái quát phong cảnh nơi mình đang đi (thiên nhiên, cây cối ,không khí,.... như thế nào)--> liệt kê ra.

+ Nêu suy nghĩ của mình lúc kỉ niệm đó xảy ra (cảm giác của mình, mình thích gì nhất, có gì đặc biệt xảy ra với mình,....)

+ Nêu lên tình cảm của mình vể kỉ niệm đó (Kỉ niệm đó cho em nhiều điều bổ ích, cho em nhiều cảm giác mới lạ đồng thời còn cho em thêm một người bạn (chẳng hạn),..... ) -> điệp ngữ.

Kết đoạn:

- Tới lúc về:

+ cảm giác tiếc nuối, buồn --> suy nghĩ: mình sẽ luôn nhớ về thời gian vui vẻ này (đó là kỉ niệm sâu sắc nhất với mình).

+ cảm giác vui vẻ--> suy nghĩ:.....

9 tháng 8 2022

Bạn có thể lên google tra

9 tháng 8 2022

Tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu:

Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay- những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sẻ, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội. Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên sự “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại và đầy lo toan… thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân. Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạc đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đứng đắn như: hành hạ, đánh đập,… một cách tàn nhẫn với thầy cô – những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ – những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta.

Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”

9 tháng 8 2022

Câu 1: Kiểu câu cầu khiến

Câu 2: 

BPTT: điệp ngữ

Tác dụng: tăng sức diễn đạt, truyền cảm đến người nghe hơn. Đồng thời lời thơ thêm mạch lạc, chặt chẽ từ đó nhấn mạnh nên làm thế nào với sự buồn vui.

BPTT: ẩn dụ

Tác dụng: tăng sự sâu sắc, ý nghĩa cho lời nói. Sự diễn đạt của suy nghĩ khi sử dụng biện pháp ẩn dụ làm cho lời thấm hơn với người nghe, lý lẽ chặt chẽ đúng mực còn lời thơ thì da diết và dịu dàng hơn hợp với lời mẹ/cha nói với con mình.

Câu 3:

Tác giả khuyên con lùi bước vì tác giả muốn con nên có cái tôi của mình thấp một chút, lùi bước lại để con nhìn đời sâu sắc và rộng rãi hơn, tránh sự tự cao đồng thời coi lại mình có khuyết điểm gì để sửa chữa. Đi quá nhanh, quá nhiều sẽ càng ngày càng nguy hiểm, nên lùi lại để quan sát mọi việc.

Việc lùi bước này giúp con người ta có cái nhìn rộng hơn, có thể hoàn thiện bản thân hơn khi biết được khuyết điểm của mình trong lúc lùi. Đồng thời, tránh việc con người kiêu ngạo cuối cùng không có kết quả tốt đẹp.

9 tháng 8 2022

a) thế là cái gì đã đến?

b) Cây hồng bì đã làm gì ? 

c) Cái gì đều lấm tấm mầm xanh  ? 

9 tháng 8 2022

Cảm ơn bạn Hoàng Tú Linh Lina nhá .

9 tháng 8 2022

Bài thơ tả dòng sông quê hương của tác giả.

Đã sử dụng BPTT: so sánh và nhân hóa để miêu tả.

Với sự nhân hóa dòng sông tài tình của tác giả, người đã làm nên những cung đàn cảm xúc mới lạ với các hình ảnh, trạng thái của con sông vô cùng sinh động và mới lạ kỳ diệu. Dòng sông thì điệu đà, nắng thì mặc áo lụa đào thướt tha.... Tất cả cùng làm cho giá trị hình ảnh dòng sông thêm điệu đà thùy mị, làm cho người đọc có thể liên tưởng đến dáng điệu người con gái ở quê. Và bên cạnh đó, sự so sánh cũng góp phần làm câu thơ thêm gợi cảm: áo sông thì mới mặc như là mới may. Qua đó, người đọc người nghe liền cảm nhận được chiếc áo của sông đẹp đẽ như mới vậy. 

9 tháng 8 2022

1.Bài thơ tả cành dòng sông 

2.Tác giả đã sử dụng BPTT nhân hóa và so sánh

Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

    Trong bài thơ này , tác giả đã  sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh một cách tinh tế để làm hình ảnh của dòng sông thêm sinh động,hấp dẫn cho người đọc hơn.Phép nhân hóa giúp dòng sông  "điệu" và biết "mặc áo" y như con người.Phép so sánh khiến dòng sông thêm mới mẻ , quyến rũ người đọc hơn. Tác giả đã miêu tả dòng sông theo từng thời điểm sáng,chiều,tối. Mỗi thời điểm dòng sông đều khoác lên mình một chiếc áo với màu sắc khác nhau.Phải có sự chăm chú và cảm nhận mới có thể miêu tả dòng sông hay và đặc sắc như thế này.

9 tháng 8 2022

Mở bài:

- Có thể nêu lên khái niệm tình bạn trong cuộc sống 

Thân bài:

- Giới thiệu người bạn của mình:

+ Trong thời điểm, địa điểm và hoàn cảnh nào mà mình quen biết bạn đó.

- Tả sơ quát dáng người bạn đó:

+ Bạn đó tên là....

+ Có dáng người cao ráo - lùn, mảnh khảnh hay đầy đặn.

-> Nói vể điểm mình thích nhất ở bên về vẻ ngoài của bạn và tính cách của bạn.

- Nói về kỉ niệm của mình với bạn:

+ Trong một dịp đi chơi với bạn, có những hoạt động ngoài trời và mình với bạn đã cùng đoàn kết ra sao?.

(kể chi tiết từng hoạt động, ví dụ như:

+ hoàn cảnh có buổi đi chơi đó

+ cảm xúc của mình khi đi chơi

+ xen lẫn miêu tả cảnh đi chơi ở chỗ nào đó thì tả cảnh đó, tả buổi sáng: cây cối con người.... , buổi trưa:...)

+ Hoặc trong dịp tranh cãi gây gỗ nào đó, mình và bạn bảo vệ bênh vực nhau như thế nào?

+......

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi kết thúc kỉ niệm đó

- Diễn đạt tình cảm của mình dành cho bạn: tình cảm đó thêm sâu sắc, bạn bè thêm gắn kết hơn.

+ Em càng cảm thấy yêu quý bạn hơn

+.......

- Nêu lên ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

Kết bài:

- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho bạn.

+ Mình sẽ luôn ghi nhớ kỉ niệm này mãi như là nhớ tình bạn này mãi.

- Qua bài văn bày tỏ tình cảm lại với bạn lần nữa.

9 tháng 8 2022

          Tôi và Linh là một đôi bạn thân từ hồi lớp 3. Cả lớp tôi ai cũng biết điều đó cả . Có khá nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ về tình bạn đẹp của chúng tôi.  

              Trong lớp , Linh luôn là người hăng hái nhất , Linh rất giỏi trong môn Toán còn tôi thì không.Linh có tính hiền lành , thấy ai gặp khó khăn là Linh giúp ngay. Linh rất dễ động lòng với những người kém may mắn hơn bạn đấy.Vì thế mà ai ai trong lớp tôi cũng yêu quý Linh. Trái lại với Linh thì tôi cũng không ham giơ tay xây dựng bài trong lớp . Tính tôi trầm ,ít khi giao tiếp với những người khác.Những lúc gặp bài toán khó tôi đều nhờ Linh giảng dạy hộ.Linh còn cho tôi một số bí kíp để học giỏi toán như bạn ấy . Khi tôi buồn bã hay khóc về một chuyện gì đó thì người ở bên an ủi tôi chính là Linh. Đặc biệt Linh rất thích mua và sưu tầm những cuốn sổ đẹp đẽ.Điều này làm tôi tự hỏi tại sao Linh không làm một cuốn sổ riêng mà lại đi mua cho tốn tiền chứ?

               Vào một hôm, khi tôi đang đi quanh sân trường thì gặp Linh , Linh chạy tới với gương mặt phấn khởi . Chắc là lại có gì vui đây , tôi nghĩ thầm rồi hỏi Linh:

-Sao hôm nay bạn có vẻ vui thế?

Linh cười rồi đáp với tôi:

-Tớ có cái này muốn khoe cho bạn nè. 

Nói xong Linh lấy quyển sổ trong cặp ra cho tôi xem.

-Bạn mới mua quyển sổ này hả?  -Tôi vui vẻ hỏi

Linh nói:

-Ừ , mà thôi chúng mình vào lớp thôi kẻo muộn.

Thấy Linh nói vậy , tôi rất hoang mang vì mọi lần khi khoe đồ với tôi Linh còn giới thiệu này nọ nhưng hôm nay lại khác.Linh còn chưa cho tôi xem kĩ cuốn sổ đó như thế nào nữa , điều này làm tôi càng có chút tò mò về quyển sổ mới của Linh hơn. Ra về, tôi định hỏi Linh về cuốn sổ nhưng không ngờ bạn ấy đã chạy về trước tôi . Tôi cảm thấy thật tức giận và tự hỏi tại sao Linh lại làm thế chứ? Mọi lần tan học Linh vẫn đến bên và rủ tôi đi về cơ mà? Vì vậy tôi đã quyết định sẽ đọc trộm quyển sổ của Linh.
Sáng hôm sau, tôi đến lớp sớm hơn mọi ngày không phải là do lịch trực nhật mà do sự tò mò của tôi với quyển sổ của Linh. Thấy Linh chưa đến, tôi ủ rũ ngồi vào bàn và chỉ mong hôm nay Linh không nghỉ học. Chẳng mấy chốc , sân trường đã ồn ào bởi những tiếng cười đùa của các bạn học sinh. Linh cũng đã đến , khi vào lớp Linh ngồi xuống rồi lấy quyển sổ trong cặp ra rồi ghi chép cái gì đó . Vì ngồi cách xa Linh nên tôi không thể nhìn kĩ , nhưng tôi đoán chắc Linh đang viết nhật kí.Viết xong ,Linh gập quyển sổ rồi cất vào cặp , sau đó Linh nhìn về phía tôi ,thấy Linh quay lại tôi vội quay mặt đi như chưa có chuyện gì xảy ra.Linh mỉm cười rồi đi ra ngoài lớp.Lúc này tính tò mò của tôi nổi lên ,nhân cơ hội  tôi đã chạy đến chiếc cặp sách của Linh và tìm quyển sổ . Khi thấy quyển sổ ,tôi vui như kiểu tìm thấy vàng vậy ,tôi nhẹ nhàng mở quyển sổ ra thì thấy trong đó ghi toàn công thức toán học.Niềm vui của tôi chưa được bao lâu đã bị dập tắt bởi những công thức toán này. Tôi vừa nản vừa buồn cất quyển sổ vào cặp của Linh rồi về chổ ngồi . Lát sau , tôi thấy Linh chạy vào lớp với quyển sổ mới rồi đến bên tôi , tôi lại nghĩ chắc là Linh lại khoe quyển sổ mới cho tôi rồi . Tôi định tránh mặt Linh thì Linh nói:

-Tặng bạn quyển sổ này!

Tôi như cứng đơ người ,nhìn vào Linh rồi hoang mang hỏi:

-Hả...sao bạn lại tặng cho mình?

Linh cười khẽ , đáp:

-Tại mình thấy bạn chăm chú nhìn vào quyển sổ mình quá nên mình nghĩ bạn cũng muốn có một quyển sổ như thế .Và mình đã đi mua cho bạn một quyển sổ mới,coi như đây là quà của mình nhé!

Nghe xong,tôi chỉ biết nhìn Linh . Tôi cúi mặt vì việc làm sai của mình rồi ôm trầm lấy Linh ,xúc động nói:

-Cảm ơn bạn nhé!

          Sau hôm đó,tôi đã rút ra được bài học cho mình đó là không nên tò mò bởi vì đó là một đức tính xấu.Tôi cũng rất cảm ơn vì tôi đã may mắn có một người bạn tốt như Linh.Tôi hứa sẽ duy trì tình bạn này mãi mãi.