vi sao nhung tre em phai hoc hoc de lam gi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Vợ chồng nông dân kia sớm qua đời, để lại Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa, hằng ngày phải hái củi kiếm sống.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh không hề hay biết bụng dạ của Lí Thông nên chấp nhận. Không may cho Lí Thông là đến dịp y phải vào đền để cúng mạng cho chằn tinh. Lí Thông bèn lừa
Thạch Sanh đi thay mình. Không ngờ Thạch Sanh giết được chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với chốn cũ.
Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được con vua Thủy Tề vốn bị đại bàng bắt giam từ lâu. Thạch Sanh được xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề phong thưởng rất hậu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa sinh sống.
Công chúa trở về cung nhưng chẳng nói chẳng rằng, nhà vua càng buồn thảm. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy. Tiếng đàn đến tai công chúa, giúp nàng khỏi bệnh câm. Theo lời công chúa, nhà vua cho gọi Thạch Sanh. Gặp nhà vua, Thạch Sanh kể lại mọi việc. Nhà vua sai xử tử mẹ con Lí Thông nhưng Thạch Sanh tha bổng cho họ. Trên đường về, hai mẹ con độc ác bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.
Thạch Sanh trở thành phò mã. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh lại lấy đàn thần ra gảy làm cho quân giặc phải quy hàng. Thạch Sanh khao quân giặc một niêu cơm nhỏ nhưng chúng ăn không hết, chúng càng kính phục và chấp nhận rút quân về nước.
Thạch Sanh được nhà vua nhường cho ngôi báu.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai bỗng một hôm ghen tị với lão Miệng vì bọn họ cảm thấy ai cũng làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ riêng lão Miệng không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Họ quyết định để cho lão Miệng tự đi tìm lấy thức ăn.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn thấy mệt rã rời không ai chịu đựng được nữa... Đến ngày thứ bảy bác Tai là người nhận ra sai lầm, nghe theo lời bác cả bọn kéo nhau đến xin lỗi bác Miệng. Lão Miệng cũng đang ở trong tình trạng nhợt nhạt, cả bọn xúm vào chăm sóc. Chúng hiểu rằng lão Miệng cũng có công việc rất quan trọng, liên quan đến tất cả mọi người. Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng lại sống vui vẻ với nhau không ai ganh tị ai cả.
mặt trời của bắp là mang nghĩa gốc
mặt trởi của mẹ là mang nghĩa chuyển \(\Rightarrow\)đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ tài sản lớn nhất của người mẹ chình là người con yêu quý của mình : người con là mặt trời của mẹ
Gia đình anh trai em đã đi nước Đức làm ăn từ lâu và rất hiếm có dịp về thăm nhà. Có lẽ công việc bận rộn và điều kiện sống khó khăn nên anh chị không về được. Hôm nay, vừa đi học về đến đầu ngõ, em đã được bác bưu tá đi qua báo tin: “Cháu về nhanh lên, có quà của anh chị cháu gửi về đấy! Em sung sướng chạy vụt về nhà.
Lao vụt qua cửa nhà em hỏi mẹ dồn dập:
Mẹ, mẹ! Anh chị con gửi tin về hả mẹ? Quà của con đâu mẹ?
Mẹ em cười xòa nói rằng anh chị viết thư báo mọi việc bên ấy vẫn ổn. Công việc có nhiều điều thuận lợi hơn, anh chị phai ở lại ít lâu để phát triển, ổn định công việc rồi mới về được. Nói rồi mẹ mới cười đưa cho em gói quà anh chị gửi. Nhìn hộp quà màu hồng xinh xắn em hồi hộp quá! Không biết anh chị gửi quà gì cho em?
Lần vỏ cuối cùng của gói quà được bóc ra, bên trong hé lộ cuốn từ điển điện tử nhỏ gọn! Em nhảy cẫng lẻn, trong lòng vui sướng và hạnh phúc vô cùng! Cuốn kim từ điển này là món quà em mơ ước trong ngày sinh nhật tuổi mười ba. Hôm sinh nhật em, anh chị không về được nhưng có lẽ bố mẹ đã kể cho anh chị về mong muốn ấy của em. Em muốn có cuốn từ điển ấy để việc học ngoại ngữ được thuận lợi. Nhưng ngay trong giờ phút ấy, điều em quan tâm không phải chuyện học tiếng Anh mà niềm xúc động về tấm lòng của anh chị mình. Dù cách xa nhà hàng ngàn cây số nhưng anh chị vẫn dõi theo những ước mơ của em, vẫn quan tâm đến đời sống của những người thân tại quê nhà. Em biết, ở nơi xa ấy, điều kiện cuộc sống của anh chị còn rất nhiều khó khăn nhưng vượt qua những bộn bề, lo toan của cuộc sống tha hương, hai người vẫn hướng về đất nước, gia đình với tình cảm tha thiết. Nhìn cuốn kim từ điển hiện đại và rất có giá trị, em thầm hiểu rằng đằng sau nó còn có những điều thiêng liêng và giá trị hơn nữa - đó là tình yêu thương, công sức lao động của anh chị.
Em ôm cuốn từ điển vào lòng mỉm cười, nhìn thấy nó em như nhìn thấy hình ảnh của những người thân và cảm nhận thấm thía tình yêu thương của những người mình yêu quý. Em sẽ học thật giỏi để xứng đáng với tấm lòng yêu quý mà mọi người đã dành cho em.
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
Khi Thầy Về Nghỉ Hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Trong cuộc sống của chúng ta, có những khoảnh khắc, những câu chuyện, những kỷ niệm khó quên. Đó có thể là chuyện vui, chuyện buồn, ân hận hay vui thích...
Và, những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 sẽ giúp chúng ta ôn lại những câu chuyện cũ đã qua trong cuộc sống.
Dưới đây là những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 mà chúng tôi đã sưu tầm để các em tham khảo:
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi. Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không. Tôi cũng đã từng chưa học bài. Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận, xấu hổ và cũng làm cho thầy cô, ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 - Ảnh minh họa
Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp. Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ. Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình. Chơi chán, tôi nghĩ: "Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi! "Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc. Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn. Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy. Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi. Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ. Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật. Tôi mở sách ra học. Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này. Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà. Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng.
"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên. Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch. Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai. Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:
-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!
Sau khi nghe cô nói, tôi rất hoang mang và lo sợ. Cô bắt đầu chép đề lên bảng. Các bạn cặm cụi làm bài. Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài. Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.
Rồi ngày hôm sau, cô trả bài, tôi bị điểm 2. Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ được mỗi 2. Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi. Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng. Cô hỏi:
- Con đã ôn bài cũ chưa?
Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô. Tôi lấy hết can đảm trả lời:
- Dạ,con chưa học bài!
Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi. Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà. Cô lại ân cần:
- Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?
Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận. Hai chữ"lớp trưởng "Sao xa vời quá! Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ: con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...
Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe .Nét mặt cô thoáng buồn! Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ! Cô nói với tôi:
- Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!
Tôi trả lời:
- Con cảm ơn cô ạ. Con hứa sẽ chăm chỉ hơn
Cô mỉm cười:
- Lần sau cô gỡ điểm con nhé!
Tôi"vâng ạ" tôi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo. Đứng ngoài cửa ,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào. Tôi buồn bã bước vào nhà. Mẹ niềm nở ra đón:
- Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?
Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm, nói:
- Dạ, con bị điểm 2 ạ!
Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình! Mẹ hỏi:
- Vì sao con lại bị điểm kém vậy?
Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:
- Dạ,do con mải chơi. Con xin lỗi mẹ ạ!
Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm! Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi - Tôi nghĩ. Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:
- Thôi, lần sau con gỡ điểm nhé!
Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!
Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ. Sau sự việc này, tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn. Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài. Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận. Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi, thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu, vừa học giỏi như tôi. Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lần nữa.
Người phụ nữ đảm đang là phải biết chăm sóc chồng con,nấu ăn ngon,vui vẻ và tâm lý
Mặc dù đã lên lớp 6 nhưng tôi không quên được lần mắc lỗi hồi lớp 3. Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, tôi thấy vô cùng ân hận.
Hồi lớp 3, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ, luôn làm đầy đủ bài tập thầy cô giao, luôn thuộc những đoạn thơ văn hay trong sách mà thầy cô bảo. Bài kiểm tra văn và toán, tôi luôn đạt chín hoặc mười. Những lúc thầy cô gọi báo điểm, tôi luôn hãnh diện đáp rõ to những điểm chín, điểm mười của mình. Tôi tự hào về bàn thân tôi. Các bạn lớp tôi cũng tự hào về tôi. Các bạn luôn yêu quý và noi gương tôi. Nhưng rồi tôi đã làm các bạn thất vọng.
Đó là tôi thứ hai. Cứ nghĩ mình đã giỏi nên tôi chủ quan, không học thuộc bài thơ cô giáo giao. Sáng hôm sau, tôi đến lớp với bộ mặt vui vẻ, không gợn chút lo âu vì nghĩ cô sẽ không gọi mình đọc bài. Tôi ung dung nhìn qua cửa sổ, ngắm những vệt nắng ban mai, lắng nghe tiếng chim hót trên cây, mặc cho xung quanh các bạn đang cô ôn lại bài lần cuối. Trống báo vào lớp vang lên. Cô giáo cầm một tập giấy kiểm tra trên tay, thông báo với cả lớp kiểm tra 15 phút bài thơ cũ. Một thoáng lo lắng chạy qua trong tôi. Tôi ngồi ngẩn người ra vì không thuộc tí nào. Cô bạn bên cạnh nhắc tôi nhanh lên kẻo hết giờ. Tôi cắn bút, suy nghĩ xem mình sẽ thế nào nếu bị điểm kém? Sẽ nói với bố mẹ như thế nào?… Một loạt các câu hỏi xuất hiện trong tôi, tôi không thể nghĩ được gì cho bài kiểm tra. Cô giáo bắt đầu nhắc các tổ trưởng thu bài. Tôi nộp bài với phần bài làm để trắng. Cô giáo ra khỏi lớp. Các bạn bàn tán về bài kiểm tra. Còn tôi? Tôi có gì đâu để mà bàn với tán. Tôi thấy sợ. Cả buổi học hôm đó, tôi luôn bị các thầy cô giáo nhắc vì không tập trung nghe giảng. Về nhà, tôi không dám kể với bố mẹ.
Đã đến ngày cô trả bài. Vừa nhận bài từ tay bạn tổ trưởng, tôi như tụt xuồng hố sâu. Tôi bị "zero" vì "không học bài" (cô phê thế). Khi cô lấy điếm vào sổ, vì không muốn xấu hổ với các bạn, tôi đọc 8,5. Tôi nghĩ đơn giản cô sẽ không nhớ và không xem lại bài. Về nhà, tôi cũng thông báo với bố mẹ điểm 8,5. Một tuần trôi qua, không thấy cô nói gì, tôi chắc mẩm mình đã thoát. Bỗng một hôm, cô báo đưa cô tất cả các bài kiểm tra văn của tôi. Xem xong, cô gọi tôi lên hỏi về bài kiểm tra tuần trước. Tôi đành phải nói hết sự thật và xin lỗi cô. Cô gọi điện thông báo cho bố mẹ tôi. Trên đường về, tôi vừa lo sợ vừa ân hận. Thê nào cũng bị bố mẹ mắng, nhưng không, về đến nhà, mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: "Lần sau con đừng như thế nhé!". Tôi xin lỗi mẹ và hứa sẽ nghe lời mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn xấu hổ mỗi khi nghĩ tới chuyên đó.
Tôi mong mọi người hãy tha lỗi cho tôi. Các bạn cũng đừng bao mắc lỗi như tôi nhé.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
Sẽ có rất nhiều người băn khoăn, tại sao chúng ta phải đi học ?
Chúng ta đi học để làm gì ?
Những kiến thức ở nhà trường có phải lúc nào cũng dùng đến đâu ?
Có khi nào đi làm người ta hỏi giải phương trình bậc 2 đâu mà học ?
Có nhiều người có học hành gì đâu tại sao người ta vẫn giàu có và thành đạt ?
Hãy thử hỏi cha mẹ, tại những câu như vậy, và câu trả lời thường là :
- Không đi học thì con làm được trò trống gì.
- Hay sao mày lại có những suy nghĩ vớ vẩn như thế, trẻ thì phải lo mà học đi không suy nghĩ linh tinh.
- Không đi học thì ở nhà làm ruộng nhé.
- Đi học sau này cố gắng đi làm để có một cuộc sống ổn định.
- Hay học để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, sánh vai cùng cường quốc năm châu (xa vời quá).
Thường là những câu trả lời như vậy khiến ta không phục nhưng mà rốt cục lại ta vẫn phải đi học. Và trong đầu thi thoảng vẫn lăn tăn. Mình đi học làm cái gì nhỉ ? Những cái bằng tốt nghiệp có ý nghĩa gì đối với cuộc đời mình ? Trong khi thời buổi này bằng cũng cần thật, nhưng người ta cũng bắt đầu cần đến năng lực thật sự không quá coi trọng bằng cấp.
Vậy tại sao người ta vẫn phải đi học :
Học để thưởng thức cuộc sống. Cuộc sống ngày càng phát triển, kiến thức thường thức ngày càng nhiều, quá trình học dưới ghế nhà trường chính là điều kiện rất tốt để bạn hiểu biết rất nhiều cuộc sống. Môi trường học sinh, sinh viên là nơi ta giao lưu rất tốt để có thể biết được nhiều hơn, học nhiều hơn. Nó hiệu quả hơn rất nhiều so với bạn nghiên cứu qua sách báo, Internet, hay đài báo tivi.
Học để rèn luyện trí não : Tại sao chúng ta phải làm bài tập, tại sao thầy giáo hay đưa ra các bài toán khó, ngoài đời chả ai gặp nhau bằng cách : " Hello, phương trình bậc 2 này có mấy nghiệm cả" :)). Đó thật ra là cách thức để rèn luyện trí não, tập nhớ, tập tìm phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu bạn tư duy theo cách này thì việc học tập sẽ đỡ nhàm chán hơn rất nhiều.
Học để được xã hội công nhận. Lại nói về bằng cấp, tại sao chúng ta lại nể những người có học vị cao? Tất nhiên người ta có thể có học vị cao không phải bằng con đường học hành, nhưng những người có học vị cao xứng đáng được xã hội nể trọng bởi những cố gắng của họ. Còn những người không phải đi bằng con đường học hành thì sẽ bị khinh bỉ. Bởi vì bằng cấp là một chứng nhận cho chúng ta vì những cố gắng của bản thân ta trong quá trình rèn luyện, nó đánh dấu những mốc lớn của cuộc đời. Nó thể hiện, ghi lại những cố gắng, phấn đấu, nghị lực của chúng ta. Đừng ai nói với tôi rằng không hề tự hào khi cầm trong tay một tấm bằng khen vì thành tích xuất sắc trong học tập, kể cả bạn mua nó bằng tiền.
Học để sống lâu hơn. Chúng ta được như ngày nay vượt xa tổ tiên cũng chúng ta là nhờ có lao động trí tuệ. Thực tế cho thấy những người lao động trí tuệ thường xuyên có tuổi thọ cao hơn những người lao động chân tay.
Điều cuối cùng, học để biết rằng ta phải học rất nhiều. Học dưới mái trường xong cũng mới chỉ là sự khởi đầu của quá trình học tập, tất cả các vấn đề chỉ mới ở dạng gợi mở. Chúng ta còn phải cố gắng trong suốt cả cuộc đời. Có những kiến thức chúng ngày nay có được như một sự tất nhiên thì đã có người vì nó mà hi sinh cả tính mạng của mình. Hãy trân trọng những kiến thức đó. Hãy cố gắng học thật nhiều để biết rằng ta vẫn là con ếch ngồi trong đáy giếng, trừ khi bạn chấp nhận ngồi trong đáy giếng không bao giờ đi ra ngoài
học để biết và mở rộng kiến thức của mình