K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn “ Bố tôi” của Nguyễn Ngọc ThuầnBỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn “ Bố tôicủa Nguyễn Ngọc Thuần

BỐ TÔI

 Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”? Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt.

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn tiếng Việt – NXB Giáo dục Việt Nam, 201, Tr 58.)

Dàn ý :

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết.

- Trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là điểm tựa tinh thần thiêng liêng nâng bước chân con người suốt chặng đường dài, là hành trang quý giá neo đậu trong tâm hồn mỗi người.

- Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên.

2. Thân bài: Tập trung nêu nội dung, chủ đề và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn.

- Khái quát về tác phẩm:

+ Xuất xứ của truyện: Truyện Bố tôi in trong Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi – Nxb Giáo dục Việt Nam.

+ Thể loại của truyện: truyện ngắn hiện đại.

- Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai  trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. à Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mẹ của mình.

- Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngăn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời.

+ Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

§   Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học. “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”. Cuộc đời người bố vất vả, lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi.

§   Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi,... Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người bố.

Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”,... Mỗi bức thư con gửi về, bố mẹ nhân vật “tôi” đều  không thể đọc được, có lẽ cuộc đời cha mẹ của nhân vật “tôi” trước đây quá nghèo nên đã không được đi học. Nhưng họ luôn theo dõi từng bước đi của con nên họ hiểu rằng con vẫn mạnh khoẻ, bình an và học tập tốt. Đối với người dân ở vùng núi xa xôi, việc nuôi con học đại học là một điều không hề dễ dàng, vì vậy người con đang học đại học chính là đang thực hiện ước mơ của chính họ, tin vào tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bố mẹ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, nỗi nhớ nhà của con thể hiện qua việc gửi thư về nhà mỗi tuần và hạnh phúc trong tình cảm ấy. Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, thuần phác, tinh tế và sâu sắc.

§   Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Từng hành động của người bố ấy rất cẩn trọng “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”. Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc. Những hành động giản đơn ấy ẩn chứa tình yêu thương con vô bờ bến, niềm tin yêu tuyệt đối với con mình. “Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”. Những hành động ấy còn thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thăm hơn chính là tình thương yêu, quý mến của người bố dành cho con.

=> Người bố luôn dành cho con tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng níu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.

+ Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố: khi học xa nhà, con ở dưới đồng bằng, bố ở vùng núi hiểm trở, người con rất nhớ thương bố. Mỗi lời kể của người con đều có sắc thái xúc  động rưng rưng. Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần khai trường. Và dù bố đã mất nhưng người con vẫn luôn cảm thấy có bố bên cạnh, suốt cả hành trình cuộc đời là bởi vì tình yêu thương, sự quan tâm, hình bóng của người bố vẫn in sâu trong ký ức của con, mãi mãi không bao giờ phai nhòa.

=> Đó là một người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy.

+ Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gọi lên từ câu chuyện:

Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.

Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố mẹ dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.

- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.

+ Kết hợp khéo léo các phương thức kế, tả, biểu cảm khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất.

+ Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật.

+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.

=> Truyện Bố tôi chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng đã đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Đọc xong truyện, ai cũng cảm thấy như mình còn có lỗi với bố mình về một điều gì đó và tự thầm hứa với bản thân phải biết thương yêu, trân trọng và sống hiếu thảo với bố mình. Và em cũng vậy!

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của truyện.

- Bài học được rút ra với bản thân hoặc lời nhắn gửi, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

 

0

Dưới đây là các sự việc chính trong văn bản "Xe đêm":

  • Bác tài xế lái xe chở khách vào ban đêm: Bối cảnh được thiết lập với hình ảnh bác tài xế làm công việc lái xe vào ban đêm, một công việc vất vả và có phần cô đơn.
  • Xe gặp một người phụ nữ trẻ muốn đi nhờ xe: Trên đường, xe dừng lại đón một người phụ nữ trẻ có nhu cầu đi nhờ xe. Sự xuất hiện của người phụ nữ này tạo ra một yếu tố bất ngờ và gợi sự tò mò.
  • Người phụ nữ kể về hoàn cảnh của mình: Trong suốt hành trình, người phụ nữ chia sẻ về cuộc sống và những khó khăn mà cô đang trải qua. Câu chuyện của cô dần hé lộ những điều sâu kín trong tâm hồn.
  • Sự đồng cảm giữa bác tài và người phụ nữ: Bác tài xế lắng nghe câu chuyện của người phụ nữ và dần cảm thấy đồng cảm với những nỗi niềm của cô. Sự đồng cảm này tạo nên một mối liên kết giữa hai con người xa lạ.
  • Xe đến điểm dừng, người phụ nữ xuống xe: Khi xe đến điểm dừng, người phụ nữ xuống xe và biến mất vào màn đêm. Sự ra đi của cô để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng bác tài.
  • Bác tài tiếp tục hành trình với những suy tư: Sau khi chia tay người phụ nữ, bác tài xế tiếp tục hành trình của mình. Anh suy ngẫm về câu chuyện vừa nghe và những điều mà nó gợi mở trong cuộc sống.
  1. Mở bài:
    • Giới thiệu tác phẩm: "Câu chuyện của hai hạt mầm" là một truyện ngắn mang thông điệp sâu sắc về cuộc sống và sự trưởng thành.
    • Chủ đề chính: Truyện nói về hai hạt mầm, mỗi hạt mầm có một cách sống và phát triển khác nhau, từ đó phản ánh các quan điểm sống khác nhau của con người.
  2. Thân bài:
    • Giới thiệu hai hạt mầm:
      • Hạt mầm thứ nhất: Hạt mầm mong muốn được sống theo cách an toàn, tránh những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Nó lo sợ, không muốn đối mặt với điều gì mới mẻ, chỉ mong muốn được ở trong một môi trường ổn định.
      • Hạt mầm thứ hai: Hạt mầm muốn vươn lên, dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ. Nó dám chấp nhận thử thách để phát triển và trưởng thành.
    • Phân tích hành trình của hai hạt mầm:
      • Hạt mầm thứ nhất chọn cách sống trong vùng an toàn, nhưng cuối cùng không thể phát triển. Nó không thể vươn lên, không thể trưởng thành, vì nó luôn né tránh thử thách.
      • Hạt mầm thứ hai dám đối diện với thử thách, dù gặp phải nhiều khó khăn. Nó mọc lên, đón nhận ánh sáng, gió và mưa, và cuối cùng trở thành cây cối xanh tươi, mạnh mẽ.
  3. Kết bài:
    • Bài học rút ra: Truyện "Câu chuyện của hai hạt mầm" gửi gắm thông điệp về sự trưởng thành trong cuộc sống, rằng con người cần dám đối diện với khó khăn, thử thách để có thể phát triển và đạt được những thành công lớn lao. Bài học này giúp chúng ta hiểu rằng, chỉ có đối mặt với khó khăn mới có thể trưởng thành và khám phá được tiềm năng của bản thân.

Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Ví dụ, nếu bạn đã đọc tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, bạn có thể viết tiếp lời như sau:

"Sau chuyến phiêu lưu đầy thú vị và bài học quý giá, Dế Mèn trở về quê hương. Cậu nhận ra rằng, thế giới ngoài kia dù có bao la và hấp dẫn đến đâu, thì gia đình và quê hương vẫn là nơi bình yên và đáng trân trọng nhất. Dế Mèn quyết định dùng những kinh nghiệm và kiến thức đã học được để giúp đỡ những người xung quanh. Cậu mở một lớp học nhỏ, dạy cho các bạn trẻ trong làng những bài học về lòng dũng cảm, sự trung thực và tinh thần đoàn kết. Dế Mèn cũng thường xuyên kể lại những câu chuyện về những vùng đất mới, những con người tốt bụng mà cậu đã gặp trên đường đi, khơi dậy trong lòng mọi người tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Dế Mèn hiểu rằng, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, bắt đầu từ những hành động nhỏ bé nhưng ý nghĩa."

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in (nêu được mục tiêu, đối tượng hướng tới, nội dung và hình thức hoạt động, dự kiến kết quả đạt được).

Kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc

  • Mục tiêu:
    • Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách.
    • Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, tiếp cận với sách.
    • Xây dựng và duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.
    • Truyền tải tình yêu đọc sách, qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi hưởng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
  • Đối tượng:
    • Trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in.
    • Học sinh, sinh viên, thanh niên.
    • Người dân ở các địa phương.
  • Nội dung và hình thức hoạt động:
    • Xây dựng "Tủ sách cộng đồng": Vận động quyên góp sách từ các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân để xây dựng các tủ sách tại trường học, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng.
    • Tổ chức "Ngày hội đọc sách": Tổ chức các hoạt động đọc sách tập thể, kể chuyện theo sách, thi đọc sách, giao lưu với tác giả...
    • Thành lập các "Câu lạc bộ đọc sách": Tạo sân chơi cho những người yêu sách, cùng nhau chia sẻ, thảo luận về sách.
    • Đọc sách cùng gia đình: Khuyến khích cha mẹ đọc sách cùng con cái, tạo không gian đọc sách ấm cúng trong gia đình.
    • Sử dụng công nghệ: Xây dựng các ứng dụng, website, mạng xã hội để chia sẻ thông tin về sách, giới thiệu sách hay, tổ chức các cuộc thi đọc sách trực tuyến.
    • Đặc biệt với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
      • Tổ chức các buổi đọc sách lưu động, mang sách đến tận nơi các em sinh sống.
      • Phát triển các loại sách phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của từng địa phương.
      • Tổ chức các buổi kể chuyện, đọc thơ, hát đồng dao để tạo hứng thú cho các em.
      • Tạo ra các đầu sách nói, các sách có chữ nổi, cho trẻ em khuyết tật.
  • Dự kiến kết quả đạt được:
    • Nâng cao số lượng người đọc sách, đặc biệt là trẻ em.
    • Hình thành thói quen đọc sách thường xuyên trong cộng đồng.
    • Tạo ra một môi trường văn hóa đọc lành mạnh, bổ ích.
    • Góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội.

Tôi hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài tập của mình.

Suy nghĩ về tình trạng lười vận động của giới trẻ hiện nay

Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ và cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, tình trạng lười vận động của giới trẻ ngày càng phổ biến. Đây là một vấn đề đáng báo động và cần phải được giải quyết kịp thời, bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm khả năng phát triển toàn diện của thế hệ trẻ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lười vận động là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các thiết bị điện tử. Các trò chơi điện tử, mạng xã hội, hay việc dành nhiều giờ để xem tivi đã khiến giới trẻ dành phần lớn thời gian trong một ngày để ngồi một chỗ. Thay vì tham gia các hoạt động thể thao, rèn luyện cơ thể, nhiều bạn trẻ lại chọn cách lướt web, chơi game, hoặc thậm chí làm việc với máy tính trong thời gian dài. Điều này đã dẫn đến một lối sống thụ động, thiếu vận động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Ngoài ra, áp lực học hành và công việc cũng là một yếu tố khiến giới trẻ ít chú trọng đến việc vận động. Thời gian dành cho các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời thường bị thu hẹp do các bạn phải học tập, làm bài tập, hoặc tham gia vào các khóa học thêm. Nhiều bạn trẻ cho rằng học là quan trọng nhất, còn thể dục thể thao chỉ là một hoạt động phụ trợ không cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, vì việc vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện trí tuệ, tăng cường sự tập trung và khả năng học hỏi.

Hệ quả của việc lười vận động là rất rõ rệt. Nó dẫn đến các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, tim mạch, và đặc biệt là các vấn đề về xương khớp và tinh thần. Việc thiếu vận động cũng khiến tâm trạng của nhiều bạn trẻ trở nên uể oải, căng thẳng, dễ bị stress. Hơn nữa, một cơ thể không được rèn luyện sẽ thiếu sức bền, thiếu sự dẻo dai và không có khả năng đối phó với các thử thách trong cuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân cần thay đổi thói quen sống, dành thời gian cho việc vận động và thể thao. Các trường học, gia đình và xã hội cần tạo điều kiện, khuyến khích các bạn trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, từ những môn thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe đến các môn thể thao đồng đội giúp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh đó, giới trẻ cũng nên học cách cân đối giữa học tập và nghỉ ngơi, không để công việc chiếm hết thời gian và bỏ quên sức khỏe của bản thân.

Tóm lại, lười vận động là một trong những vấn đề đáng lo ngại của giới trẻ hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động, giúp cho thế hệ trẻ vừa khỏe mạnh về thể chất, vừa mạnh mẽ về tinh thần, từ đó có thể đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

31 tháng 3

Từ thời xa xưa, câu "Cần cù bù thông minh" đã được ông cha ta lưu truyền để tôn vinh phẩm chất chăm chỉ, cần mẫn trong học tập và công việc. Tuy nhiên, trong mọi xã hội, luôn có sự tồn tại của sự lười biếng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ sự lười biếng là gì. Đó là trạng thái không hoạt động và có sự kháng cự nội tâm, khiến ta không cố gắng và không hành động. Đó là sự thụ động và để mọi thứ diễn ra theo cách của chúng nó, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện.

Nguyên nhân chính của sự lười biếng là do bản thân con người. Trong chúng ta luôn có phần "con" và phần "người". Những người để phần "con" chiếm ưu thế sẽ có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc, trốn tránh việc phải làm. Tuy nhiên, những người có quyết tâm sẽ khống chế được sự lười biếng và làm việc, học tập. Ngược lại, những người lười biếng sẽ tiếp tục nằm trong chăn ấm và không bận tâm về hậu quả của việc không làm việc.

Sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển của các thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người trở nên lười biếng, trì trệ và không linh hoạt. Chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, không chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Ngoài ra, sự phát triển của các thiết bị công nghệ, Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Chúng ta cần cẩn trọng để không bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội khi ngồi vào bàn học, và tránh việc trì hoãn học tập. Sự lười biếng không chỉ là thói quen khó bỏ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và gây hậu quả xấu cho toàn xã hội. Chúng ta cần phải cố gắng tự đánh thức và khuyến khích sự sáng tạo của chúng ta để đạt được những thành công mà chúng ta mong muốn.

Để đạt được thành công và đáp ứng được các mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng và cần có những biện pháp để hạn chế nó. Điều này bao gồm việc lập thời gian biểu cho bản thân, tập trung rèn luyện khả năng tự làm và suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là chúng ta phải có quyết tâm cao độ để loại bỏ sự lười biếng và biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù lười biếng đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng nếu nó trở thành thói quen thì sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của bản thân và dẫn đến hậu quả không tốt cho cuộc sống. Do đó, chúng ta cần luôn luôn nhắc nhở bản thân vượt qua sự lười biếng và hoàn thiện bản thân để đạt được những thành công trong cuộc sống.