K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà...

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

 tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...

Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương. Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào.

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà... từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ...


 

8 tháng 4 2021

 Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn . Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút.

8 tháng 4 2021

- Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.

+ Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hy vọng cho cháu con, cho mọi người.

+ Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

+ Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc…

Nguồn internet

8 tháng 4 2021

a, Lời dẫn trực tiếp: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Dấu hiệu để biết đây là lời dẫn trực tiếp là tác giả sử dụng dấu hai chấm và mở ngoặc kép để mở đầu lời đối thoại.

b, Lời dặn của bà không tuân thủ phương châm về chất. Người bà cố ý không tuân thủ phương châm về chất vì để cho người bố yên tâm công tác chiến đấu tại chiến khu. Bà không muốn bố lại lo lắng cho gia đình khi nghe những lời kể của người cháu. Bà cứ như vậy mà hy sinh âm thầm cho con cháu, là chỗ dựa cho cả gia đình.

c, Ông bà, bố mẹ là người thân của mỗi đứa trẻ trong mỗi gia đình Việt. Đầu tiên, họ có công sinh thành với mỗi người con người cháu như chúng ta. Ngày ta cất tiếng khóc chào đời, họ đã vô cùng sung sướng vì được chào đón một thiên thần mới trong gia đình bé nhỏ. Thứ hai, họ có công dưỡng dục và nuôi lớn chúng ta. Chúng ta lớn lên nhờ những câu hát ru của mẹ, nhờ những bài học làm người của ông bà bố mẹ. Có những trận đòi roi và mắng mỏ nghiêm khắc nhưng họ đều là vì muốn tốt cho chúng ta, để chúng ta không mắc vào những sai lầm ấy thêm một lần nào nữa. Cuối cùng, sau tất cả, họ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng ta, là nơi để chúng ta có sự động viên và bình an tìm về. Đằng sau mỗi thành công trên đường đời của chúng ta thì vẫn luôn có sự hy sinh của ông bà bố mẹ và những người thân yêu.

kick đúng nha

11 tháng 5 2021

1. Lời của bà vi phạm phương châm hội thoại về chất: dặn cháu nói không đúng sự thật.

2. Từ "nhà" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: ý nói mọi người và mọi việc trong nhà vẫn bình yên, tốt đẹp, không có gì bất ổn.

3. Hãy trình bày ngắn gọn cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên.

 Hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên:

- Đảm đang, chịu thương chịu khó, một mình bà quán xuyến việc nhà.

- Đối mặt với khó khăn, vất vả, bà vẫn "vững lòng", không lời than thở và giấu đi sự thực để các con ở nơi xa yên tâm công

=> Bà là người phụ nữ đảm đang, bản lĩnh, giàu đức hi sinh và có tình yêu thương vô bờ bến dành cho con, cháu. Bà là hậu phương vững chắc của gia đình trước những xa xôi cách trở và khó khăn, mất mát. Ở bà kết tinh những vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

11 tháng 5 2021

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là ẩn dụ và điệp ngữ.

- Tác dụng:

    + Ẩn dụ: ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, thắp sáng lên ý chí, hi vọng và nghị lực.

    + Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu.

21 tháng 9 2021

 - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là ẩn dụ và điệp ngữ.

    - Tác dụng:

    + Ẩn dụ: ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, thắp sáng lên ý chí, hi vọng và nghị lực.

    + Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu.

11 tháng 5 2021

a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.

b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.

c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".

21 tháng 9 2021

a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.

b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.

c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".

8 tháng 4 2021

Phân tích khổ thơ sau:

"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !"

8 tháng 4 2021

Hai khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa là sự tái hiện những hồi ức về người bà tần tảo của một thời tuổi thơ hiện hữu về trong tâm trí người cháu với những gian khó, vất vả. Hình ảnh người bà đã trở thành một phần ký ức trong cháu, là mảnh ghép trong tâm hồn cháu để rồi cho đến mãi sau này khi đã trưởng thành và phải sống xa nhà thì hồi ức về sự hy sinh của bà đã nhắc nhở người cháu không được quên những tận tụy và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

.........

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..."

Trong cuộc đời ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp thân thương. Ko chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của 2 bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ "Bếp lửa" của ông.

Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng Trái Đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhớ:
- Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?..."

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm của 2 bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp nơi nắng mưa 2 bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ ko bao giờ quên được vì đó chính là cội nguồn, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. "Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy ....."

Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó, bởi nơi đây đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.

8 tháng 4 2021

a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:

 “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

        Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

       - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”

b) Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ  tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng

15 tháng 4 2021

a, Chép tiếp 3 câu thơ còn lại

            ''Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm nhà

              Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

              Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

              Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?''

b, Những câu thơ vừa chép là lời tự bạch của người cháu nay đã trưởng thành, mong muốn gửi nỗi nhớ thuonwng về với bà.

8 tháng 4 2021

- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. 

11 tháng 5 2021

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”:

- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

8 tháng 4 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

-Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

-So sánh: mặt trời như hòn lửa:

è Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

-Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập

è Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

11 tháng 5 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

- So sánh: mặt trời như hòn lửa:

Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

- Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng… cài… sập

Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.