K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                           Tiếng vọng rừng sâu       Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt...
Đọc tiếp

I.  ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                          Tiếng vọng rừng sâu

      Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

       Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                                    (Theo Quà tặng cuộc sống, Nxb Trẻ, 2004)

 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”

Câu 3 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tại sao cậu bé lại hoảng hốt, sà vào lòng mẹ khóc nức nở?

Câu 4 (0,5 điểm): Theo em, người mẹ nắm tay cậu bé đưa trở lại khu rừng với mục đích gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Từ lời của người mẹ nói với con “Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” giúp em hiểu như thế nào về quy luật cho và nhận trong cuộc sống?

Câu 6 (1,0 điểm): Thông qua nội dung đoạn trích trên, hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của tình yêu thương với cuộc sống con người. (trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu)

24
21 tháng 2 2022

câu 1: Tự sự

câu 2:Thành phần gọi đáp :'con ơi'

câu 3:Trong đoạn trich , cậu bé lại hoảng hốt , sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại ' tôi ghét người'

câu 4:Để cậu bé nói đc 1 điều tích cực vào khu rừng,từ đó giải cho cậu hiểu về 1 quy luật cho và nhận tất yếu trg cuộc sống.

câu 5:Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực,giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận điều ấy từ những người bạn đã cho.

câu 6:Thông qua đoạn trích , em thấy tình yêu thương vs cuộc con người là những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội,cộng đồng gắn kết giữa con người vs con người.Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt của chính mình.

14 tháng 5 2021
Xl Mn nha mik ấn nhâm gửi

LÀ GÌ VẬY BẠN PHẢI GHI RÕ HƠN CHỨ

14 tháng 5 2021

đây là đề phòng ạ

17 tháng 5 2021

        Mùa xuân-mùa hội tụ của cái đẹp,là mùa mở đầu của một năm,mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở....Có lẽ ,vì thế mà các thi nhân muôn đời yêu mến mùa xuân .Xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ ,vào những trang thơ văn,mà ở đó ,xuân là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.Chính vì vậy mà đã có biết bao thi phẩm nổi tiếng viết về đề tài này.Và không thể không nhắc đến tuyệt phẩm 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải.Nổi bật lên là khổ bốn ,năm của bài thơ đã cho ta thấy ước nguyện của người thi nhân gần đất xa trời.

       Bài thơ 'mùa xuân nho nhỏ' được sáng tác vào tháng 11/ 1980 ,khi Thanh Hải đang ốm nặng .Nó được kết tinh từ nhwungx  cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước.Từ đó thể hiện khát vọng dâng hiến 'mùa xuân nho nhỏ' của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

       Có phải chính giây phút giáp mặt với cái chết,giây phút giáp giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp khiến  cho tâm hồn con người bừng lên sức sống khiến ngòi bút của nhà thơ nở hoa.Nếu khổ một là bức tranh mùa xuân thiên nhiên với dòng sông xanh ,với nhành hoa tím ,với tiếng chim hót...thì ở khổ bốn cũng là bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng ấy nhưng lại là mùa xuân của riêng tác giả,trong tâm hồn ,ước vongk của nhà thơ.Trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên ,Thanh Hải cũng ao ước mình là mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho cuộc đời chung

                                                      'Ta làm con chim hót

                                                      Ta làm một cành hoa

                                                      Ta nhập vào hòa ca

                                                       Một nốt trầm xao xuyến' 

Với giọng  điệu lời ca thật ngọt ngào êm ái bởi những thanh bằng liên tiếp và điệp ngữ 'ta làm' được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh một ước mơ chân thành tha thiết.Tại sao trong muôn  ngàn điều ước ,Thanh Hải lại chỉ chọn những hình ảnh giản dị ,mộc mạc như con chim ,cành hoa ,một nốt trầm.Có lẽ là vì đây là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ,tuy nhỏ bé ,khiêm nhường nhưng lại rất ý nghĩa  : con chim đem lại tiếng hót vui cho đời ,cành hoa đem lại sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ .Những điều này tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng nó lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân ,tạo nên sắc xuân.Bên cạnh đó ,tác giả còn muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm trong bản tình ca êm ái.Nó chỉ là một nốt trầm kín đáo ,khiêm nhường  chứ không phải là một nốt cao thánh thót ,nổi trội .Nó lẫn vào bản tình ca.dù khó  nhận biết nhưng lại tạo nên cái hay của bản nhạc.Từ đó ,tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng đó là một nốt trầm ngân vang ,một nốt trầm có ích cho đời. cũng như là một mùa xuân' nho nhỏ ' và 'lặng lẽ',không phô trương ,ồn ào.Đông thời ,qua cách chuyển đổi từ ngữ xưng hô từ 'tôi' ở khổ đầu sang 'ta' cùng với động từ 'làm'.'nhập' ,nhà thơ đã khéo léo khẳng định mối quan hệ ,sự hòa nhập giữa cái riêng và cái chung ,giữa cá nhân vaf cộng đồng  

      Sau ước nguyện tha thiets của mình ,ông đã đi tới khát vọng cống hiến bền bi của mình .Trong cảm hứng ,nhân vật trửu tình bỗng biến thành một màu xuân nho nhỏ ,có khối .có hình nhập vào mùa xuân lớn của đất nước.

                                       ' Một mùa xuân nho nhỏ

                                        Lặng lẽ dâng cho đời

                                        Dù là tuổi hai mươi

                                        Dù là khi tóc bạc.'

        Ở đây ,chúng ta đã thấy được quan niệm sống của nhà thơ được bộc lộ.Chỉ qua cách sử dụng ngôn ngữ chính xác ,tinh té ,gợi cảm với hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo 'một mùa xuân nho nhỏ' và từ láy 'nho nhỏ','lặng lẽ', Thanh Hải đã biểu lộ một khát vọng sống cao đẹp: mỗi người hãy làm một mùa xuân ,hãy đem những gì tốt đẹp và tinh túy của mình để góp phần làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước .Nhưng vẻ đẹp đó còn được nâng lên đỉnh cao khi đó là những cống hiến thầm lặng với một tahsi đọ chân thành,khiêm nhường,lấy tình thương làm chuẩn mực ,không khoe khoang ,cao thượng .Đồng thời ,qua điệp ngữ 'dù là',một lần nữa tác giả đã khẳng định được ước nguyện thủy chung ,son sắt của mình.Đối với ông,dẫu ta có ở giai đoạn nào trong cuộc đời : là tuổi hai mươi căng trẻ ,tràn đầy sức sống hay là khi đã già yếu bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời ,làm đẹp cho quê hương đất nước.Từ đó ,khổ thơ như một lời nhắn nhủ ,một lẽ sống .Sống là để cống hiến .Tuy là     đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại mở rộng  với mọi người ,lay động người đọc cùng chung ý nghĩ . Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết 

                                             'Nếu là con chim chiếc lá

                                   Con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh

                                            Lẽ nào vay mà không trả 

                                   Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.'

        Thật là những câu thơ hay và ý nghĩa ,thể hiện một quan niemj vô cùng cao đẹp và đáng quý.

   Bài thơ có nhịp điệu trong sáng ,tha thiets ,gợi cảm ,gần gũi với dân ca .Đông thời ,nhà thơ cũng đã sử dụng linh hoạt các yêu tố thể thơ ,cách ngắt nhịp ,gieo vần ,điệp ngữ .Tứ thơ xoay quanh các hình ảnh màu xuân khiến cho thơ luôn tập trung ,cảm xúc trong thơ không bị dàn trải .

          Chính những câu văn mộc mạc ,giản dị này ,chính những ước nguyện chân thành này đã góp phàn làm tươi đẹp cho đời ,làm tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên học tập.Những ước nguyện đó đã thúc giục ,cổ vũ động viên giới trẻ  cống hiến cho đời,dùng nhiệt huyết ,thanh xuân ,không từ bỏ trước khó khăn và luôn chiến đấu vì mục tieu lí tưởng của quê hương đất nước.Nhất là trong thời kì dịch covid này ,trước hết ,thế hệ trẻ càng phải  có ý thức phòng dich để đảm bảo sức khỏe của bản thân ,sau đó tìm tòi ,nghiên cứu ra các loại thuốc kháng virut nếu có thể.Làm tiên phong để tuyên truyền cho mọi người biết về nguy hại của dịch đồng thời trấn an dân chúng ,..để góp phần trong việc phòng chống đại dich covid tại địa phương và đát nước .

           Có thể nói ,đã có rất nhiều thi nhân bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân nhưng 'mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải vẫn mang nét đọc đáo riêng biệt.Tác giả không chỉ thể hiện được một bức tranh xuân làm say mê lòng người mà còn cất lên được tiếng lòng tha thiế của người con yêu nước.Dosd là lòng say mê ,là niềm tin mãnh liệt  vào sức sống lâu bên của dân tộc ta 

      

I.   ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ […] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni – lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố...
Đọc tiếp

I.   ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ

[…] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni – lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn:

Tôi nói:

-       Sao bố kính trọng nó quá vậy?

Bố cười xòa:

-       Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.

Bố còn nói thêm một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố. Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:

-       A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!

Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.

Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:

-       Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!

Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. Những bông hoa cứ đem hương đến cửa sổ như báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt được đồng một lúc những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt vời nhất thế giới!

Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ…

                               (Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ, 2004)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Trong văn bản, những gì là món quà theo nhân vật “tôi” hiểu?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:

Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:

-       Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!

Câu 3: (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó?

Câu 4: (1,0 điểm) Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?

13
16 tháng 5 2021

Câu 1 : Nhân vật " tôi " hiểu món quà là khu vườn , mỗi bông hoa , một vườn hoa , bố .

Câu 2 :  - Thành phần gọi đáp : " bố ơi " 
 Câu 3 :  Mỗi món quà đều mang một ý nghĩa riêng biệt cho dù là lớn hay nhỏ , ta cũng cần phải trân trọng món quà đó vì nó là cả một tấm lòng của người tặng trao lại cho một người nào đó  , cái họ trao đi đó chũng là những thứ tốt đẹp nên khi ta nhận được món quà đó thì ta cũng sẽ được đẹp lây . 
Câu 4 : Qua văn bản trên , đã giúp cho tôi nhận ra được giá trị của việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống , nó ý nghĩa biết nhường nào khi ta cho đi một thứ gì đó , đó chính là điều tốt lành mà ta muốn gửi gắm tới họ , lúc đó  hai người sẽ trở nên thân thiết , gắn bó hơn  .  Và đặt biêt hơn nữa , nó giúp tôi nhận ra được giá trị của sự lắng nghe , sự thấu hiểu trong cuộc sống . Từ đó , tôi  thấu hiểu được những niềm vui , nỗi buồn của mọi người khi được chia sẻ cho mình . 
 

17 tháng 5 2021

câu 1

nhân vật tôi hiểu món quà là : những bông hoa (là món quà nhỏ) ,một vườn hoa (là món quà lớn0 ,bố (là món quà bự)

câu 2: thành phần gọi đáp :'bố ơi'

câu 3:

Mỗi một món quà đều mang một vẻ đẹp riêng ,một dụng ý riêng và một giá trị riêng.Nhưng ,qua mỗi món quà đều khẳng định được giá trị ,năng lực ,khả năng của bản thân ta .Bởi đơn giản thôi ,mỗi món quà đều đi kèm với dụng ý ,và chỉ khi bạn thực sự có khả năng ,thực lực thì người khác mới tặng quà cho bạn. Đồng thời,khi ta trao cho người khác món quà  cũng đã khẳng định được giá trị của người nhận nó.Từ đó ,người nhận không chỉ vui mà chúng ta cũng đang gửi đi những điều tốt đẹp.Vì thế,nên dù ta nhận hay trao đi một món quà thì chúng ta cũng được đẹp lây.

câu 4:

Trong cuộc sống ,chúng ta luôn cần chia sẽ ,cho đi những thứ mình có để đối lấy niềm vui ,nụ cười của mọi người.Đó là một phi vụ ta hời được rất nhiều .Vì  nụ cười của họ rất đẹp, nó sáng tới mức khiến ta  ấm lòng .Và nên nhớ rằng ,  ta cho đi  càng nhiều thì nhận lại càng nhiều.Ta tưởng rằng đại dương là lớn nhất nhưng ta đâu biết bầu trời còn lớn hơn và tình yêu thương còn lớn hơn bầu trời .Nó đẹp đẽ và chói lọi đén mức có thể chieus sáng cả trái đất .Và đôi khi ,hãy lắng nghe và thấu hiểu mọi người.Nó là cầu nối để tạo ra một mối quan hẹ bền vững.Nó không chỉ giúp ta hiểu mọi người hơn mà còn là cho ta hiểu chính mình ,đồng thời mở rộng lòng hơn

 

14 tháng 5 2021

Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát ngát núi cao". Nơi chúng tôi đang nói tới chính là thắng cảnh Tam Cốc ở Ninh Bình.

Xuôi dọc quốc lộ 1A, ta sẽ tới vùng đồi núi Tam Cốc - một thắng cảnh nằm trong quần thể khu di tích danh lam thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình. Tam Cốc là một hợp thể sông nước và núi đá vôi. Tam Cốc có hai đường thủy, bộ nhưng nhất nhất phải bơi thuyền mới ngắm được bên trong thạch động.

Chúng tôi bước chân xuống thuyền vào một ngày trời đẹp. Ở bên Tam Cốc có cơ man nào là thuyền. Cái nhỏ, cái to và có lẽ chẳng có khách du lịch nào lại nghĩ phải đếm xem có bao nhiêu chiếc. Con thuyền chở chúng tôi được chèo bởi một tay lái có nghề, nhiều tuổi. Dân chèo có nghề trên dòng Tam Cốc không phải chỉ là chèo giỏi, chèo nhanh, chèo cho khỏi va đạp vào con thuyền khác mà phải vừa chèo, vừa đưa du khách "đi du lịch". Ông lái của chúng tôi thư thái, bơi thuyền nhẹ ngược dòng sông. Vừa đi chúng tôi vừa được nghe ông giới thiệu bao hình ảnh trên những ngọn núi xa xa trước khi vào động. Đó là cảnh đá vọng phu, cảnh thầy trò Đường Tăng sang tìm kinh bên Tây Trúc, hay cảnh những ngọn "núi rồng" đang uốn khúc...

Thuyền chúng tôi tiến vào hang thứ nhất. Cảm giác đầu tiên là tối và mát lạnh. Đi giữa ngày hè mà chúng tôi còn cảm thấy rùng mình. Nhưng cảm giác ấy ngay lập tức bị quên đi chúng tôi bị hút hồn bởi muôn ngàn nhũ đá đang đua mình xuống nước. Đá ở Tam Cốc không nhiều màu như ở Phong Nha hay ở Vịnh Hạ Long. Đá ở đây nguyên sơ một màu trắng xám, thỉnh thoảng ở chỗ hơi đen đó ánh sáng trong lòng động hầu như rất yếu.

Hang thứ nhất qua nhanh một cảm giác ngân nga. Ai cũng trầm trồ vì chưa được ngồi thuyền ngắm nhũ đá bao giờ. Chúng tôi lại vượt qua mấy trăm mét nước để tiến vào "nhị cốc" hàng dài nhất của ... khu quần thể ấy. Vòng hang của nhị cốc thấp hơn. Ngay trước cửa là hình bầu mẹ, bên cạnh là nhiều nhũ đá nhỏ đang châu đầu về phía ấy như một đàn con. Mùa nước đang dâng cao, du khách có thể đứng lên chạm tay vào những nhũ đá đang con ươn ướt nước. So với động thứ nhất, động này quy mô mọi cái đều lớn hơn: khoang động rộng dài hơn, có nhiều nhũ đá đẹp hơn. Đặc biệt đã xuất hiện những nhũ đá trắng ngà hay màu bạch kim đang soi mình long lanh trong nước.

Động thứ ba ngắn nhưng không kém phần thú vị. Thạch động này như là một nốt nhấn kéo dài cảm giác ngân nga bất ngờ thú vị của hai động trước.

Tam Cốc còn có thêm một điều thú vị. Con suối ở đây là con đường độc đạo nên lúc quay ra chúng tôi lại được hưởng một dư vị khác. Bây giờ chúng tôi mới được chứng kiến sự khéo léo, linh hoạt và khỏe mạnh của các tay chèo nhất là lúc đi qua chỗ lòng sông hẹp. Hình như ông lái của chúng tôi giữ sức, đến bây giờ mới dũng mãnh vượt lên. Thuyền nhẹ băng bằng tiến lên phía trước nhưng lại thả mình trôi dọc dòng sông khi ra đến bãi ngoài.

Rời Tam Cốc vào lúc chiều đã muộn nhưng chúng tôi cảm giác còn lưu luyến lắm. Ở đây không có cái đẹp rực rỡ, cao sang nhưng đổi lại nó giản dị, trữ tình và đầy lãng mạn.

oki

14 tháng 5 2021

bài làm:Em đã đi Ninh Bình đâu?!?!?!

14 tháng 5 2021

thế kỉ IX hả ??

14 tháng 5 2021

Hiện nay, vấn đề về lồi sống, đạo đức của giới trẻ đang được cả xã hội quan tâm. Đất nước ta ngày càng hội nhập vào quốc tế và internet đang trở nên phổ biến. Thế nhưng, cùng với internet thì game online cũng phát triển nhanh chóng, dẫn đến một bộ phận học sinh vì mãi chơi mà xao lãng việc học tập và còn phạm phải những sai lầm khác.

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận người chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn người chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.


Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng, game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao lãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đã thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lí còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.

Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chuyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lí, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lí.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn. Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh. Xã hội phải tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao lãng học tập và cuộc sống.

Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao lãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.                                                   (Ngữ văn 8 – Tập hai) a.   Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.

                                                  (Ngữ văn 8 – Tập hai)

a.   Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

b.   Trong văn bản, tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì? (2,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

 Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau:

a.   Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

                          (Lão Hạc, Nam Cao)

b.   Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

                           (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

133
14 tháng 5 2021

vvhxsbxhyt

17 tháng 5 2021

câu 1

a Văn bản " bàn luận về phép học "của Nguyễn Thiếp

câu2

câu nghi vấn ý a : con người đáng kính bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư

chức năng : dùng để hỏi

câu nghi vấn ý b : Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không

chức năng :dùng để hỏi