Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!
b. Tìm cặp từ trái nghĩa có trong bài.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: PTBĐ: tự sự
Câu 2: - Diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân
Câu 2. - dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
Câu 3. - Lời kể từ ở đoạn 3
Nhân xét: hiện nay nhân dân vẫn luôn nhớ và thờ cúng 18 vị vua Hùng. Việc tác giả nhắc đến điều này giúp chúng ta có thêm cơ sở. Thêm vào đó, việc nêu rõ địa điểm sẽ khiến nhiều người tin hơn.
Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỉ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…” - Đó là những lời ca trong bài hát “Mong ước kỉ niệm xưa” gợi nhắc cho mỗi người về kỉ niệm của tuổi học trò.
1. Từ bến đò Yến, em đã nhìn thấy làng em. Qua một cánh đồng bao la, con đường liên xã dài hơn hai cây số, em nhìn thấy rõ hình bóng quê hương yêu dấu: cây đa Mục Bài in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây đa làng Hương đang giơ tay vẫy chào, đón đợi.
2. Cây đa tọa lạc trên một bãi cỏ rộng đến ba sào cạnh ngã ba đường vào xóm Bầu xóm Bến. Cách xa cây đa độ trăm mét là đình Hương, nổi tiếng khắp vùng. Cây đa tỏa bóng xanh um. Ông nội em cho biết: "Cụ Nghè đã trồng cây đa này và đặt tên là Mục Bài. Đã mười đời nay, con cháu cụ, dòng họ Trịnh vẫn tự hào về cây cổ thụ. Có lẽ đã trên dưới 200 năm rồi đấy...".
Gốc đa xù xì, phải đến năm sáu người ôm mới xuể. Rễ cây nâu đen như một bầy trăn khổng lồ cuồn cuộn, nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc đa, cắm sâu vào bốn phía. Có nhiều rễ phụ từ cành cao đâm thẳng đứng, có những chùm tua tủa bằng chiếc đũa màu gạch đỏ, có những rễ phụ to bằng cổ tay, cổ chân chĩa thẳng xuống. Năm tháng trôi qua, những rề phụ này sẽ xuyên sâu vào lòng đất, để hút màu mỡ nuôi cây, để làm cho gốc cây vừa to thêm vừa vững chắc. Gốc đa là nơi nghỉ mát cho khách bộ hành, là nơi đón đợi tụ hội của trẻ mục đồng, của học sinh làng Hương...
Lá đa to và dày bằng bàn tay người lớn. Mùa xuân cây đa nảy lộc, lá non màu đỏ hung, búp đa nhọn tua tủa như muôn nghìn ngọn giáo nhọn hoắt đâm thẳng lén bầu trời, dân làng em vẫn gọi là "giáo búp đa". Cuối tháng hai, lá đa xanh rì, xanh ngắt, cành lá sum sê. Tán đa, vòm đa đứng xa nhìn như một chiếc dù xanh khổng lồ bung nở. Hoa đa như nụ vối nụ chè, nhưng to hơn. Tháng 5, tháng 6 mùa hè, quả đa chín đỏ mọng, rồi đen thẫm lại như trái bồ quân, như quả táo tàu trong gói thuốc bắc. Quả đa chín có vị ngọt, chúng em vẫn nhặt đa rụng chia nhau. Hạt đa như hạt kê đen nhánh, rất cứng, hoặc theo phân chim, hoặc theo gió đưa đi xa, gieo giống vào đầu non sườn núi, khắp bốn cõi. Dưới vòm lá đa xanh là nơi cò đậu khi hoàng hôn, là nơi trú mưa của đàn én, là nơi hội họp của bầy sáo. Mùa trái chín, cây đa hiền thảo gọi về hàng trăm con sáo. Chúng hót ríu ran, chúng tranh nhau, cãi nhau chí chóe để tranh giành trái chín từ sáng sớm đến chiều tà.
Dưới gốc cây đa Mục Bài, bà con làng Hương đã tìmg làm lễ tiền đưa con em mình ra trận thời chống Mĩ. Là nơi lưu luyến tiễn con của những mẹ già, nơi thương nhớ tiễn chồng của những người vợ trẻ. Cây đa chắc còn nhớ những giọt nước mắt hậu phương, chắc còn nhớ 124 gương mặt những chàng trai làng Hương đi đánh giặc mãi không về.
Từ ngày đình làng còn là trường học cấp 2 của xã, cây đa gốc đa Mục Bài là nơi tụ hội của đám học trò nghịch như quỷ sứ. Sân bóng cũng là đây. Phá tổ chim, hái quả chín, cũng là đây. Nhưng sau ngày có một học sinh trèo đa bị ngã què, cây đa trở thành cõi thiêng, đồn đại nhiều chuyện lạ!
3. Em chưa dám một lần trèo đa. Nhưng em và bạn em đã nhiều lần đi vòng quanh gốc đa, ôm lấy gốc đa, ngước mất nhìn lên những cành đa to như cột đình, ngắm vòm lá xanh, nghe chim hót, nghe gió thổi lá reo mà thấy lòng tuổi thơ xôn xao khó tả. Cụ Nghè họ Trịnh đã trồng cây đa. Phải chăng cụ muốn để đức sâu nghĩa nặng cho con cháu, để lại bóng mát cho bà con. Câu hát của chị gái vẫn làm em xúc động khi nhớ, khi nghĩ về làng Hương yêu dấu, cây đa Mục Bài thân thương của mình:
Đâu sẽ là nơi sưởi ấm tâm hồn của chúng ta - những con người luôn có cảm xúc mạnh mẽ về nhiều điều trong cuộc sống?. Đấy phải chăng là mảnh đất mang tên "tình yêu thương" hay sao.
Sự yêu thương là tình cảm, là cái nôi nuôi dưỡng nên "gia đình", "bạn bè", "tình yêu''. Không ai có thể sống mà thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với mọi thứ trên con đường cuộc đời. Vậy tình yêu thương là gì?. Cách mà chúng ta giải thích sẽ thể hiện nên kiến thức xã hội, cuộc sống của ta. Và tôi lý giải như thế này: tình yêu thương là sự đại diện cho một trái tim biết yêu quý mọi người xung quanh, biết thương cho sự khổ nhọc của cha mẹ, biết ơn cho công ơn dạy dỗ của thầy cô, biết xót cho sự khó khăn khốn khổ của những con người không may mắn. Nói rõ hơn, khi ta biết thấu hiểu và cảm thông cho lỗi lầm, sai phạm của người khác thì đó cũng là tình yêu thương. Biết thương cha mẹ mới biết hành động giúp đỡ cha mẹ việc nhà, biết ăn uống tiết kiệm, biết học hành chăm ngoan giỏi giang sau này báo hiếu. Biết ơn thầy cô mới biết hành động tặng hoa, quà cảm ơn người lái đò. Biết xót cho sự khó khăn nghèo khổ của người khác thì mới biết giúp đỡ tặng đồ ăn thức uống, vật chất, tình thương cho họ. Từ đây, ta thấy rằng tình yêu thương đã mở ra một thế giới ấm áp, vui vẻ, đầy ắp tình người và hơn hết nó tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại - trái tim của con người. Và tất nhiên, người có lòng yêu thương luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Bởi khi bạn đối xử với người khác ra sao thì đó cũng là cách mà họ đối xử với bạn. Không một ai muốn yêu thương một con người vô cảm, lạnh lùng vì thế chúng ta hãy luôn có cho mình một tấm lòng yêu thương bao dung nhân hậu với mọi người. Hơn hết, tình yêu thương trong cuộc sống sẽ đem đến sự hạnh phúc, xây dựng một xã đầy nhân cách sống cao đẹp đáng quý. Như một người nhạc sĩ, chỉ khi có một tấm lòng yêu lấy nghề chân thành thì mới có thể đàn lên khúc nhạc du dương tuyệt mĩ; như một người nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp, chỉ khi thực sự có tấm lòng thương yêu con người và đất nước thì mới có thể chấm phá những con chữ ý nghĩa đi sâu vào lòng người đọc.
Khép lại, hãy để bản thân được sống hạnh phúc khi bạn sống có tình yêu thương với mọi người, hãy để cho mọi người được cảm nhận tình yêu thương của bạn và hãy để một xã hội trở nên phát triển hơn nhờ vào cả tài năng, trái tim yêu thương của ta.
✿TLam banhđa☕
Thạch sanh bạn nhé ^^
Bạn tham khảo
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ẩn chứa nhiều nhân vật anh hùng, dũng sĩ. Trong số đó, chú Thạch Sanh để lại ấn tượng mạnh mẽ với tôi về sức khỏe, trí tuệ và lòng nhân ái.
Biểu tượng của Thạch Sanh là tiếng đàn và niêu cơm đất thần kỳ. Hình ảnh chàng Thạch Sanh cao lớn, cường tráng với đôi bắp tay cuồn cuộn làm tăng thêm vẻ nam tính. Đeo trên vai chiếc cung tên, chàng đi từ rừng xanh mang theo những bó củi lớn như lực sĩ.
Chàng Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, nhưng đằng sau sự bình dị đó là nguồn gốc cao quý. Là thái tử con Ngọc Hoàng, chàng xuống làm con họ của ông bà già ở Cao Bình. Sự xuất thân đặc biệt đó là dấu hiệu cho một cuộc sống đầy thách thức và khó khăn. Thạch Sanh không chỉ là dũng sĩ diệt quái vật, mà còn là chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài năng.
Thạch Sanh luôn trung thực, nên đã nhiều lần bị Lí Thông lừa dối mà chẳng hay biết. Ở gần Lí Thông, chàng sống chân thật, giúp đỡ hắn trong mọi tình huống. Không chỉ vậy, chàng còn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Chàng đã giết chằn tinh, cứu mẹ con Lí Thông và giúp dân làng thoát khỏi nguy hiểm. Chàng còn giải cứu công chúa khỏi vuốt ác của đại bàng. Điều ấn tượng nhất là khi chàng đánh bại quân mười tám nước chư hầu bằng trí tuệ, không cần sự hỗ trợ của vũ khí. Niêu cơm thần kỳ giúp chàng làm cho quân đối phương thán phục và rút lui. Trong niềm vui của chiến thắng, Thạch Sanh trở nên rạng ngời hơn bao giờ, kết hợp sự hài hòa giữa ngoại hình, tâm hồn và tài năng.
Thạch Sanh, anh hùng của trẻ con qua các thế hệ, không chỉ là biểu tượng dũng cảm mà còn là tấm gương sáng về lòng nhân ái. Dù có nhiều câu chuyện cổ tích khác, hình ảnh của Thạch Sanh vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí mọi người, truyền cảm hứng và làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn: mạnh mẽ, can đảm và luôn làm điều thiện.
Tk ạ
Cô Nguyệt là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Cô rất xinh đẹp. Mái tóc của cô óng mượt. Đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng hồng rạng rỡ. Mái tóc dài đen nhánh được buộc gọn gàng. Em thích nhất là đôi mắt của cô. Đôi mắt sáng như những vì sao đêm. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Giọng nói của cô ấm áp, dịu dàng. Em rất yêu mến cô.
### Thành ngữ về việc học tập:
1. "Học hành không bao giờ là đủ." (Learning is never enough.)
2. "Sáng thì học, chiều thì hành." (Study in the morning, apply in the afternoon.)
3. "Học mà không suy nghĩ, chỉ như ngựa đọc sách." (Studying without thinking is like a horse reading books.)
### Thành ngữ về tình cảm gia đình:
1. "Gia đình là nơi bình yên nhất." (Family is the most peaceful place.)
2. "Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui và nỗi buồn." (Family is where you share joy and sorrow.)
3. "Một nhà không phải là mái nhà chung mà là trái tim chung." (A family is not just a shared roof but a shared heart.)
1 Học một biết mười.
2 Học ăn học nói, học gói học mở.
3 Học thầy chẳng tầy học bạn.
Cặp từ trái nghĩa có trong bài:
- Dẻo thơm - đắng cay
Tác dụng: cách sử dụng đối nghĩa các từ trong câu giúp nhấn mạnh nội dung tác giả thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng sức lao động của người dân để làm ra những hạt gạo dẻo thơm - miếng ăn đã phải chịu nhiều sự cực khổ. Đồng thời câu thơ thêm đặc sắc giá trị gợi hình, dụng từ, giá trị hình ảnh tăng sức diễn đạt hấp dẫn đọc giả.
Dẻo thơm - Đắng cay