nói về một lần bạn đã nói dối bố mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tất nhiên không phải mọi đứa trẻ đều có ý nghĩ như tôi nhưng tôi tin rằng phần đông các bạn trẻ cùng trang lứa sẽ đồng cảm với những gì tôi đang nói đến.
Điều đầu tiên, mọi đứa trẻ đều muốn được sự khuyến khích cho những thứ chúng tôi đang cố gắng để đạt được. Tất nhiên ở mỗi gia đình, mỗi cha mẹ sẽ có một cách riêng để khuyến khích con mình. Ví dụ, mỗi lần tôi khoe kết quả tốt ở trường ba mẹ tôi thường khích lệ tôi bằng những lời khen, ba mẹ thường ôm hôn tôi. Những nụ cười thật tươi của họ khiến tôi tự hào về bản thân mình. Nhưng đôi khi họ cũng hay nói đùa và những câu đùa đó có thể làm cho tôi cảm thấy tổn thương. Đối với một vài đứa trẻ, những câu nói đùa sẽ luôn luôn là những câu nói đùa nhưng cũng có những đứa trẻ sẽ cảm thấy tệ vì họ không nghĩ người lớn đang đùa. Ví dụ như khi tôi học lớp năm, tôi đã bị cả nhà cười nhạo khi tôi khoe đạt 100/100 điểm cho một bài kiểm tra quá đơn giản. Bình thường, tôi cũng không mấy quan tâm vì tôi biết họ chỉ đùa thôi nhưng hôm đó tôi vừa trải qua một ngày không vui, những lời nói đùa không đúng đã làm tôi tức giận và buồn bã. Tôi mong rằng cha mẹ có thể biết lúc nào trẻ con chúng tôi cảm thấy ổn khi cha mẹ đùa.
Điều thứ hai, hãy lắng nghe tiếng nói của con trẻ. Tôi rất may mắn khi có được một người mẹ luôn lắng nghe những gì tôi nói và chỉ bảo cho tôi biết điều gì đúng, điều gì sai. Nhưng tôi biết rằng có nhiều bố mẹ chẳng mấy khi dành thời gian lắng nghe con mình để hiểu chúng nghĩ gì, muốn gì. Tuy rằng chúng tôi còn bé nhưng xin cha mẹ hãy nghe những lời chúng tôi nói. Lắng nghe những gì chúng tôi nói có thể giúp chúng tôi hiểu rằng mình được quan tâm, được yêu thương, chia sẻ.
|
Lắng nghe trẻ con không chỉ tốt cho trẻ mà các bậc cha mẹ cũng có cơ hội học được những điều mới mẻ mà các vị chưa bao giờ biết tới. Tôi nhớ có lần tôi kể cho mẹ tôi nghe một cách giải phương trình, mẹ tôi bảo mẹ chưa bao giờ được học điều này khi còn ở trường. Tôi thường cảm thấy sung sướng và hãnh diện khi dạy được mẹ tôi một điều gì mới. Lắng nghe chúng tôi chỉ mang lợi ích cho mọi người thì tại sao lại không nghe?
Điều thứ ba, đừng kiểm soát trẻ con quá khắt khe cũng đừng quá nuông chiều. Nhiều cha mẹ có cách suy nghĩ rất lạ. Họ nghĩ rằng khi họ cho con của họ ít tự do hơn thì họ có thể kiểm soát được con của họ tốt hơn. Nhưng tôi muốn nói với những bậc cha mẹ có lối nghĩ như vậy rằng trẻ con muốn sự tự do của họ. Không có sự tự do riêng nhất định sẽ làm chúng tôi bức bối, gò bó và rất dễ dẫn đến nổi loạn. Ngược lại. nhiều cha mẹ lại quá nuông chiều con cái (hoặc chỉ muốn rảnh tay, giao cho con ipad, iphone là xong) để chúng hoàn toàn tự do với thế giới internet, với các trò chơi trên mạng mà không để ý xem liệu những trang web con mình xem có phù hợp không, những trò chơi chúng chơi có độc hại không… Ngoài ra, cũng do được nuông chiều mà có nhiều bạn trẻ mười mấy tuổi, có khi học tới đại học còn chưa biết nấu ăn, chưa biết làm việc nhà.
Tôi giống như bao đứa trẻ khác, muốn được vui vẻ chơi suốt ngày và tất nhiên tôi cũng muốn được làm tất cả mọi thứ theo ý mình thích. Tôi biết rằng chẳng ai có thể có được tất cả mọi thứ và càng lớn lên tôi càng quen với suy nghĩ đó. Nhưng mẹ tôi lại chọn để cho tôi có tất cả sự tự do tôi muốn nhưng không biến tôi trở thành một đứa bé được nuông chiều quá mức. Và điều đó đi chung với việc mẹ tôi biết khi nào cần dừng lại. Tôi được tự do những điều mình thích như nghe nhạc, nhảy nhót, xem youtube, chơi games, đọc truyện, chụp ảnh, đi xem phim hay đi chơi với đám bạn… như là phần thưởng cho việc tôi hoàn thành bài tập, làm tốt mọi việc của tôi trong nhà như rửa bát, hút bụi, dọn dẹp nhà, đổ rác, phơi quần áo, gấp quần áo...
Điều thứ tư, tôi mong tất cả các ông bố bà mẹ trên đời này nếu vào một ngày xấu trời nào đó các vị gặp chuyện không vui bên ngoài như tắc đường, lỡ cuộc họp quan trọng, ra một quyết định sai lầm hay đơn giản chỉ là tâm trạng không tốt thì làm ơn xin đừng trút những bực dọc đó lên đầu chúng tôi. Ai mà chẳng từng mắc lỗi, kể cả cha mẹ. Vậy nên hãy nhẹ lòng tha thứ cho mình hoặc sửa lỗi, nếu có thể, chứ đừng vô cớ mắng mỏ quát nạt chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất khó hiểu khi vô cớ bị trách mắng, xin đừng đặt gánh nặng lên vai chúng tôi.
Một vài lời chia sẽ với các bậc cha mẹ và mong rằng quý vị sẽ đọc và hiểu hơn những mong muốn của trẻ con chúng tôi.T
ất nhiên không phải mọi đứa trẻ đều có ý nghĩ như tôi nhưng tôi tin rằng phần đông các bạn trẻ cùng trang lứa sẽ đồng cảm với những gì tôi đang nói đến.
Điều đầu tiên, mọi đứa trẻ đều muốn được sự khuyến khích cho những thứ chúng tôi đang cố gắng để đạt được. Tất nhiên ở mỗi gia đình, mỗi cha mẹ sẽ có một cách riêng để khuyến khích con mình. Ví dụ, mỗi lần tôi khoe kết quả tốt ở trường ba mẹ tôi thường khích lệ tôi bằng những lời khen, ba mẹ thường ôm hôn tôi. Những nụ cười thật tươi của họ khiến tôi tự hào về bản thân mình. Nhưng đôi khi họ cũng hay nói đùa và những câu đùa đó có thể làm cho tôi cảm thấy tổn thương. Đối với một vài đứa trẻ, những câu nói đùa sẽ luôn luôn là những câu nói đùa nhưng cũng có những đứa trẻ sẽ cảm thấy tệ vì họ không nghĩ người lớn đang đùa. Ví dụ như khi tôi học lớp năm, tôi đã bị cả nhà cười nhạo khi tôi khoe đạt 100/100 điểm cho một bài kiểm tra quá đơn giản. Bình thường, tôi cũng không mấy quan tâm vì tôi biết họ chỉ đùa thôi nhưng hôm đó tôi vừa trải qua một ngày không vui, những lời nói đùa không đúng đã làm tôi tức giận và buồn bã. Tôi mong rằng cha mẹ có thể biết lúc nào trẻ con chúng tôi cảm thấy ổn khi cha mẹ đùa.
Điều thứ hai, hãy lắng nghe tiếng nói của con trẻ. Tôi rất may mắn khi có được một người mẹ luôn lắng nghe những gì tôi nói và chỉ bảo cho tôi biết điều gì đúng, điều gì sai. Nhưng tôi biết rằng có nhiều bố mẹ chẳng mấy khi dành thời gian lắng nghe con mình để hiểu chúng nghĩ gì, muốn gì. Tuy rằng chúng tôi còn bé nhưng xin cha mẹ hãy nghe những lời chúng tôi nói. Lắng nghe những gì chúng tôi nói có thể giúp chúng tôi hiểu rằng mình được quan tâm, được yêu thương, chia sẻ.
|
Lắng nghe trẻ con không chỉ tốt cho trẻ mà các bậc cha mẹ cũng có cơ hội học được những điều mới mẻ mà các vị chưa bao giờ biết tới. Tôi nhớ có lần tôi kể cho mẹ tôi nghe một cách giải phương trình, mẹ tôi bảo mẹ chưa bao giờ được học điều này khi còn ở trường. Tôi thường cảm thấy sung sướng và hãnh diện khi dạy được mẹ tôi một điều gì mới. Lắng nghe chúng tôi chỉ mang lợi ích cho mọi người thì tại sao lại không nghe?
Điều thứ ba, đừng kiểm soát trẻ con quá khắt khe cũng đừng quá nuông chiều. Nhiều cha mẹ có cách suy nghĩ rất lạ. Họ nghĩ rằng khi họ cho con của họ ít tự do hơn thì họ có thể kiểm soát được con của họ tốt hơn. Nhưng tôi muốn nói với những bậc cha mẹ có lối nghĩ như vậy rằng trẻ con muốn sự tự do của họ. Không có sự tự do riêng nhất định sẽ làm chúng tôi bức bối, gò bó và rất dễ dẫn đến nổi loạn. Ngược lại. nhiều cha mẹ lại quá nuông chiều con cái (hoặc chỉ muốn rảnh tay, giao cho con ipad, iphone là xong) để chúng hoàn toàn tự do với thế giới internet, với các trò chơi trên mạng mà không để ý xem liệu những trang web con mình xem có phù hợp không, những trò chơi chúng chơi có độc hại không… Ngoài ra, cũng do được nuông chiều mà có nhiều bạn trẻ mười mấy tuổi, có khi học tới đại học còn chưa biết nấu ăn, chưa biết làm việc nhà.
Tôi giống như bao đứa trẻ khác, muốn được vui vẻ chơi suốt ngày và tất nhiên tôi cũng muốn được làm tất cả mọi thứ theo ý mình thích. Tôi biết rằng chẳng ai có thể có được tất cả mọi thứ và càng lớn lên tôi càng quen với suy nghĩ đó. Nhưng mẹ tôi lại chọn để cho tôi có tất cả sự tự do tôi muốn nhưng không biến tôi trở thành một đứa bé được nuông chiều quá mức. Và điều đó đi chung với việc mẹ tôi biết khi nào cần dừng lại. Tôi được tự do những điều mình thích như nghe nhạc, nhảy nhót, xem youtube, chơi games, đọc truyện, chụp ảnh, đi xem phim hay đi chơi với đám bạn… như là phần thưởng cho việc tôi hoàn thành bài tập, làm tốt mọi việc của tôi trong nhà như rửa bát, hút bụi, dọn dẹp nhà, đổ rác, phơi quần áo, gấp quần áo...
Điều thứ tư, tôi mong tất cả các ông bố bà mẹ trên đời này nếu vào một ngày xấu trời nào đó các vị gặp chuyện không vui bên ngoài như tắc đường, lỡ cuộc họp quan trọng, ra một quyết định sai lầm hay đơn giản chỉ là tâm trạng không tốt thì làm ơn xin đừng trút những bực dọc đó lên đầu chúng tôi. Ai mà chẳng từng mắc lỗi, kể cả cha mẹ. Vậy nên hãy nhẹ lòng tha thứ cho mình hoặc sửa lỗi, nếu có thể, chứ đừng vô cớ mắng mỏ quát nạt chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất khó hiểu khi vô cớ bị trách mắng, xin đừng đặt gánh nặng lên vai chúng tôi.
Một vài lời chia sẽ với các bậc cha mẹ và mong rằng quý vị sẽ đọc và hiểu hơn những mong muốn của trẻ con chúng tôi.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Mk chịu
Nhưng mấy ngày trc mk có thấy nick đó on
Vs lại , mk ko có kb vs nick đó
đánh nhau là thể loại trò chơi ko xưa nhưng rất hot và có rất nhiều vụ hay cực luôn
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây:nếu là diều to bạn phải có daay to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; sáo(chỉ để lắp cho diều to)
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người….Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất, và mời bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây:
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bịhai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Trong cuộc sống ai cũng cần có một vài người bạn. Tình bạn không xuất phát từ một người mà xuất phát từ sự chân thành , thông cảm. Những điều đơn giản đó đã tạo nên một tình bạn đẹp. Mỗi con người đều cảm thấy mình cô đơn nhưng nếu như có thêm một người bạn bên cạnh thì sẽ có người chia sẻ với mình an ủi mình những lúc mình cần đến họ. Cũng thật tồi tệ nếu như có một người mà bạn mà mình luôn luôn coi người đó là bạn và sẻ chia những điều mình gặp phải nhưng họ có thể đem những điều mình chia sẻ đó ra làm trò cười của mọi người. Thì nơi đó chưa hẳn là bạn của mình và tình bạn cũng sẽ không bền vững. Và chúng ta cần nhớ rằng Không nên gọi một người là bạn mà luôn luôn đề phòng họ. Rất khó để có một tình bạn chân thành nhưng để chúng ta đã có một người bạn như thế thì hãy nắm vững lấy tình bạn đó và đừng bao giờ làm người bạn của mình thất vọng. Tình Bạn Là Vô Giá không có gì mua được chỉ cần một người bạn chân thành là đủ .
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
!-->
Cảm nghĩ của em về tình bạn
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12,
Bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Một lần, mẹ sai em đem một gói quà sang nhà bác Hà ở đầu ngõ. Nhà em ở cuối ngõ, lại ngại đi bộ nên em dắt xe đạp ra. Sau khi trao tận tay bác gói quà, em vui vẻ chào bác rồi ra về. Đường hơi tối, lại không có đèn nên em rất sợ. Xung quanh các bụi rậm mọc nhiều, ve kêu ra rả làm em sợ hơn. Bỗng một cái bóng trắng vụt ra một bụi cây và bám theo xe em. Em hơi chao đảo tay lái, suýt ngã. Em càng cố đạp nhanh, cái bóng trắng ấy lại càng đuổi theo rất sát. Mồ hôi túa ra ướt hết áo.
Em phải mất mười lăm phút mới về tới nơi, vì đường hơi xa và cũng vì sợ nữa. Em xuống xem. Tự nhiên, cái bóng trắng không thấy đâu nữa. Em chỉ thấy con Mi lu nhà bác Liên bên cạnh vẫy đuôi mừng rỡ đằng sau xe.
Em chợt hiểu ra: Con Mi lu đi chơi, thấy em phóng xe qua, nó liền bám theo để về nhà. Lông nó trắng, lại thêm bóng đen của cây cối nên em tưởng nhầm là ma. Em mắng yêu:
- Mi lu! Mày làm tao sợ hết cả hồn. Từ sau, đừng có đi chơi vào buổi tối nữa nhé!
- Con cún nhỏ dụi đầu vào chân em rồi chạy về nhà. Sau lần ấy, em bị cả nhà cười vì tính nhát gan. Tuy bây giờ em không còn nhút nhát nữa, nhưng biệt danh Thỏ đế vẫn còn mãi với em.