K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

CÁI NÀY TUI CHỊU

I.  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)        Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người...
Đọc tiếp

I.  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

       Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao.

                    (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả thì tại sao con người cần dùng tiếng nói? (1,0 điểm)

Câu 3: Từ câu “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!", em hiểu thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?

(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 2 - 3 dòng) (1.0 điểm)

32
16 tháng 5 2021

Câu 1:

- Thành phần tình thái: "chắc chắn" 

- Phép lặp: "chúng ta"

Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu và để được lắng nghe.

Câu 3: Thông điệp

- Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

- Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

17 tháng 5 2021

Câu 1 

       - Thành phần tình thái : " chắc chắn "

       - Phép lặp " chúng ta "

Câu 2 

        Trong đoạn trích ,  theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ , để giãi bày , để xoa dịu và để được lắng nghe 

Câu 3 

        Thông điệp 

+) Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

+) Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.''

Câu 1: Cho biết ptbd chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn.Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực iện công việc gì?

Câu 3: tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau: ''Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng chực trụt uống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. ''

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dương Dương Thư.

 

1
15 tháng 5 2021

"Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước."

Câu 1 : Miêu tả

Câu 2 : 

Dượng Hương Thư:

  * Hành động đã nói lên ngoại hình săn chắc của dượng Hương Thư:

- "đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”"

- "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại"

⇒ Dượng Hương Thư đang cố gắng vượt thác.

câu 3 :

-Biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn :

+ Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống , quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

14 tháng 5 2021
Cô giáo lđfvvg
14 tháng 5 2021

Cô Ngọc hàng xóm nhà em là một kĩ sư nông nghiệp. Nhà cô cách nhà em không xa lắm, chỉ độ vài chục mét. Hàng ngày, cô đến Sở nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, nghiên cứu cách trồng trọt và chăn nuôi để đạt năng suất cao. Cô rất tận tụy với công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người yêu mến. Em rất biết ơn cô. Em nguyện ra sức học tập để sau này trở thành con người có ích như cô.

22 tháng 2 2022

. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

28 tháng 2 2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                           Tiếng vọng rừng sâu       Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt...
Đọc tiếp

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                          Tiếng vọng rừng sâu

      Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

       Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                                    (Theo Quà tặng cuộc sống, Nxb Trẻ, 2004)

 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”

Câu 3 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tại sao cậu bé lại hoảng hốt, sà vào lòng mẹ khóc nức nở?

Câu 4 (0,5 điểm): Theo em, người mẹ nắm tay cậu bé đưa trở lại khu rừng với mục đích gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Từ lời của người mẹ nói với con “Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” giúp em hiểu như thế nào về quy luật cho và nhận trong cuộc sống?

Câu 6 (1,0 điểm): Thông qua nội dung đoạn trích trên, hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của tình yêu thương với cuộc sống con người. (trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu)

24
21 tháng 2 2022

câu 1: Tự sự

câu 2:Thành phần gọi đáp :'con ơi'

câu 3:Trong đoạn trich , cậu bé lại hoảng hốt , sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại ' tôi ghét người'

câu 4:Để cậu bé nói đc 1 điều tích cực vào khu rừng,từ đó giải cho cậu hiểu về 1 quy luật cho và nhận tất yếu trg cuộc sống.

câu 5:Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực,giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận điều ấy từ những người bạn đã cho.

câu 6:Thông qua đoạn trích , em thấy tình yêu thương vs cuộc con người là những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội,cộng đồng gắn kết giữa con người vs con người.Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt của chính mình.

14 tháng 5 2021
Xl Mn nha mik ấn nhâm gửi

LÀ GÌ VẬY BẠN PHẢI GHI RÕ HƠN CHỨ

14 tháng 5 2021

đây là đề phòng ạ

17 tháng 5 2021

        Mùa xuân-mùa hội tụ của cái đẹp,là mùa mở đầu của một năm,mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở....Có lẽ ,vì thế mà các thi nhân muôn đời yêu mến mùa xuân .Xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ ,vào những trang thơ văn,mà ở đó ,xuân là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.Chính vì vậy mà đã có biết bao thi phẩm nổi tiếng viết về đề tài này.Và không thể không nhắc đến tuyệt phẩm 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải.Nổi bật lên là khổ bốn ,năm của bài thơ đã cho ta thấy ước nguyện của người thi nhân gần đất xa trời.

       Bài thơ 'mùa xuân nho nhỏ' được sáng tác vào tháng 11/ 1980 ,khi Thanh Hải đang ốm nặng .Nó được kết tinh từ nhwungx  cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước.Từ đó thể hiện khát vọng dâng hiến 'mùa xuân nho nhỏ' của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

       Có phải chính giây phút giáp mặt với cái chết,giây phút giáp giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp khiến  cho tâm hồn con người bừng lên sức sống khiến ngòi bút của nhà thơ nở hoa.Nếu khổ một là bức tranh mùa xuân thiên nhiên với dòng sông xanh ,với nhành hoa tím ,với tiếng chim hót...thì ở khổ bốn cũng là bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng ấy nhưng lại là mùa xuân của riêng tác giả,trong tâm hồn ,ước vongk của nhà thơ.Trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên ,Thanh Hải cũng ao ước mình là mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho cuộc đời chung

                                                      'Ta làm con chim hót

                                                      Ta làm một cành hoa

                                                      Ta nhập vào hòa ca

                                                       Một nốt trầm xao xuyến' 

Với giọng  điệu lời ca thật ngọt ngào êm ái bởi những thanh bằng liên tiếp và điệp ngữ 'ta làm' được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh một ước mơ chân thành tha thiết.Tại sao trong muôn  ngàn điều ước ,Thanh Hải lại chỉ chọn những hình ảnh giản dị ,mộc mạc như con chim ,cành hoa ,một nốt trầm.Có lẽ là vì đây là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ,tuy nhỏ bé ,khiêm nhường nhưng lại rất ý nghĩa  : con chim đem lại tiếng hót vui cho đời ,cành hoa đem lại sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ .Những điều này tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng nó lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân ,tạo nên sắc xuân.Bên cạnh đó ,tác giả còn muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm trong bản tình ca êm ái.Nó chỉ là một nốt trầm kín đáo ,khiêm nhường  chứ không phải là một nốt cao thánh thót ,nổi trội .Nó lẫn vào bản tình ca.dù khó  nhận biết nhưng lại tạo nên cái hay của bản nhạc.Từ đó ,tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng đó là một nốt trầm ngân vang ,một nốt trầm có ích cho đời. cũng như là một mùa xuân' nho nhỏ ' và 'lặng lẽ',không phô trương ,ồn ào.Đông thời ,qua cách chuyển đổi từ ngữ xưng hô từ 'tôi' ở khổ đầu sang 'ta' cùng với động từ 'làm'.'nhập' ,nhà thơ đã khéo léo khẳng định mối quan hệ ,sự hòa nhập giữa cái riêng và cái chung ,giữa cá nhân vaf cộng đồng  

      Sau ước nguyện tha thiets của mình ,ông đã đi tới khát vọng cống hiến bền bi của mình .Trong cảm hứng ,nhân vật trửu tình bỗng biến thành một màu xuân nho nhỏ ,có khối .có hình nhập vào mùa xuân lớn của đất nước.

                                       ' Một mùa xuân nho nhỏ

                                        Lặng lẽ dâng cho đời

                                        Dù là tuổi hai mươi

                                        Dù là khi tóc bạc.'

        Ở đây ,chúng ta đã thấy được quan niệm sống của nhà thơ được bộc lộ.Chỉ qua cách sử dụng ngôn ngữ chính xác ,tinh té ,gợi cảm với hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo 'một mùa xuân nho nhỏ' và từ láy 'nho nhỏ','lặng lẽ', Thanh Hải đã biểu lộ một khát vọng sống cao đẹp: mỗi người hãy làm một mùa xuân ,hãy đem những gì tốt đẹp và tinh túy của mình để góp phần làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước .Nhưng vẻ đẹp đó còn được nâng lên đỉnh cao khi đó là những cống hiến thầm lặng với một tahsi đọ chân thành,khiêm nhường,lấy tình thương làm chuẩn mực ,không khoe khoang ,cao thượng .Đồng thời ,qua điệp ngữ 'dù là',một lần nữa tác giả đã khẳng định được ước nguyện thủy chung ,son sắt của mình.Đối với ông,dẫu ta có ở giai đoạn nào trong cuộc đời : là tuổi hai mươi căng trẻ ,tràn đầy sức sống hay là khi đã già yếu bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời ,làm đẹp cho quê hương đất nước.Từ đó ,khổ thơ như một lời nhắn nhủ ,một lẽ sống .Sống là để cống hiến .Tuy là     đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại mở rộng  với mọi người ,lay động người đọc cùng chung ý nghĩ . Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết 

                                             'Nếu là con chim chiếc lá

                                   Con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh

                                            Lẽ nào vay mà không trả 

                                   Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'

        Thật là những câu thơ hay và ý nghĩa ,thể hiện một quan niemj vô cùng cao đẹp và đáng quý.

   Bài thơ có nhịp điệu trong sáng ,tha thiets ,gợi cảm ,gần gũi với dân ca .Đông thời ,nhà thơ cũng đã sử dụng linh hoạt các yêu tố thể thơ ,cách ngắt nhịp ,gieo vần ,điệp ngữ .Tứ thơ xoay quanh các hình ảnh màu xuân khiến cho thơ luôn tập trung ,cảm xúc trong thơ không bị dàn trải .

          Chính những câu văn mộc mạc ,giản dị này ,chính những ước nguyện chân thành này đã góp phàn làm tươi đẹp cho đời ,làm tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên học tập.Những ước nguyện đó đã thúc giục ,cổ vũ động viên giới trẻ  cống hiến cho đời,dùng nhiệt huyết ,thanh xuân ,không từ bỏ trước khó khăn và luôn chiến đấu vì mục tieu lí tưởng của quê hương đất nước.Nhất là trong thời kì dịch covid này ,trước hết ,thế hệ trẻ càng phải  có ý thức phòng dich để đảm bảo sức khỏe của bản thân ,sau đó tìm tòi ,nghiên cứu ra các loại thuốc kháng virut nếu có thể.Làm tiên phong để tuyên truyền cho mọi người biết về nguy hại của dịch đồng thời trấn an dân chúng ,..để góp phần trong việc phòng chống đại dich covid tại địa phương và đát nước .

           Có thể nói ,đã có rất nhiều thi nhân bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân nhưng 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải vẫn mang nét đọc đáo riêng biệt.Tác giả không chỉ thể hiện được một bức tranh xuân làm say mê lòng người mà còn cất lên được tiếng lòng tha thiế của người con yêu nước.Dosd là lòng say mê ,là niềm tin mãnh liệt  vào sức sống lâu bên của dân tộc ta