Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cậu tham khảo nhé ; https://olm.vn/hoi-dap/detail/251756248092.html
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
Theo mik, Là biện pháp nhân hóa vì câu "Ngày Huế đổ máu"
Tác dụng khiến câu hay hơn
là biện pháp hoán dụ.
Biện pháp ấy có tác dụng làm câu văn trở nên sinh động và nêu rõ nội dung khổ thơ muốn truyền đạt.
Ở trường, em được học nhiều môn học khác nhau. Môn nào cũng hay và có nét thú vị riêng. Nhưng em thích nhất vẫn là môn tiếng anh. Không chỉ bởi đó là một môn học tuyệt vời, mà quan trọng hơn, bơi người giáo viên dạy môn học này là một cô giáo rất tài năng và nhiệt huyết. Đó chính là cô Tú Mai.
Cô Tú Mai là một giáo viên trẻ, năm nay cô mới khoảng 26 tuổi. Thế nhưng trông cô vẫn rất chín chắn, chẳng thua kém cô giáo lâu năm nào cả. Bình thường, cô mặc những bộ trang phục rất nghiêm túc theo kiểu công sở, và để mái tóc đen dài đến giữa lưng. Trông thật xinh đẹp. Khuôn mặt cô hơi tròn, với nước da trắng ngần. Đôi mắt cô đen láy, trong như nước hồ mùa thu. Mỗi khi cô nhìn chăm chú vào ai, bạn học trò ấy sẽ ngay lập túc trở nên ngoan ngoãn và trung thực.
Điều khiến em thực sự yêu mến và kính trọng cô Mai, chính là sự nhiệt tình trong giảng dạy của cô. Suốt cả năm học, chẳng bao giờ cô đến trễ hay cho nghỉ sớm. Chuông bắt đầu vào tiết, là cô xuất hiện. Theo một thông lệ quen thuộc, cứ vào mười phút đầu tiết, cô sẽ kiểm tra bài tập đã giao ở tiết trước, bằng việc gọi bất kì hai bạn lên bảng trả bài. Nếu hôm nào có câu khó, cả lớp đều thắc mắc,c ô sẽ hướng dẫn chi tiết và cẩn thận. Trong tiết học, cô giảng bài rất kĩ và chi tiết, bất kì phần nào cô cũng nói tỉ mỉ từng chút một. Nếu phần nào, có bạn nào chưa hiểu, cô sẽ giảng lại ngay, đến khi tất cả đều hiểu mới thôi. Khi dạy học, đôi mắt cô ánh lên tia sáng của trí thức, của tình yêu thương. Ánh mắt ấy truyền cho chúng em niềm tin và đam mê học tập. Tiết học nào, cô cũng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Cô luôn cố gắng dành thời gian để chúng em được nói. Khi có bạn nào phát âm sai hoặc nhầm ngữ pháp là cô sửa ngay, dù chỉ là lỗi nhỏ cũng vậy. Vì cô bảo, nếu lỗi nhỏ mà không sửa thì lỗi lớn cũng không thể sửa được. Dù chúng em là những đứa nhỏ, nói bập bẹ được ít từ, thường sai những lỗi ngớ ngẩn, nhưng cô chẳng bao giờ cáu gắt hay mất kiên nhẫn. Khi chúng em nói, chúng em viết, cô chăm chú nhìn và lắng nghe. Những lúc ấy, trông cô thật nghiêm túc.
Những tiết học tiếng anh hăng say và hết mình cùng cô Tú Mai ấy đã giúp cho em rất nhiều điều. Về tính cẩn thận, về sự chăm chỉ và cố gắng hết mình. Từ khi được học với cô, em tiến bộ rõ rệt. Thật hạnh phúc khi em được là học trò của cô.
Ca dao, tục ngữ là những lời khuyên quý giá dành cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.
Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.
Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.
Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.
Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.
Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.
Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.
Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.
Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu
có ở trong sách rồi